backup og meta

Khô âm đạo: Bạn có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này không?

Khô âm đạo: Bạn có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này không?

Định nghĩa

Khô âm đạo là tình trạng gì?

Tình trạng khô âm đạo xảy ra khi âm đạo bị mất độ ẩm thông thường (hoặc chất bôi trơn tự nhiên), làm cho phái nữ cảm thấy khó chịu và đau. Tình trạng này còn khiến việc quan hệ tình dục trở nên không thoải mái.

Những ai thường bị khô âm đạo?

Bất cứ phụ nữ nào cũng có thể mắc tình trạng này nhưng thường gặp hơn ở phụ nữ tiền mãn kinh. Theo thống kê, khoảng 1/5 phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh bị khô âm đạo. Ngoài ra, nguyên nhân khô âm đạo cũng có thể là do cơ thể không sản xuất ra được nội tiết tố nữ estrogen dẫn đến tình trạng vùng kín bị khô.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những dấu hiệu và triệu chứng khô âm đạo là gì?

đau khi quan hệ

Các triệu chứng phổ biến nhất của âm đạo khô là:

  • Ngứa âm đạo
  • Cảm giác nóng trong âm đạo
  • Đau khi quan hệ
  • Nhiễm trùng tiết niệu dai dẳng hoặc tái phát.

Do các mô âm đạo ít co giãn, người bệnh có thể bị xuất huyết nhẹ sau khi vệ sinh hoặc quan hệ.

Thực tế, phụ nữ bị khô âm đạo có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Khi phát hiện hoặc nhận thấy có dấu hiệu bất thường, bạn nên đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ phụ khoa để được kiểm tra và khám kỹ càng. Đặc biệt là khi âm đạo bị khô rát kèm theo dấu hiệu chảy máu vì đó có thể là dấu hiệu của ung thư của cổ tử cung hoặc tử cung.

Nguyên nhân

Nguyên nhân âm đạo bị khô là gì?

nguyên nhân âm đạo bị khô

Tình trạng âm đạo khô có thể do nhiễm trùng hoặc lượng estrogen thấp. Điều này do một số nguyên nhân như mãn kinh, sinh con và cho con bú, hút thuốc, stress kéo dài và trầm cảm, rối loạn hệ thống miễn dịch như hội chứng Sjogren, tập thể thao nặng, một số điều trị ung thư như xạ trị vùng chậu, điều trị nội tiết và hóa trị. Người bị bệnh ung thư tử cung hoặc ung thư buồng trứng cũng có nguy cơ bị bệnh vì đã phẫu thuật loại bỏ buồng trứng.

Khô âm đạo còn có thể xảy ra do dùng thuốc, thụt rửa âm đạo sai cách (rửa bằng dung dịch vệ sinh âm đạo), tình trạng khô da ở bộ phận sinh dục và việc kích thích âm đạo trong lúc quan hệ không đủ hoặc không đúng cách. Đôi khi không rõ nguyên nhân gây bệnh.

Nguy cơ mắc bệnh

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc phải tình trạng này?

Các trường hợp bước vào giai đoạn mãn kinh; sinh con và cho con bú; điều trị ung thư; hút thuốc; phẫu thuật (loại bỏ buồng trứng) có thể làm cho lượng estrogen giảm xuống mức thấp, làm tăng nguy cơ khiến vùng kín bị khô.

Điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị khô âm đạo?

uống nhiều nước để điều trị âm đạo khô

Khô âm đạo phải làm sao? Câu trả lời là bạn nên thảo luận với bác sĩ để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Một số phụ nữ có thể dùng thực phẩm bổ sung estrogen qua đường uống, dùng miếng dán hấp thụ trên da, kem bôi trực tiếp lên bộ phận sinh dục hoặc viên thuốc đặt trong âm đạo.

Để cải thiện tình trạng khô vùng kín khi quan hệ, bạn có thể dùng chất bôi trơn. Việc sử dụng chất dưỡng ẩm cũng có thể giúp hỗ trợ điều trị tình trạng “hạn hán’ vùng kín. Chất dưỡng ẩm cũng có thể thay đổi nồng độ pH âm đạo, làm giảm khả năng lây nhiễm bệnh qua đường tình dục.

Các phương pháp điều trị khác bao gồm các biện pháp tự chăm sóc như uống nhiều nước để tránh bị mất nước.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán khô âm đạo?

Bác sĩ chẩn đoán dựa trên triệu chứng đã xuất hiện và xét nghiệm mô âm đạo. Ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào hoặc dịch tiết âm đạo để xét nghiệm qua kính hiển vi.

Phong cách sống và thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của khô âm đạo?

khám phụ khoa

Khô âm đạo phải làm sao để cải thiện? Thực tế là bạn có thể kiểm soát tốt tốc độ hồi phục của mình nếu lưu ý vài điều sau đây:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe.
  • Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
  • Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có các triệu chứng âm đạo bị khô.
  • Vệ sinh âm đạo sạch sẽ, đúng cách.
  • Uống nhiều nước.
  • Thử dùng các chất dưỡng ẩm không kê đơn hoặc các chất bôi trơn tan trong nước.
  • Không dùng các chất dưỡng ẩm hoặc bôi trơn có chứa dầu mà không được sự đồng ý của bác sĩ. Chúng có thể làm cho dịch âm đạo trở nên dính như keo, có hại nhiều hơn có lợi.
  • Không dùng các sản phẩm gây kích ứng cho âm đạo. Các sản phẩm này bao gồm: xà phòng, kem dưỡng ẩm, thụt rửa quá sâu, thuốc xịt âm đạo và nước hoa.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Vaginal dryness https://www.nhs.uk/conditions/vaginal-dryness/ Ngày truy cập 19/12/2021

Vaginal dryness after menopause: How to treat it? https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menopause/expert-answers/vaginal-dryness/faq-20115086 Ngày truy cập 19/12/2021

Vaginal dryness https://www.womens-health-concern.org/help-and-advice/factsheets/vaginal-dryness/ Ngày truy cập 19/12/2021

Vaginal Dryness https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/21027-vaginal-dryness Ngày truy cập 19/12/2021

Experiencing Vaginal Dryness? Here’s What You Need to Know. https://www.acog.org/womens-health/experts-and-stories/the-latest/experiencing-vaginal-dryness-heres-what-you-need-to-know Ngày truy cập 19/12/2021

Ferri, Fred. Ferri’s Netter Patient Advisor. Philadelphia, PA: Saunders / Elsevier, 2012. Bản tải về

Phiên bản hiện tại

19/12/2021

Tác giả: Giang Lê

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Phùng Thị Phương Chi

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Giảm khô âm đạo ở tuổi mãn kinh hiệu quả

5 cách chữa mùi hôi vùng kín khi mang thai hiệu quả để mẹ bớt tự ti


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Phùng Thị Phương Chi

Ung thư - Ung bướu · Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 19/12/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo