backup og meta

Xua tan nỗi lo rối loạn khớp thái dương hàm

Xua tan nỗi lo rối loạn khớp thái dương hàm

Rối loạn khớp thái dương hàm là tình trạng rất phổ biến. Việc điều trị kịp thời bằng cách bài tập đơn giản tại nhà là mối quan tâm của rất nhiều người.

Rối loạn khớp thái dương hàm ảnh hưởng nhiều đến hoạt động nói, nhai và nuốt của chúng ta. Vậy cần làm gì để đối phó với tình trạng này? Bài viết sau sẽ cho bạn câu trả lời.

Triệu chứng

Khớp thái dương hàm là khớp nối xương hàm với hộp sọ.

Nếu khớp và cơ hàm của bạn có sự sai lệch, rối loạn khớp thái dương hàm sẽ xảy ra. Các chấn thương và viêm ở hàm như viêm khớp thường dẫn đến rối loạn khớp thái dương hàm.

Dưới đây là một số triệu chứng bạn có thể nhận thấy khi bị rối loạn khớp thái dương hàm:

  • Cảm giác đau khi nhai;
  • Đau ở trong tai, mặt, hàm và cổ;
  • Hàm phát ra âm thanh lạ (tiếng cụp cắc) khi mở hoặc đóng;
  • Nhức đầu.

Hiệu quả từ các bài tập giảm đau khớp thái dương hàm

Các bài tập giúp giảm đau khớp thái dương hàm có khả năng:

  • Làm cho cơ hàm chắc khỏe hơn;
  • Kéo căng hàm;
  • Làm hàm dễ chịu;
  • Nâng cao tính linh hoạt của hàm;
  • Giảm bớt các tiếng cụp cắc phát ra ở hàm;
  • Hồi phục hàm nhanh hơn.

Các bài tập giảm đau khớp thái dương hàm

Tập thể dục thư giãn hàm

  • Giữ lưỡi của bạn nghỉ ngơi nhẹ nhàng trên đầu miệng ở mặt sau của răng hàm trên;
  • Giữ cho 2 hàm răng được tách rời nhẹ nhàng khi bạn thả lỏng và thư giãn các cơ hàm.

Bài tập miệng cá vàng (mở hàm một phần)

  • Giữ lưỡi của bạn trên vòm miệng;
  • Đặt một ngón tay phía trước tai, vị trí của khớp thái dương hàm;
  • Một ngón tay để trên cằm và ấn nhẹ;
  • Hạ nửa quai hàm dưới và nâng lên để khép miệng lại;
  • Thực hiện bài tập 6 lần trong một đợt và 6 đợt một ngày.

Bài tập miệng cá vàng (mở hàm hết cỡ)

  • Giữ lưỡi của bạn trên vòm miệng;
  • Giống như bài tập cá vàng (mở hàm một phần), một ngón tay đặt ở khớp thái dương hàm và một ngón tay khác đặt trên cằm. Nhưng lần này, bạn hạ hàm dưới của mình xuống hết cỡ và nâng lên để khép miệng lại;
  • Thực hiện bài tập này 6 lần trong một đợt và 6 đợt một ngày.

Hất cằm

  • Những gì bạn cần làm là giữ vai hơi chếch ra sau và đẩy phần ngực nhô ra phía trước;
  • Căng cằm ra cho đến khi bạn có một “cằm đôi’;
  • Giữ tư thế đó trong 3 giây và trở lại bình thường. Thực hiện bài tập này khoảng 10 lần.

Mở hàm với cản lực

  • Bạn đặt ngón tay cái dưới cằm;
  • Mở hàm ra từ từ, cảm giác hàm bị chặn lại do cản lực từ việc ấn ngón tay cái vào cằm lúc miệng mở sẽ xuất hiện;
  • Giữ tư thế đó trong vòng 6 giây rồi khép miệng lại.

Đóng hàm với cản lực

  • Sử dụng ngón trỏ và ngón cái trên một bàn tay để bóp cằm lại.
  • Khép miệng lại khi đặt áp lực nhẹ nhàng vào cằm.
  • Bài tập này sẽ làm cho cơ hàm của bạn mạnh mẽ hơn, hỗ trợ việc nhai thức ăn dễ dàng hơn.

Những bài tập đơn giản này sẽ giúp bạn có một cơ hàm khỏe, cũng như hạn chế được những cơn đau gây ra. Tuy nhiên, nếu cơn đau trở nặng, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để được điều trị bằng các loại thuốc như dòng thuốc kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs) giúp giảm đau và sưng rất tốt dành cho bạn.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

What Temporomandibular Joint (TMJ) Exercises Relieve Pain? http://www.healthline.com/health/tmj-exercises#overview1.  Ngày truy cập 16/6/2017
Temporomandibular Joint Disorders (TMD, TMJ) http://www.webmd.com/oral-health/guide/temporomandibular-disorders-tmd#1 Ngày truy cập 16/6/2017

Phiên bản hiện tại

07/03/2020

Tác giả: Hoàng Hiệp

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Nhi Bui


Bài viết liên quan

Làm thế nào để điều trị thoái hoá khớp gối an toàn, hiệu quả?

Top 7 máy massage cổ vai gáy tốt nhất giúp giảm đau nhức mà bạn nên sở hữu


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hoàng Hiệp · Ngày cập nhật: 07/03/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo