backup og meta

Hút thai còn sót dịch: Dấu hiệu nhận biết và những di chứng nguy hiểm

Hút thai còn sót dịch: Dấu hiệu nhận biết và những di chứng nguy hiểm

Tình trạng hút thai còn sót dịch sẽ mang đến những di chứng xấu đến sức khỏe sinh sản nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Do đó, sản phụ cần biết những dấu hiệu của tình trạng này để tránh những di chứng không đáng có.

Tình trạng hút thai còn sót dịch là gì?

Hút thai là phương pháp đưa ống bơm hút chân không vào tử cung để đưa thai cùng các chất dịch ra khỏi cơ thể. Phương pháp này chỉ được chỉ định cho sản phụ có thai nhi dưới 12 tuần và không dưới 7 tuần, được sự đồng ý của thai phụ.

Hút thai còn sót dịch là sự cố còn sót lại mô nhau hoặc thai trong tử cung sau khi thực hiện thủ thuật. Đây cũng là dấu hiệu hút thai không thành công. 

Để an toàn cho sản phụ và không gây ra tình trạng hút thai còn sót dịch, phương pháp này cần được thực hiện bởi tại những cơ sở y tế uy tín với bác sĩ nhiều kinh nghiệm

Sót dịch sau hút thai có nguy hiểm không?

Hút thai còn sót dịch sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe sinh sản. Thâm chí khiến thai phụ vô sinh trong tương lai. Do đó, sau khi hút thai và xuất hiện những dấu hiệu bất thường thì sản phụ cần thăm khám với bác sĩ để kịp thời xử lý.

Cụ thể, hút thai còn sót dịch sẽ dẫn đến những hậu quả như: viêm nhiễm phụ khoa, nhiễm trùng cơ quan sinh sản, thai dị tật đối với những trường hợp hút thai nhưng thai vẫn phát triển, băng huyết. Hệ quả của những biến chứng trên có thể dẫn đến vô sinh hiếm muộn. Thậm chí có thể khiến sản phụ tử vong.

Sau hút thai bao lâu thì hết sản dịch?

Sau khi thực hiện hút thai thành công, sản dịch sẽ tiếp tục chảy ra từ 5 – 10 ngày, sau đó giảm dần và hết hoàn toàn tùy vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của từng người. Trong thời gian này, bạn có thể cảm thấy đau bụng âm ỉ, căng tức, đau nhức ngực, uể oải và mệt mỏi. 

Sau khi hút thai, sản phụ cần nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng để phục hồi lại cơ thể. Bên cạnh đó, nên đi khám định kỳ để được bác sĩ kiểm tra sức khỏe sinh sản.

Dấu hiệu cho thấy hút thai còn sót dịch

dấu hiệu nhận biết hút thai còn sót dịch

Sau khi hút thai, nếu có những dấu hiệu sau đây, sản phụ cần đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và điều trị.

– Ứ đọng dịch bất thường: Nếu dịch chảy ra nhiều, có mùi hôi và đau bụng dữ dội thì rất có thể đây là tình trạng viêm nhiễm sau khi hút thai. Nếu để ứ dịch và viêm nhiễm kéo dài, sản phụ sẽ có nguy cơ vô sinh hoặc hiếm muộn.

– Chảy máu âm đạo kéo dài: Sản phụ sẽ chảy máu âm đạo kéo dài khoảng 5 – 7 ngày, nhiều nhất là 10 ngày sau khi hút thai, tùy theo cơ địa từng người. Những ngày đầu lượng máu sẽ ra nhiều và giảm dần, sau đó hết hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu chảy máu âm đạo kéo dài trên 10 ngày và không giảm dần, có mùi khó chịu thì đây có thể là biến chứng của tình trạng hút thai còn sót.

– Sốt cao, cơ thể mệt mỏi: Hút thai còn sót dịch sẽ gây nhiễm trùng khiến cơ thể phản ứng bằng việc sốt cao và mệt mỏi, lạnh run không đáp ứng thuốc hạ sốt Dấu hiệu này khá phổ biến và dễ nhận biết nhất khi sản phụ còn sót thai. 

– Đau bụng dưới dữ dội: Đau bụng dưới là hiện tượng bình thường bởi lúc này tử cung đang co bóp để đẩy dịch ra ngoài. Cảm giác đau bụng này tương tự như khi đến kỳ kinh nguyệt. Nhưng nếu đau bụng dưới nhiều ngày và mức độ đau càng tăng thì sản phụ cần đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hút thai còn sót dịch

– Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hút thai còn sót dịch ở sản phụ. Trong đó có các lý do phổ biến sau:

– Bác sĩ thực hiện thiếu kinh nghiệm, chuyên môn kém, chẩn đoán chưa chính xác và chỉ định sai phương pháp

– Sản phụ từng nạo, phá thai trước đó

– Thai bám chắc vào thành tử cung và phương pháp hút thai không thể lấy hết phôi thai ra ngoài

– Tử cung đàn hồi chậm, co bóp yêu đã dẫn tới tình trạng còn sót nhiều dịch.

Cách nhanh hết sản dịch sau hút thai

hút thai còn sót dịch

Để sản dịch nhanh hết sau khi hút thai, sản phụ có thể tham khảo một số cách sau đây.

– Vệ sinh vùng kín: Vì sau khi hút thai tử cung sẽ tiếp tục đẩy dịch ra ngoài nên đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập dễ gây các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Sản phụ nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước ấm và lau khô, cần thay băng vệ sinh thường xuyên.

– Vận động nhẹ nhàng: Sản phụ nên có những hoạt động, tập thể dục nhẹ nhàng để cơ thể được lưu thông khí huyết, tránh tình trạng nằm một chỗ.

– Ăn rau ngót: Kinh nghiệm dân gian cho biết, ăn hoặc uống nước từ lá rau ngót giúp hết sản dịch nhanh hơn. Ngoài ra, sản phụ cũng có thể ăn vừng đen, uống nước đậu đen hoặc đậu đỏ rang cũng rất tốt cho việc đẩy dịch ra ngoài.

– Tránh nằm chéo chân: Sau khi hút thai, sản phụ không nên nằm gác chân lên nhau vì điều này ngăn cản dịch chảy ra ngoài, rất dễ gây ứ đọng dịch bên trong tử cung. Bên cạnh đó, sản phụ cũng không nên nịt bụng hoặc mặc đồ bó sát, dễ làm sản dịch không thoát hết ra ngoài và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng hút thai còn sót dịch. Hy vọng bạn đã có thêm những kinh nghiệm cần thiết để bảo vệ sức khỏe sinh sản và tránh những di chứng không đáng có.

Hãy đọc thêm: Sau khi phá thai: Bạn càng phải trân trọng bản thân

[embed-health-tool-due-date]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

FAQ: Post-Abortion Care and Recovery

https://www.ucsfhealth.org/education/faq-post-abortion-care-and-recovery 

Ngày truy cập: 12/11/2021

Hiện tượng sót dịch sau hút thai

https://phathai.org/805-hien-tuong-sot-dich-sau-hut-thai.html 

Ngày truy cập: 12/11/2021

Dấu hiệu hút thai không thành công

https://bacsi247.org/blog/dau-hieu-hut-thai-khong-thanh-cong 

Ngày truy cập: 12/11/2021 

Hút thai có đau không, có để lại di chứng gì không? https://www.jsm.gov.my/vi/web/visuckhoecongdong/home/-/blogs/hut-thai-co-dau-khong-co-de-lai-di-chung-gi-khong 

Ngày truy cập: 12/11/2021

Hút thai còn sót dịch có sao không?

http://phathaihn.org/hut-thai-con-sot-dich-co-sao-khong-12WEF9FB.html 

Ngày truy cập 12/11/2021

Phiên bản hiện tại

22/11/2021

Tác giả: Thu Hiền

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Tạ Trung Kiên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Top những thực phẩm cho mẹ sau sinh giúp mẹ khỏe bé lớn nhanh

Những thay đổi của cơ thể sau khi phá thai (đình chỉ thai kỳ)


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Tạ Trung Kiên

Thẩm mỹ · Bệnh viện An Sinh TPHCM


Tác giả: Thu Hiền · Ngày cập nhật: 22/11/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo