backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Hội chứng Behcet

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Hội chứng Behcet

Định nghĩa

Hội chứng Behcet (hội chứng da niêm mông mắt, hội chứng Adamantiades) là gì?

Hội chứng Behcet, hay còn gọi là hội chứng da niêm mông mắt, hội chứng Adamantiades hoặc hội chứng Behcet-Gilbert là một bệnh tự miễn hiếm gặp, gây viêm hệ thống mạch máu, đặc biệt ở tĩnh mạch. Tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch hoạt động quá mức, do đó chúng tấn công các bộ phận khác của cơ thể. Bệnh gây viêm và đau ở mạch máu, miệng, bộ phận sinh dục, mắt, khớp, da, não và dây thần kinh.

Những ai thường mắc phải hội chứng Behcet (hội chứng da niêm mông mắt, hội chứng Adamantiades)?

Hội chứng Behcet là bệnh thường xuất hiện ở giai đoạn mới trưởng thành. Theo thống kê, tỷ lệ nam giới mắc bệnh cao gấp đôi nữ giới. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Hội chứng Behcet là một bệnh tự miễn hiếm gặp, gây viêm hệ thống mạch máu, đặc biệt ở tĩnh mạch. Tự miễn xảy ra khi hệ miễn dịch hoạt động quá mức, do đó chúng tấn công các bộ phận khác của cơ thể. Bệnh gây viêm và đau ở mạch máu, miệng, bộ phận sinh dục, mắt, khớp, da, não và dây thần kinh.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Behcet (hội chứng da niêm mông mắt, hội chứng Adamantiades) là gì?

Hội chứng Behcet có triệu chứng khác nhau ở mỗi người. Tùy thuộc vào bộ phận cơ thể, người bệnh sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng khác nhau:

  • Ming: lở loét miệng, gây đau đớn. Các vết loét thường kéo dài khoảng 1–3 tuần và thường không tái diễn;
  • Da: một số người có thể nổi mụn nhọt trên cơ thể. Ngoài ra, người bệnh có thể nổi những đốm đỏ trên cơ thể, đặc biệt là ở chân;
  • B phn sinh dc: các vết loét thường xuất hiện ở bìu hoặc âm hộ. Các vết loét có thể gây đau đớn và để lại sẹo;
  • Mt: bệnh Behcet có thể gây viêm mắt, gây đỏ mắt và đau. Đôi lúc người bệnh có thể bị suy giảm thị lực ở một hoặc hai mắt;
  • Khp: người bệnh thường bị sưng và đau khớp gối, khớp cổ tay, mắt cá chân;
  • H thng mch máu: người bệnh Behcet có thể bị viêm động mạch gây ra chứng phình động mạch hoặc tắc nghẽn mạch máu;
  • H thng tiêu hóa: bệnh này có thể gây ra một loạt các triệu chứng bệnh tiêu hóa như đau bụng hoặc tiêu chảy;
  • Não: người bệnh có thể bị viêm não dẫn đến đau đầu, sốt, mất phương hướng, thăng bằng kém hoặc đột quỵ.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu hội chứng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Hãy đến gặp ngay bác sĩ nếu bạn xuất hiện bất kì dấu hiệu và triệu chứng của hội chứng Behcet. Nếu bạn đã được chẩn đoán bị hội chứng này, hãy gặp bác sĩ nếu bạn có bất kì dấu hiệu hay triệu chứng mới hoặc bệnh chuyển biến nặng hơn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra hội chứng Behcet (hội chứng da niêm mông mắt, hội chứng Adamantiades) là gì?

Hiện nay, vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh Behcet. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy bệnh có thể do di truyền.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Behcet (hội chứng da niêm mông mắt, hội chứng Adamantiades)?

Những yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng viêm da niêm mông mắt:

  • Tui tác: hội chứng Behcet thường ảnh hưởng đến những người ở độ tuổi 20-30;
  • Gii tính: hội chứng Behcet xảy ra ở cả nam và nữ, nhưng bệnh thường xảy ra ở nam giới;
  • Tính di truyn: một số gen nhất định ở người có khả năng gây mắc hội chứng Behcet.

Không có các yếu tố nguy cơ bệnh không có nghĩa là bạn không thể mắc bệnh. Những yếu tố trên chỉ mang tính tham khảo. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị hội chứng Behcet (hội chứng da niêm mông mắt, hội chứng Adamantiades)?

Phương pháp điều trị hiệu quả chính là làm giảm các triệu chứng của bệnh. Bác sĩ có thể kê toa thuốc để làm giảm sưng và làm các triệu chứng biến mất.

Có rất nhiều loại thuốc có thể được dùng như:

  • Thuốc làm giảm phản ứng của hệ miễn dịch;
  • Thuốc súc miệng kháng sinh dành cho đau miệng;
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) dành cho đau khớp;
  • Thuốc làm loãng máu để ngăn ngừa hình thành huyết khối gây ra các bệnh mạch máu.

Trong trường hợp hội chứng Adamantiades gây ra các triệu chứng ở mắt, người bệnh cần gặp bác sĩ để được tư vấn về cách chữa trị.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán hội chứng Behcet (hội chứng da niêm mông mắt, hội chứng Adamantiades)?

Bác sĩ chẩn đoán dựa trên kết quả thử máu và kiểm tra sức khỏe tổng quát. Một số xét nghiệm sẽ cho thấy mức độ nghiêm trọng của viêm nhiễm để có cách điều trị thích hợp. Tuy nhiên chưa có xét nghiệm cụ thể nào có thể phát hiện ra hội chứng da niêm mông mắt.

Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra dị ứng đa kháng nguyên bằng cách chọc vào vùng da cẳng tay bằng mũi kim, sau đó kiểm tra xem có phản ứng (tấy đỏ) hay không.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng Behcet (hội chứng da niêm mông mắt, hội chứng Adamantiades)?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của hội chứng Behcet:

  • Dùng thuốc theo chỉ dẫn để tránh các biến chứng nghiêm trọng của bệnh;
  • Gọi cho bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường;
  • Thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng các thuốc hay thảo dược khác, do một số loại không phù hợp với thuốc kê toa;
  • Gọi ngay cho bác sĩ nếu thị lực của bạn bị ảnh hưởng;
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn gặp vấn đề về thuố Các tác dụng phụ có thể bao gồm đau dạ dày, ốm, nấm miệng, cao huyết áp, khó ngủ, cảm thấy chán nản, co giật, nổi mụn, các cơn đau lâu khỏi, rạn da hoặc giảm thị lực.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 11/05/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo