backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Nhiễm xoắn khuẩn Leptospira

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Thanh Tùng · Ngày cập nhật: 11/05/2020

Nhiễm xoắn khuẩn Leptospira

Tìm hiểu chung

Bệnh nhiễm xoắn khuẩn Leptospira là gì?

Leptospira

Nhiễm xoắn khuẩn Leptospira là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hình xoắn Leptospira interrogans gây ra. Xoắn khuẩn vàng da có trong nước tiểu, máu và mô của gia súc hoặc động vật gặm nhấm, bạn có thể nhiễm bệnh xoắn khuẩn vàng da khi tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm này. Bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh khi tiếp xúc với đất ẩm ướt hoặc thảm thực vật bị ô nhiễm do nước tiểu của động vật bị nhiễm bệnh, đặc biệt là:

  • Gia súc;
  • Lợn;
  • Chó;
  • Loài bò sát và lưỡng cư;
  • Chuột và loài gặm nhấm khác, đó là những vật chủ quan trọng nhất của xoắn khuẩn.

Cả vật nuôi và thú hoang dã đều có thể mang bệnh và thải các vi khuẩn qua nước tiểu.

Nếu không điều trị, bệnh xoắn khuẩn Leptospira có thể dẫn đến tổn thương thận, viêm màng não (viêm màng bao quanh não và tủy sống), suy gan, suy hô hấp và thậm chí tử vong.

Có hai giai đoạn phát triển bệnh: giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn lây nhiễm.

  • Thời gian ủ bệnh. Đây là khoảng thời gian giữa lúc bị nhiễm trùng và phát triển các triệu chứng. Giai đoạn này xảy ra trong vòng 10 ngày, có thể nằm trong khoảng 2-26 ngày;
  • Giai đoạn lây nhiễm. Đây là khoảng thời gian mà một người bị nhiễm bệnh có thể lây sang người khác qua đường gián tiếp như vi khuẩn trong nước tiểu, sự lây truyền trực tiếp từ người này sang người khác không xảy ra.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhiễm xoắn khuẩn Leptospira là gì?

Các triệu chứng phổ biến của bệnh xoắn khuẩn Leptospira xảy ra trong 2 giai đoạn.

Giai đoạn đầu tiên

Giai đoạn đầu thường kéo dài 5-7 ngày, bắt đầu đột ngột với các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt cao;
  • Nôn mửa;
  • Tiêu chảy;
  • Đỏ mắt;
  • Đau nhức bắp thịt (đặc biệt là đùi và cơ bắp chân);
  • Phát ban;
  • Ớn lạnh;
  • Đau đầu.

Giai đoạn thứ hai

Giai đoạn thứ hai của bệnh (giai đoạn miễn dịch) có thể xảy ra 1-2 tuần sau đó với các triệu chứng như:

  • Bệnh vàng da (vàng da và mắt);
  • Suy thận;
  • Nhịp tim không đều;
  • Vấn đề về phổi;
  • Viêm màng não;
  • Mắt đỏ.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây bệnh nhiễm xoắn khuẩn Leptospira?

Xoắn khuẩn vàng da là do vi khuẩn Leptospira gây ra. Nếu bệnh tiến triển nặng hơn thì được gọi là bệnh Weil.

Bạn có thể bị nhiễm vi khuẩn nếu mắt, miệng, mũi hoặc vết thương hở tiếp xúc với:

  • Nước tiểu, máu hoặc mô của động vật đang mang vi khuẩn;
  • Nước hay đất bị nhiễm vi khuẩn;
  • Bạn cũng có thể nhiễm trùng xoắn móc câu nếu bị cắn bởi động vật bị nhiễm.
  • Vi khuẩn Leptospira có thể xâm nhập vào cơ thể qua da hở, da ẩm ướt, màng nhầy (mỏng, lót ẩm ướt của nhiều bộ phận của cơ thể như mũi, miệng, cổ họng và bộ phận sinh dục) hoặc do nuốt hoặc hít phải nước bị ô nhiễm. Bệnh không lây truyền từ người này sang người.

    Nguy cơ mắc phải

    Những ai thường mắc phải bệnh nhiễm xoắn khuẩn Leptospira?

    Nhiễm xoắn khuẩn Leptospira khá phổ biến và có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

    Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm xoắn khuẩn Leptospira?

    Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh này, chẳng hạn như:

    • Những người làm việc ngoài trời hoặc với động vật: nông dân, bác sĩ thú y, công nhân thoát nước, công nhân lò mổ, v.v;
    • Người hay đi cắm trại;
    • Người lính;
    • Thợ mỏ;
    • Những người tắm trong hồ nước ngọt, sông ngòi, kênh rạch.

    Điều trị hiệu quả

    Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

    Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh nhiễm xoắn khuẩn Leptospira?

    Bác sĩ có thể hỏi về bệnh sử và các yếu tố nguy cơ mà bạn có. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn:

  • Có đi du lịch trong thời gian gần đó;
  • Có tham gia các môn thể thao dưới nước;
  • Đã tiếp xúc với nguồn nước ngọt tự nhiên;
  • Có nghề nghiệp liên quan đến động vật, sản phẩm từ động vật.
  • Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn có xoắn khuẩn Leptospira hoặc nhiễm khuẩn khác, họ có thể yêu cầu xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc cả hai.

    Trong trường hợp của bệnh Weil, bác sĩ cũng có thể thực hiện quét hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang và xét nghiệm thêm về máu để kiểm tra chức năng gan và thận. Bên cạnh đó, những phương pháp này cũng giúp biết được những bộ phận nào trong cơ thể bị nhiễm.

    Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh xoắn khuẩn Leptospira?

    Hầu hết các trường hợp nhiễm bệnh xoắn khuẩn Leptospira đều nhẹ và tự khỏi. Trong trường hợp bị bệnh Weil, bác sĩ sẽ khuyến cáo bạn nhập viện và dùng kháng sinh bằng cách tiêm đường tĩnh mạch cùng các biện pháp hỗ trợ khác, tùy thuộc vào các triệu chứng và những bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng, ví dụ như nếu bạn khó thở thì có thể sử dụng máy trợ giúp để thở. Nếu thận đã bị nhiễm và hư thì bạn cần phải lọc máu.

    Chế độ sinh hoạt phù hợp

    Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm xoắn khuẩn Leptospira?

    Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

    • Sử dụng vắc-xin cho vật nuôi và gia súc. Tuy nhiên, các loại vắc-xin chỉ có thể bảo vệ bạn chống lại một số hình thức vi khuẩn Leptospira và vật nuôi sẽ không được miễn dịch lâu dài;
    • Bảo vệ khỏi nguy cơ lây nhiễm bằng cách mặc đồ bảo hộ: giày không thấm nước, kính bảo hộ, găng tay;
    • Thường xuyên lau dọn, tránh đọng nước ở trang trại và giảm thiểu ô nhiễm thức ăn do động vật hoặc lãng phí thực phẩm;
    • Kiểm soát chuột bằng biện pháp thích hợp để giúp ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn Leptospira.

    Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Thanh Tùng · Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo