backup og meta

Khám phá hormone FSH là gì và vai trò của nó với cơ thể

Bạn đã bao giờ thắc mắc hormone FSH là gì và nó có vai trò như thế nào đối với sức khỏe của cơ thể chưa? Đây là một trong những nội tiết tố rất quan trọng đối với hệ sinh dục của cả nam và nữ. Nồng độ FSH trong máu có liên quan trực tiếp đến khả năng sinh sản của phụ nữ và đôi khi đó là còn là dấu hiệu của một vài bệnh lý.

Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng nói rõ hơn về hormone FSH, cũng như tìm hiểu xem liệu điều gì sẽ xảy ra khi mức hormone này quá cao hoặc quá thấp.

Hormone FSH là gì?

hormone FSH là gì

FSH (Follicle-stimulating hormone) hay hormone kích thích nang trứng, là một trong 2 nội tiết tố hướng sinh dục được sản xuất bởi thùy trước của tuyến yên trong não. Chất còn lại chính là hormone luteinizing (LH), hay còn có tên khác là hormone tạo hoàng thể. Cả 2 nội tiết tố FSH và LH được gọi chung là gonadotropin.

Hormone này rất quan trọng, đảm bảo cho hoạt động bình thường của hệ thống sinh sản cả hai phái.

[embed-health-tool-bmi]

Hormone FSH có vai trò gì đối với cơ thể?

vai trò của FSH

Bình thường, quá trình sản xuất các hormone gonadotropin được kiểm soát bởi hormone giải phóng gonadotropin (GnRH) từ vùng dưới đồi, tạo thành một hệ thống gọi là trục hạ đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục. Hormone GnRH sau khi được tạo ra từ vùng dưới đồi sẽ đi đến liên kết với các thụ thể ở thùy trước tuyến yên để kích thích sự tổng hợp, giải phóng hormone FSH và LH. Sau đó, hai hormone này sẽ phóng thích vào máu, chuẩn bị gắn với các thụ thể ở tinh hoàn và buồng trứng để bắt đầu thực hiện vai trò kiểm soát các chức năng của tuyến sinh dục. Vai trò cụ thể như sau:

Ở nữ giới

Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, sẽ có sự gia tăng nồng độ hormone FSH ở nửa đầu chu kỳ nhằm kích thích sự phát triển của các nang trứng chưa trưởng thành đồng thời giải phóng ra estradiol. Từ đó, phát tín hiệu ngược lên vùng dưới đồi và tuyến yên, dẫn đến tăng cường sự bài tiết GnRH và LH để thúc đẩy quá trình rụng trứng.

Ngay trước thời điểm rụng trứng, hormone kích thích nang trứng FSH sẽ đạt mức cực đại. Tại thời điểm rụng trứng, dưới sự tác động của hormone LH, nang trứng sẽ vỡ ra tạo thành hoàng thể và phóng thích ra một lượng lớn progesterone làm ức chế giải phóng FSH.  Khi đó lượng hormone FSH trở lại bình thường hoặc có thể giảm nhẹ. Về cuối chu kỳ, hoàng thể bị phá vỡ khiến cho việc sản xuất progesterone giảm dần, tạo điều kiện cho hormone kích thích nang trứng tăng trở lại và bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt mới.

Ở nam giới

Việc sản xuất hormone GnRH được điều hòa bởi mức độ testosterone do tinh hoàn tiết ra. Khi nồng độ testosterone cao, vùng dưới đồi sẽ cảm nhận tín hiệu và giảm tiết GnRH dẫn đến nồng độ hormone FSH, LH cũng sẽ bị giảm. Ngược lại, khi mức testosterone giảm xuống sẽ làm gia tăng hoạt động sản xuất FSH và LH. Đây được gọi là quá trình “’phản hồi âm tính” để duy trì ổn định việc bài tiết testosterone.

Tại tinh hoàn, FSH hormone kích thích sự phát triển của ống sinh tinh và tế bào Sertoli nằm ở thành ống sinh tinh. Ngoài ra FSH cũng có vai trò tiết ra các chất tham gia vào quá trình sinh tinh, chẳng hạn như protein gắn kết androgen (ABP). Trong khi đó, LH sẽ kích thích tế bào Leydig phát triển để tiết ra testosterone. Nồng độ FSH và testosterone trong ống sinh tinh càng cao thì càng làm tăng quá trình sản xuất tinh trùng. 

Mặc dù sự hiện diện của hormone FSH cần thiết cho sự trưởng thành của tinh trùng, tuy nhiên cơ thể nam giới có thể không cần FSH trong nhiều tháng vì testosterone có thể đảm nhận và duy trì hoạt động này. Trái lại, lượng FSH ở nữ giới có sự thay đổi nhịp nhàng theo chu kỳ và không thể thiếu đối với quá trình rụng trứng hằng tháng. 

Điều gì xảy ra khi mức hormone FSH quá cao?

Thông thường, nồng độ hormone kích thích nang trứng tăng cao là dấu hiệu cho thấy sự bất thường ở buồng trứng hoặc tinh hoàn. Nguyên nhân do các tuyến sinh dục không điều hòa được sự bài tiết cũng như ức chế estrogen, progesterone và testosterone khiến cho việc kiểm soát sản xuất hormone FSH từ tuyến yên bị mất đi, từ đó gây ra sự gia tăng nồng độ của cả hormone FSH và hormone LH. Tình trạng này được gọi là thiểu năng tuyến sinh dục, thường được thấy trong các trường hợp như:

  • Không có đủ số lượng tinh hoàn
  • Vô kinh nguyên phát
  • Suy tinh hoàn, suy buồng trứng
  • Hội chứng Klinefelter ở nam giới
  • Sau khi cắt tinh hoàn, tử cung
  • Dậy thì sớm

Điều gì xảy ra khi mức hormone FSH quá thấp?

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Follicle stimulating hormone https://www.healthdirect.gov.au/follicle-stimulating-hormone#:~:text=Follicle%20stimulating%20hormone%20(FSH)%20is,of%20eggs%20by%20the%20ovaries. Ngày truy cập: 14/09/2023

Follicle-Stimulating Hormone (FSH) https://my.clevelandclinic.org/health/articles/24638-follicle-stimulating-hormone-fsh Ngày truy cập: 14/09/2023

Follicle-Stimulating Hormone (FSH) Levels Test https://medlineplus.gov/lab-tests/follicle-stimulating-hormone-fsh-levels-test/ Ngày truy cập: 14/09/2023

Physiology, Follicle Stimulating Hormone https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK535442/ Ngày truy cập: 14/09/2023

Follicle-Stimulating Hormone https://www.sciencedirect.com/topics/agricultural-and-biological-sciences/follicle-stimulating-hormone Ngày truy cập: 14/09/2023

Phiên bản hiện tại

14/09/2023

Tác giả: Châu Thị Tuyết Ngân

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Lương Lan


Bài viết liên quan

Nguyên nhân gây vô sinh ở nam giới

Uống thuốc đau bụng kinh có bị vô sinh không? Bạn nên lưu ý điều gì?


Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh, Nội khoa - Nội tổng quát, Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh · Tác giả: Châu Thị Tuyết Ngân · Ngày cập nhật: 14/09/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo