backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Vô niệu

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 20/03/2020

Vô niệu

Tìm hiểu chung

Vô niệu là gì?

Vô niệu hoặc khó tiểu xảy ra khi thận không sản xuất nước tiểu. Ban đầu, bạn có thể có nước tiểu ít và sau đó là vô niệu.

Việc đi tiểu rất quan trọng trong việc loại bỏ chất thải và nước cũng như dịch dư thừa ra khỏi cơ thể. Thận sản xuất từ 1–2 lít nước tiểu mỗi ngày. Khi bạn không đi tiểu, chất thải, dịch và chất điện giải có thể tích tụ trong cơ thể. Không đi tiểu hoặc đi tiểu ít có thể làm phức tạp bất kỳ vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Vô niệu chủ yếu liên quan đến bệnh thận cấp tính (đột ngột hoặc ngắn) hoặc mạn tính (dài hạn). Triệu chứng này cũng có thể được kết hợp với các điều kiện sức khỏe khác gây ra bệnh thận. Nếu bạn đang gặp phải triệu chứng này, hãy đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Điều trị sớm cũng có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng đe dọa tính mạng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của vô niệu là gì?

Vô niệu là một triệu chứng không phải là một tình trạng sức khỏe. Đôi khi, một số người cũng có dấu hiệu của tình trạng gây ra chứng vô niệu.

Các triệu chứng của bệnh thận bao gồm:

  • Sưng ở chân, bàn chân, mắt cá chân, mặt
  • Phát ban hoặc ngứa da
  • Đau ở lưng hoặc bên sườn
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa
  • Hơi thở ngắn
  • Chóng mặt
  • Khó tập trung
  • Mệt mỏi

Các triệu chứng suy tim gồm:

  • Hơi thở ngắn
  • Sưng chân
  • Mệt mỏi hoặc chóng mặt
  • Buồn nôn
  • Nhịp tim nhanh
  • Ho hoặc thở khò khè

Các triệu chứng của nhiễm toan ceton do đái tháo đường:

  • Cực kỳ khát nước
  • Khô miệng
  • Nôn mửa
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Ăn mất ngon
  • Mệt mỏi
  • Nhầm lẫn
  • Hơi thở có mùi

Nếu như bạn có bất kỳ dấu hiệu nào được liệt kê ở trên hay bạn không thể đi tiểu, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức hoặc đi cấp cứu ngay.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn hoặc người thân của bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương pháp thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây vô niệu là gì?

Các nguyên nhân khiến bạn không thể đi tiểu gồm:

  • Đái tháo đường: các loại đái tháo đường nếu không được kiểm soát tốt có thể dẫn đến nhiễm toan ceton. Điều này sẽ gây vô niệu do suy thận cấp.
  • Tăng huyết áp: theo thời gian, huyết áp tăng cao sẽ làm tổn thương các động mạch xung quanh thận, phá vỡ chức năng thận.
  • Suy thận: tình trạng này thường xảy ra khi thận không thể thực hiện một số chức năng quan trọng, bao gồm bài tiết nước tiểu.
  • Bệnh thận mạn tính: đây là một dạng suy thận trong thời gian dài. Bệnh này sẽ làm cơ thể giảm khả năng loại bỏ các chất độc theo nước tiểu ra ngoài.
  • Sỏi thận: được hình thành từ các khoáng chất lắng đọng quá nhiều trong đường tiểu, các cục sỏi thận có thể lớn đến mức cản trở ống tiểu, dẫn đến đau và các biến chứng khác.
  • Các khối u trong thận: các khối u không chỉ ảnh hưởng đến chức năng thận mà còn cản trở quá trình tạo ra nước tiểu.

Chẩn đoán & Điều trị

Những kỹ thuật y tế nào dùng để đoán vô niệu?

Để chẩn đoán vô niệu, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng, bao gồm:

  • Cơ thể giữ nước
  • Có vấn đề về đi tiểu gần đây
  • Ít đi tiểu hơn
  • Có máu trong nước tiểu
  • Mệt mỏi

Một số xét nghiệm có thể được thực hiện để chẩn đoán vô niệu. Các xét nghiệm này thường dùng để kiểm tra các tình trạng của thận, bao gồm:

  • Sinh thiết một mẩu mô thận nhỏ
  • Xét nghiệm máu để tìm các chất thải quá mức
  • Chụp CT
  • Chụp MRI để thấy hình ảnh thận bằng cách sử dụng tần số vô tuyến
  • Chụp xạ hình thận
  • Xét nghiệm nước tiểu

xet-nghiem-nuoc-tieu-va-nhung-dieu-can-biet

Những phương pháp nào dùng để điều trị vô niệu?

Việc điều trị chính xác cho chứng vô niệu phụ thuộc vào tình trạng cơ bản gây ra chứng này.

Bệnh thận có thể được điều trị bằng chạy thận để loại bỏ chất lỏng và chất thải. Stent niệu quản cũng có thể giúp lấy nước tiểu. Cấy ghép thận được coi là phương pháp cuối cùng khi các phương pháp kia không hiệu quả.

Nếu bạn mắc bệnh tăng huyết áp hoặc đái tháo đường, điều quan trọng là tiếp tục dùng thuốc theo chỉ dẫn. Việc duy trì thói quen cuộc sống lành mạnh cũng có thể bổ sung cho bất kỳ phương pháp điều trị y khoa mà bạn đang trải qua đối với những điều kiện này, bao gồm chế độ ăn kiêng, tập thể dục và quản lý căng thẳng. Ngược lại, bạn có thể cải thiện tình trạng thiếu máu.

Sỏi thận hoặc khối u sẽ cần phải được loại bỏ để cải thiện vô niệu và chức năng thận tổng thể. Tùy theo kích cỡ khối u, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.

Hello Bacsi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 20/03/2020

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo