Bạn có ý nghĩ chia tay nhưng vẫn chưa thật sự dứt khoát? Hãy cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định chia tay, đừng làm mình làm mẩy để rồi sau đó chính bạn lại níu kéo người ấy quay lại nhé!
Theo một cuộc nghiên cứu, chất lượng cuộc sống của phụ nữ giảm 73% sau một năm ly hôn, trong khi đó đối với đàn ông là 42%. Đó là lý do tại sao mà các nhà tâm lý học không khuyến khích việc đưa ra quyết định chia tay ngay tập lức, dù bạn có muốn rời khỏi đối phương như thế nào đi chăng nữa. Vì thế, hãy tự hỏi bản thân một vài câu hỏi dưới đây và cân nhắc cẩn thận trước khi quyết định chia tay.
1. Mối quan hệ có giúp bạn trở nên tốt đẹp hơn?
Đây là câu hỏi đầu tiên để xác định liệu bạn có được là phiên bản tốt nhất của chính mình khi yêu đối phương không. Trong một mối quan hệ tốt, đối phương sẽ ủng hộ, khuyến khích bạn theo đuổi mục tiêu mình muốn. Ngoài ra, họ cũng tạo cơ hội cho bạn tự phát triển bản thân và luôn động viên bạn khám phá những sở thích mới. Vấn đề ở đây là bạn cần vượt qua cảm giác bất an khi yêu chính là lý do khiến bạn nản lòng và dẫn đến ý nghĩ chia tay.
Nếu bạn cảm thấy đối phương đang cố kìm hãm và cản trở bạn trong việc phát triển bản thân, điều này sẽ là cơ sở quan trọng để bạn dứt khoát hơn trước khi quyết định chia tay. Lúc này đây, việc duy trì mối quan hệ chỉ khiến cho sự bất mãn của bạn tăng dần theo thời gian và dẫn đến những hậu quả tiêu cực khác.
2. Bạn và người ấy có dự định gì trong tương lai?
Trước khi quyết định chia tay, bạn suy nghĩ xem cả hai đã từng lên kế hoạch cho tương lai như thế nào. Nếu bạn muốn sống vui vẻ với những chuyến du lịch và tiệc tùng, trong khi đối phương lại là một người hướng nội chỉ thích ở trong nhà thì điều này có thể dẫn đến sự xung đột trong mối quan hệ.
Những kế hoạch về gia đình và sự nghiệp cũng không kém phần quan trọng. Sẽ rất tốt nếu bạn muốn xây dựng sự nghiệp thành công trước khi có kế hoạch sinh em bé và người ấy cũng ủng hộ bạn. Vì những dự định, quan điểm chung sẽ hạn chế phát sinh mâu thuẫn gay gắt giữa cả hai.
3. Bạn có thể chia sẻ mọi buồn vui với đối phương?
Tất cả chúng ta đều có những mối quan tâm và trách nhiệm riêng bên ngoài mối quan hệ, nhưng không phải chuyện gì cũng nhận được sự thấu hiểu từ đối phương. Do đó, bạn nên cân nhắc xem người ấy có thể trở thành một người bạn đời chia sẻ mọi buồn vui với mình hay không vì đây cũng là một trong những dấu hiệu tình yêu lâu bền.
Nếu bạn cảm thấy bản thân luôn chiếm vị trí số hai trong lòng người ấy hoặc họ không quan tâm đến cuộc sống của bạn, trong khi bạn lại xem trọng và yêu anh ấy nhiều hơn, điều này chứng tỏ rằng mối quan hệ không nên duy trì lâu hơn nữa.
4. Bạn thường cảm thấy bình yên hay thất vọng?
Câu hỏi này sẽ giúp bạn nhìn nhận lại mối quan hệ của mình một cách rõ ràng trước khi quyết định chia tay. Bất kỳ mối quan hệ nào đôi khi cũng xảy ra một vài vấn đề nhỏ nhặt, nhưng nếu sau đó bạn vẫn cảm thấy bình yên và ấm áp khi bên cạnh người ấy thì đây là một dấu hiệu tốt.
Tuy nhiên, nếu ngay cả khi giữa cả hai không hề xảy ra bất kỳ vấn đề nào, nhưng bạn lại cảm thấy buồn chán và thất vọng với đối phương, thì đây là một dấu hiệu tiêu cực mà bạn không nên bỏ qua.
5. Hai bạn có cùng nhau giải quyết vấn đề không?
Bất kỳ mối quan hệ nào cũng dễ đổ vỡ khi ai cũng xem trọng cái tôi cá nhân của mình nhiều hơn tình yêu mà cả hai đang xây đắp. Vì tính cách của hai người là hoàn toàn khác nhau, quan điểm của bạn và người ấy không phải lúc nào cũng trùng khớp. Nếu đối phương luôn cùng bạn tìm cách giải quyết vấn đề và sẵn sàng tha thứ khi cả hai đang xung đột thay vì đôi co “ai đúng, ai sai” thì bạn rất may mắn đấy!
Còn trường hợp bạn cảm thấy bản thân thường phải hy sinh rất nhiều thứ vì lợi ích của đối phương, đây là một dấu hiệu xấu cho thấy rằng mối quan hệ của bạn không thể tiến xa hơn được nữa. Vì thế, bạn hãy chuẩn bị tâm lý thật vững vàng trước khi quyết định chia tay nhé.
6. Tại sao bạn muốn chia tay với đối phương?
Một trong những điều lầm tưởng về tình yêu đó là những cặp đôi hạnh phúc không bao giờ cãi nhau. Thực tế, chính những trận cãi nhau ấy lại là “lửa thử vàng’ để tình cảm của cả hai bền chặt hơn và bạn cần tìm ra lý do thật sự chứ không nên dựa trên cảm xúc tổn thương nhất thời. Việc tìm ra lý do chia tay là điều không hề dễ dàng chút nào khi cảm xúc của bạn đang bất ổn và có thể bạn sẽ càng cảm thấy khó xử hơn nữa khi phải mở lời với đối phương.
Tuy nhiên, tốt hơn hết là bạn nên xác định lại nguyên nhân dẫn đến tình trạng của bản thân ở thời điểm hiện tại trước khi quyết định chia tay. Liệu những vấn đề ấy có đủ nghiêm trọng đến mức phải chia tay? Cả hai bạn có thể cải thiện mối quan hệ với thái độ chân thành và quyết tâm? Chỉ khi trả lời được những câu hỏi đó, bạn mới có thể quyết định một cách chính xác nhất mà không phải hối hận về sau.
7. Cuộc sống của bạn sẽ tốt hơn sau khi chia tay?
Hãy tưởng tượng cuộc sống của bạn sẽ như thế nào nếu thiếu vắng người ấy trước khi quyết định chia tay. Nếu chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn bây giờ, hãy quyết định chia tay càng sớm càng tốt. Dù tiền bạc và sự ổn định là yếu tố quan trọng, nhưng chúng không phải là lý do chính để bạn ở bên cạnh một người không yêu mình. Vì thế, hãy dứt khoát từ bỏ một mối quan hệ chỉ mang đến cho bạn sự tổn thương.
Nếu bạn cảm thấy cuộc sống sẽ trở nên u ám hơn sau khi chia tay, có thể bạn phải trao đổi thẳng thắn với đối phương để tránh chia tay vội vã chỉ dựa theo cảm tính. Hãy cân nhắc thật kỹ và đợi đến khi nào bạn thật sự bình thản mới đưa ra những quyết định quan trọng chấm dứt một mối quan hệ nhé.
[embed-health-tool-bmi]