Mối quan hệ giữa bệnh béo phì và đau khớp gối

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Huệ Trang · Ngày cập nhật: 13/08/2020

    Mối quan hệ giữa bệnh béo phì và đau khớp gối
    Quảng cáo

    Đau khớp gối xảy đến do các cơ yếu dần và không hoạt động. Khi bị thừa cân, tình trạng có thể trở nặng khi các khớp phải chịu trọng lượng gấp nhiều lần.

    Đau khớp gối xuất hiện ở mọi độ tuổi nhưng nếu bạn mắc bệnh béo phì thì chứng bệnh này càng dễ xuất hiên và trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân thừa cân kèm theo bệnh đau khớp gối có thể ngăn ngừa hay giảm đau bằng các cách đơn giản. Vậy những biện pháp đó là gì? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu nhé.

    Giảm cân

    Bí quyết để giảm đau gối chính là giảm cân. Ban đầu, bạn có thể cảm thấy khó chịu vì khớp gối sẽ bị đau do vận động. Hãy thử những bài tập nhẹ như đi bộ, yoga, thiền hay bơi lội. Thêm vào đó, cách tốt nhất để giảm áp lực lên gối trong quá trình luyện tập là vận động dưới nước.

    Kiểm soát cơn đau

    Khi cơn đau tái phát, bác sĩ sẽ kê cho bạn một số dược phẩm có tác dụng làm dịu tình trạng. Các loại thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (còn gọi là NSAIDs) luôn được ưu tiên lựa chọn khi cần. Bạn cũng có thể áp dụng biện pháp chườm ấm, chườm lạnh hay dùng dụng cụ hỗ trợ đi lại (chẳng hạn như gậy chống) để giúp giảm đau hiệu quả.

    Phẫu thuật

    Mặc dù trong hầu hết các trường hợp, đau khớp gối không cần can thiệp phẫu thuật, tuy nhiên nếu các trị liệu khác thất bại thì phương pháp này sẽ mang lại hiệu quả cao. Có khá nhiều phương thức phẫu thuật giúp giảm đau tốt nhất, chẳng hạn như phẫu thuật ít xâm lấn sẽ hạn chế gây đau trong thời gian hậu phẫu, thời gian hồi phục nhanh và bệnh nhân không cần nằm viện quá lâu.

    Săn chắc cơ

    Bạn có thể thực hiện các bài tập giúp làm chắc cơ tại nhà theo một số ý sau:

    1. Động tác lên và xuống

    • Ngồi trên ghế có tay vịn chắc, để 2 chân trụ vững trên sàn và bắt chéo hai cánh tay ôm sát thân mình
    • Từ từ đứng dậy, kiểm soát chuyển động cho đến khi bạn đứng thẳng hoàn toàn
    • Giữ tư thế này khoảng vài giây và sau đó từ từ ngồi xuống. Lặp lại động tác khoảng 1 phút.

    2. Kéo giãn gân khoeo

    • Ngồi sát thành ghế, kéo giãn thẳng chân về phía trước với gót chân đặt trên sàn và các đầu ngón chân hướng lên trần nhà
    • Sau đó, ngồi thẳng lưng và đẩy phần hông về phía đùi nhưng không ngã cả thân mình về trước
    • Lặp lại động tác 3 lần cho mỗi chân.

    Ngoài ra, bạn cũng có thể tập động tác sau:

    • Đứng sau thành ghế, giữ một chân làm trụ, chân còn lại đưa ra sau và từ từ gập 2 chân
    • Tay bám vào thành ghế
    • Giữ lưng thẳng, đặt hai gót chạm sàn và cúi thân mình về hướng ghế
    • Giữ tư thế khoảng vài giây và chuyển chân. Lặp lại động tác trong vòng 1 phút.

    3. Nâng bắp chuối

    • Đứng phía sau thành dựa của ghế
    • Từ từ nhón gót chân cao nhất có thể, sau đó hạ xuống
    • Thực hiện nhón 3 lần trong mỗi đợt và kéo dài 10 đến 15 đợt.

    4. Nâng chân trái

    • Nằm ngửa và gập chân phải cong 90 độ, bàn chân bám trên sàn. Kéo căng chân còn lại
    • Giữ chặt các cơ đùi với chân trái thẳng, sau đó nâng chân khoảng 45 độ
    • Giữ tư thế khoảng 1 đến 2 giây sau đó từ từ hạ xuống
    • Thực hiện mỗi lượt 3 lần và lặp lại 8 đến 12 lượt.

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Huệ Trang · Ngày cập nhật: 13/08/2020

    Quảng cáo

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    Quảng cáo
    Quảng cáo
    Quảng cáo