Trẻ em rất dễ bị trật khớp vai trong quá trình hoạt động. Trải nghiệm này rất đau đớn và yêu cầu sự chăm sóc bài bản từ ba mẹ. Bạn cần làm gì khi con bị trật khớp vai? Tham khảo ngay những điều sau đây nhé!
Dưới đây là một số triệu chứng cho thấy trẻ bị trật khớp vai, ba mẹ cần lưu ý:
- Vai sưng
- Bị thâm ở vai bị trật
- Tấy đỏ
- Sự biến dạng của vai
- Đau
- Khó khăn trong việc cử động vai hoặc cánh tay
- Mất cảm giác ở cánh tay hoặc cổ
- Co thắt cơ ở vai
Ngay khi phát hiện những dấu hiệu này, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện hoặc trung tâm y tế để kiểm tra ngay.
Xử lý sao khi con bị trật khớp vai?
Bác sĩ sẽ nắn chỉnh phần khớp vai bị trật về vị trí cũ và được băng bó bằng băng đeo hoặc băng cố định vai. Những thiết bị này được dùng với mục đích tránh việc cử động vai.
Tập luyện và vật lý trị liệu có thể giúp cho phần vai bị thương có thể lấy lại sức và chức năng bình thường. Bạn có thể đóng góp vào quá trình hồi phục của con bạn bằng cách cho bé có đủ thời gian nghỉ ngơi và điều trị tại nhà đúng cách.
Nếu phần vai bị trật lại tiếp tục bị trật, bé có thể cần đến phẫu thuật. Hãy để cho bác sĩ quyết định phương pháp điều trị tốt nhất.
Bác sĩ sẽ kiểm tra con bạn một cách cẩn thận, nhưng các vấn đề có thể xảy ra sau đó. Nếu có những triệu chứng mới, bạn hãy đưa bé đến bệnh viện ngay lập tức.
Điều trị sau khi ra viện cũng có ảnh hưởng lớn đến việc phục hồi. Bạn nên đưa con bạn đến tất cả các buổi tái khám. Thêm nữa, hãy chăm sóc tại gia theo chỉ dẫn bên dưới.
Chăm sóc cho con bạn khi bé bị trật khớp vai
Hãy đảm bảo con bạn đeo băng hoặc băng cố định vai do bác sĩ cung cấp.
Cho bé uống thuốc theo chỉ định, với chính xác số lượng trong đơn thuốc. Nếu thuốc giảm đau mua ở bên ngoài, hãy đảm bảo là bạn đã hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi cho con bạn uống.
Đắp đá lạnh lên vai bị trật của bé mỗi 1–2 giờ trong 3 ngày tiếp theo (10 đến 20 phút mỗi lần). Lưu ý: Dùng khăn tắm bọc đá lạnh để tránh làm bỏng da bé.
Sau 3 ngày đầu tiên, chuyển sang sử dụng gói chườm nóng để làm giảm cơn đau, từ 15 đến 20 phút mỗi lần.
Nếu bác sĩ có cho con bạn 1 số bài tập tại nhà, khuyến khích bé làm đúng những gì bác sĩ hướng dẫn.
Để mắt đến con bạn để đảm bảo bé không làm gì để tình trạng trở nên tệ hơn.
Khi nào thì tìm đến sự giúp đỡ khẩn cấp?
Dưới đây là một số dấu hiệu nguy hiểm bạn cần đưa bé đến bệnh viện kiểm tra ngay:
- Trẻ bị khó thở
- Trẻ dùng cơ bụng để thở
- Khi trẻ thở, ngực chìm xuống hoặc lỗ mũi mở rộng
- Trẻ rất buồn ngủ và không dễ để tỉnh dậy
- Trẻ có thể mất ý thức
- Trẻ có biểu hiện buồn nôn hoặc bị buồn nôn nhiều hơn
- Vai của trẻ bị trật lần nữa
- Cơn đau càng dữ dội hơn
- Tay trẻ bị lạnh đi và đổi màu
- Có cảm giác ngứa ran, bị yếu đi hoặc bị tê ở cánh tay, bàn tay hoặc các ngón tay
- Tình trạng của trẻ không cải thiện như mong đợi.