backup og meta
Chuyên mục

2

Hỏi bác sĩ
Lưu
Công cụ
Mục lục bài viết

Nguyên nhân, triệu chứng hạ canxi máu là gì và phác đồ điều trị hiệu quả

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Lê Hương · Huyết học · Bệnh viện truyền máu huyết học Thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 17/11/2023

Nguyên nhân, triệu chứng hạ canxi máu là gì và phác đồ điều trị hiệu quả

Hạ canxi máu có thể kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Hiểu rõ về vấn đề này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc nhận biết dấu hiệu tụt canxi máu và điều trị hiệu quả, tránh để canxi huyết hạ quá nhiều.

Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu nguyên nhân tụt canxi, triệu chứng tụt canxi và cách điều trị hạ canxi để bảo vệ sức khỏe!

Tìm hiểu chung

Hạ canxi máu là gì?

Hạ canxi máu hay thiếu canxi máu, tụt canxi là gì? Đây là tình trạng nồng độ canxi huyết thanh thấp hơn mức bình thường (8,8  mg/dL) hoặc hàm lượng canxi ion hóa bão hoà trong máu dưới 4,7mg/dL.

Triệu chứng

Những biểu hiện của hạ canxi máu là gì?

Một số người không có bất kỳ triệu chứng hạ canxi nào. Tuy nhiên, hầu hết người bệnh sẽ có biểu hiện tụt canxi như sau:

  • Cứng cơ bắp
  • Co thắt cơ bắp
  • Dị cảm hoặc cảm giác châm chích ở đầu ngón chân, ngón tay
  • Thay đổi tâm trạng, chẳng hạn như lo âu, trầm cảm hoặc khó chịu
  • Có vấn đề về trí nhớ
  • Huyết áp thấp
  • Khó khăn khi nói hoặc nuốt
  • Mệt mỏi
  • Parkinson
  • Phù gai thị hoặc sưng đĩa thị

Hạ canxi máu có nguy hiểm không?

Biến chứng hạ canxi máu nặng và cấp tính có thể kể đến như:

  • Co giật
  • Rối loạn nhịp tim
  • Suy tim sung huyết
  • Co thắt thanh quản

Nếu hạ canxi máu kéo dài có tể gây ra:

  • Dấu hiệu tụt canxi kéo dài là da khô
  • Móng tay dễ gãy
  • Sỏi thận hoặc lắng đọng canxi ở vị trí khác trong cơ thể
  • Chứng mất trí nhớ
  • Đục thủy tinh thể
  • Chàm

Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng hạ canxi máu nào được liệt kê ở trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Cơ địa của mỗi người không giống nhau. Vì vậy, triệu chứng thiếu canxi máu cũng khác nhau ở từng người. Tốt nhất là bạn hãy thảo luận với bác sĩ.

Nguyên nhân

Nguyên nhân hạ canxi máu là gì?

Tại sao bị tụt canxi? Nguyên nhân tụt canxi máu phổ biến nhất là suy tuyến cận giáp, xảy ra khi cơ thể tiết lượng hormone tuyến cận giáp ít hơn lượng trung bình. Mức hormone tuyến cận giáp thấp dẫn đến mức canxi thấp trong cơ thể. Suy tuyến cận giáp có thể được di truyền hoặc có thể là kết quả của phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoặc ung thư đầu cổ.

Các nguyên nhân tụt canxi khác bao gồm:

  • Không đủ canxi hoặc vitamin D trong chế độ ăn uống của bạn
  • Nhiễm trùng
  • Một số loại thuốc như phenytoin (dilantin), phenobarbital rifampin
  • Căng thẳng
  • Lo lắng
  • Tập thể dục cường độ mạnh
  • Mức magiê hoặc phosphate không ổn định
  • Bệnh thận
  • Tiêu chảy, táo bón hoặc các rối loạn đường ruột khác ngăn cơ thể hấp thụ canxi thích hợp 
  • Tiêm truyền phosphate hoặc canxi
  • Ung thư đang lan rộng
  • Người mẹ có bệnh tiểu đường trong trường hợp bệnh ở trẻ sơ sinh

Những yếu tố làm tăng nguy cơ thiếu canxi máu?

Nguy cơ hạ canxi máu

Những người bị thiếu vitamin D hoặc thiếu magiê có nguy cơ bị tụt canxi máu. Các yếu tố nguy cơ khác của hạ canxi máu bao gồm:

  • Tiền sử rối loạn tiêu hóa
  • Viêm tụy
  • Suy thận
  • Suy gan
  • Rối loạn lo âu

Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh vì cơ thể trẻ chưa phát triển đầy đủ. Điều này đặc biệt đúng đối với trẻ sinh ra từ các mẹ mắc bệnh tiểu đường.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Cách chẩn đoán hạ canxi máu

Bước đầu tiên trong chẩn đoán là xét nghiệm máu để xác định nồng độ canxi. Bác sĩ cũng có thể sử dụng các bài kiểm tra tinh thần và thể chất để kiểm tra các dấu hiệu hạ canxi máu. Khám sức khỏe có thể được thực hiện để kiểm tra:

  • Tóc
  • Da
  • Cơ bắp

Khám sức khỏe tâm thần có thể bao gồm các xét nghiệm để kiểm tra:

  • Chứng mất trí nhớ
  • Ảo giác
  • Sự nhầm lẫn
  • Cáu gắt, dễ kích động
  • Co giật

Bác sĩ cũng có thể kiểm tra các dấu Chvostek và Trousseau, cả hai đều liên quan đến tình trạng hạ canxi máu.

  • Dấu Chvostek là một phản ứng co giật khi kích thích một tập hợp các dây thần kinh mặt bằng cách vỗ nhẹ vị trí nằm trước tai khoảng 2cm và ngay dưới xương gò má, phản ứng có khi cơ mặt cùng bên co lại.
  • Dấu Trousseau là phản ứng co thắt ở bàn tay hoặc bàn chân, có thể do thiếu máu cục bộ hoặc lượng máu cung cấp cho các mô bị hạn chế. Dấu Trousseau được thực hiện bằng cách bơm máy đo huyết áp khoảng trên 20mmHg so với mức huyết áp tâm thu và giữ khoảng 3 phút, phản ứng dương tính khi bàn tay gập lại. Dấu Trousseau có độ đặc hiệu cao hơn dấu Chvostek.

Xét nghiệm canxi máu bao nhiêu tiền sẽ tùy thuộc vào việc bác sĩ chỉ định những xét nghiệm nào và bệnh viện mà bạn thực hiện. Chi phí xét nghiệm nồng độ canxi trong máu tại bệnh viện Huyết học – Truyền máu Trung Uơng là 16.100đ – 28.000đ.

Cách điều trị hạ canxi

Bị hạ canxi máu phải làm sao? Một số trường hợp tụt canxi máu có thể tự hết mà không cần điều trị. Trong khi đó, một số trường hợp hạ canxi máu nghiêm trọng và thậm chí có thể đe dọa tính mạng. Nếu bạn có một tình trạng cấp tính, bác sĩ có thể phải truyền canxi qua đường tĩnh mạch cho bạn.

Phòng ngừa

Những biện pháp phòng ngừa tình trạng hạ canxi máu?

Thực phẩm ngăn ngừa hạ canxi máu

Nhiều trường hợp tụt canxi máu được điều trị dễ dàng bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Uống bổ sung canxi, vitamin D, magiê hoặc ăn các loại thực phẩm có chứa những chất này có thể giúp điều trị tình trạng hạ canxi. Cẩn thận với các thực phẩm có hàm lượng canxi cao, như sản phẩm từ sữa, vì nó cũng có thể chứa hàm lượng chất béo chuyển hóa và bão hoà cao, gây tăng nồng độ cholesterol và dễ dẫn đến bệnh lý tim mạch.

Để phòng ngừa hạ canxi máu, bạn cũng nên dành thời gian tiếp xúc với ánh mặt trời nhiều hơn để làm tăng lượng vitamin D hoặc hỏi bác sĩ để bổ sung vitamin D bằng đường uống.

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Nguyễn Thị Lê Hương

Huyết học · Bệnh viện truyền máu huyết học Thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Tố Quyên · Ngày cập nhật: 17/11/2023

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo