backup og meta

4 bí quyết mẹ có thể áp dụng để chữa ốm vặt cho bé tại nhà hiệu quả

4 bí quyết mẹ có thể áp dụng để chữa ốm vặt cho bé tại nhà hiệu quả

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường xuyên ốm vặt là vì hệ miễn dịch của trẻ đang trong quá trình phát triển. Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ vừa đến tuổi đi học mẫu giáo thì càng dễ bị ốm hơn vì con phải tiếp xúc với nhiều mầm bệnh mới, môi trường nhà trẻ dễ lây lan vi khuẩn, virus… [1] 

Trong hầu hết trường hợp, trẻ bị ốm vặt thường không nghiêm trọng nhưng việc cải thiện các triệu chứng như cảm, ho, sổ mũi… vẫn rất cần thiết để giúp con giảm khó chịu, ăn ngon, ngủ ngon và phát triển tốt. Bài viết sau đây sẽ mách cho mẹ 4 bí quyết vừa giúp chữa ốm vặt cho bé tại nhà vừa giúp con nâng cao đề kháng tự nhiên.

1. Tăng cường cho bé bú mẹ

chữa ốm vặt

Nếu đang trong giai đoạn cho con bú, mẹ nên tiếp tục duy trì và tăng cường cho trẻ bú mẹ khi con bị ốm [2]. Vì sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã đưa ra khuyến nghị nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời [3]. Sau đây là những lợi ích của sữa mẹ đối với sự phát triển khỏe mạnh của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Đạm sữa mẹ là đạm dễ tiêu với bụng bé

Nguồn đạm có trong sữa mẹ là đạm mềm tự nhiên, dễ tiêu hóa đối với trẻ sơ sinh. Trẻ bú mẹ thường ít có nguy cơ táo bón hay tiêu chảy [3]. Khi hệ tiêu hóa “vận hành” thuận lợi nhờ đạm sữa dễ tiêu, trẻ bị ốm có thể bú tốt, ngủ ngon và nhanh khỏi bệnh hơn.

Sữa mẹ có chứa lượng lớn lợi khuẩn (probiotic) và chất xơ hòa tan HMO (prebiotic)

Sữa mẹ là một trong những yếu tố góp phần hình thành và cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Điều này được lý giải là do sữa mẹ có chứa lượng lớn các vi sinh vật probiotic như Staphylococci, Streptococci, Corynebacteria, vi khuẩn axit lactic, Propionibacteria, Bifidobacteria…

Không những vậy, sữa mẹ còn chứa chất xơ prebiotic HMO, một loại thức ăn “yêu thích” của các lợi khuẩn. Probiotic và prebiotic trong sữa mẹ rất quan trọng vì khi đi vào đường ruột trẻ sơ sinh, đây là những thành phần giúp điều hòa, củng cố hệ miễn dịch [4]. Chăm sóc tốt cho sức khỏe đường ruột là cách hiệu quả để nâng cao đề kháng cho trẻ vì có đến 70% – 80% thành phần miễn dịch tồn tại ở đường ruột [5].

Sữa mẹ cung cấp kháng thể bảo vệ bé

Trong thời gian cho con bú, kháng thể và các yếu tố miễn dịch khác có trong sữa mẹ sẽ được truyền sang bé để giúp con tăng cường miễn dịch chống lại mầm bệnh khi bị ốm. Hơn nữa, các kháng thể từ sữa mẹ cũng bảo vệ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trước nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng như tiêu chảy, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng hô hấp…[3]

Trường hợp mẹ không đủ sữa cho bé bú thì có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ để chọn nguồn sữa thay thế phù hợp. Mẹ nên chọn công thức sữa dễ tiêu, hỗ trợ đề kháng, đặc biệt nên ưu tiên sữa có quy trình sản xuất chỉ qua 1 lần xử lý nhiệt vì quy trình này sẽ bảo toàn hơn 90% đạm mềm, nhỏ, tự nhiên trong sữa, giúp dưỡng chất dễ hấp thu qua thành ruột. Điều này còn hạn chế các rối loạn tiêu hóa, giúp con bú tốt, ngủ sâu và nhanh hồi phục sau khi bị ốm.

Không chỉ có chất lượng đạm mềm, nhỏ, dễ tiêu, công thức có chứa thêm hệ dưỡng chất BioPro+ sẽ là “trợ thủ” miễn dịch cho bé với: 

  • HMO giúp thúc đẩy sự phát triển của các lợi khuẩn trong đường ruột. Bổ sung HMO giúp bé cải thiện chức năng miễn dịch, ngăn khả năng bám dính của mầm bệnh và chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng.
  • Chất xơ GOS cũng là thức ăn của lợi khuẩn. Khi kết hợp bổ sung thêm Probiotics sẽ giúp tăng cường sức khỏe đường ruột. Qua đó, miễn dịch đường ruột được cải thiện và tăng cường đề kháng tự nhiên cho con.

2. Cho bé dùng cháo hoặc súp gà khi bị cảm

Khi chăm sóc trẻ bị ốm tại nhà, đối với trẻ lớn hơn thì mẹ có thể nấu cháo hoặc súp gà để bồi bổ cho con. Đây là món rất dễ ăn, đặc biệt là ăn khi cháo hoặc súp gà còn ấm sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, được bổ sung thêm chất lỏng và hơi nước từ món ăn cũng hỗ trợ làm thông thoáng đường thở khi bị cảm [6].

Ngoài ra, các thành phần tạo nên món súp gà cũng được biết đến là rất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ cải thiện các bệnh đường hô hấp, có thể kể đến như [7]:

  • Allicin có trong tỏi giúp ức chế sự tổng hợp RNA của mầm bệnh và làm giảm phản ứng viêm
  • Hợp chất phenolic có trong gừng cũng giúp giảm viêm
  • Curcumin có trong nghệ là chất chống oxy hóa, chống viêm và tăng cường miễn dịch
  • Thịt gà, nấm, cà rốt… là những thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần để khỏe mạnh và nhanh hồi phục sau khi bị ốm.

3. Dùng mật ong trị ho cho bé

Ho là một triệu chứng rất phổ biến ở trẻ em. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên, chẳng hạn như cảm lạnh. Với trẻ nhỏ, con có thể mắc bệnh vặt do nhiễm trùng hô hấp từ 6 – 12 lần mỗi năm, phần lớn là do virus gây ra. Vì vậy, thuốc kháng sinh gần như rất ít được kê đơn và bác sĩ cũng không khuyến cáo dùng thuốc trị ho cho bé dưới 6 tuổi [8]. 

Tuy nhiên, dù cơn ho không nghiêm trọng thì vẫn có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ [9]. Vì vậy, nhiều mẹ thường chọn các giải pháp trị ho không dùng thuốc chẳng hạn như dùng mật ong trị ho cho bé. Trong một số nghiên cứu bao gồm cả ở trẻ em, kết quả cho thấy mật ong có tác dụng giảm ho và giúp ngủ ngon hơn [10].

Vì vậy, đối với trẻ trên 1 tuổi mẹ có thể cho con dùng khoảng 0,5 đến 1 thìa cà phê (2,5 đến 5 ml) mật ong, có thể pha loãng với nước rồi cho bé dùng trước 30 phút trước giờ đi ngủ để giảm ho. Mẹ cần lưu ý thêm là không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong vì có thể gây ngộ độc rất nguy hiểm [8], [10].

4. Cho bé súc miệng bằng nước muối ấm

chữa ốm vặt

Khi trẻ bị đau họng, súc miệng bằng nước muối ấm có thể hữu ích. Không chỉ giúp xoa dịu cơn đau họng, việc súc miệng bằng nước muối ấm còn có thể cải thiện nhiều vấn đề như [12]:

  • Hỗ trợ làm giảm các cơn đau nhẹ, khó chịu, ngứa rát ở vùng miệng và họng
  • Sử dụng nước muối có thể giúp giữ cho miệng sạch sẽ và ngăn ngừa nhiễm trùng, bảo vệ sức khỏe răng miệng
  • Nếu có vết loét trong miệng, súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm đau và giúp vết loét nhanh lành hơn
  • Đối với các bệnh vặt thông thường như cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng xoang… dùng nước muối để súc miệng có thể giúp giảm các triệu chứng, thậm chí là giúp ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Mặc dù trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không tránh khỏi việc mắc bệnh vặt thường xuyên do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nhưng mẹ vẫn có thể chủ động bảo vệ sức khỏe cho bé bằng cách dạy trẻ rửa tay, tránh dùng chung dụng cụ ăn uống, tránh cho trẻ tiếp xúc với người nhiễm bệnh, chăm sóc dinh dưỡng đúng cách… [11]. Nếu nguồn dinh dưỡng chính của bé vẫn là sữa thì mẹ nên ưu tiên nguồn sữa mát, dễ tiêu hóa và có chứa các thành phần tăng cường miễn dịch tự nhiên cho trẻ như HMO, chất xơ GOS và probiotic để con luôn phát triển khỏe mạnh nhé!

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Why is my child always sick? A pediatrician answers your questions   https://health.choc.org/why-is-my-child-always-sick-a-pediatrician-answers-your-questions/ Ngày truy cập 07/11/2024

2. Breastfeeding when sick https://www.unicef.org/parenting/health/breastfeeding-when-sick#:~:text=Should%20I%20breastfeed%20if%20my,helping%20them%20to%20fight%20infections. Ngày truy cập 07/11/2024

3. Breastfeeding vs. Formula Feeding https://kidshealth.org/en/parents/breast-bottle-feeding.html Ngày truy cập 07/11/2024

4. Lactobacillus Bacteria in Breast Milk https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC7764098/#:~:text=Breast%20milk%20contains%20not%20only,act%20as%20prebiotics%20%5B43%5D.Ngày truy cập 07/11/2024

5. The Interplay between the Gut Microbiome and the Immune System in the Context of Infectious Diseases throughout Life and the Role of Nutrition in Optimizing Treatment Strategies https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC8001875/ Ngày truy cập 07/11/2024

6. Fact or Fiction: Is Chicken Noodle Soup Actually Beneficial for Fighting a Cold https://www.valleychildrens.org/news/news-story?news=194#:~:text=Warm%20foods%2C%20such%20as%20chicken,temporarily%20opens%20their%20nasal%20passages. Ngày truy cập 07/11/2024

7. Chicken Soup Helps Soothe the Common Symptoms of Cold, Flu, and Mild COVID-19 https://www.nfcr.org/blog/chicken-soup-helps-soothe-the-common-symptoms-of-cold-flu-and-mild-covid-19/ Ngày truy cập 07/11/2024

8. Cough https://www.rch.org.au/kidsinfo/fact_sheets/cough/ Ngày truy cập 07/11/2024

9. Honey for treatment of cough in children https://pmc.ncbi.nlm.nih.gov/articles/PMC4264806/ Ngày truy cập 07/11/2024

10. Is it true that honey calms coughs better than cough medicine do? https://www.mayoclinic.org/symptoms/cough/expert-answers/honey/faq-20058031 Ngày truy cập 07/11/2024

11. What to Do About a Sore Throat https://kidshealth.org/en/parents/sore-throat-sheet.html Ngày truy cập 07/11/2024

12. What to know about gargling with salt water https://www.oralsurgerydc.com/what-to-know-about-gargling-with-salt-water#:~:text=Gargling%20with%20salt%20water%20is,child%20is%20ready%20to%20gargle. Ngày truy cập 07/11/2024

Phiên bản hiện tại

22/11/2024

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Đọc vị tiếng khóc trẻ sơ sinh: Bí quyết giúp mẹ nuôi con nhàn tênh

Phân trẻ sơ sinh màu xanh có nguy hiểm không? Có phải bất thường?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 2 ngày trước

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo