backup og meta

Nên đặt vòng hay cấy que tránh thai? Ưu nhược điểm của từng loại

Nên đặt vòng hay cấy que tránh thai? Ưu nhược điểm của từng loại

Để trả lời cho thắc mắc: “Phụ nữ nên đặt vòng hay cấy que tránh thai?”, bạn có thể tham khảo ưu và nhược điểm của cả hai phương pháp này. Ngoài ra, Hello Bacsi cũng sẽ mang đến thông tin về các tình trạng sức khỏe cụ thể không nên đặt vòng và cấy que tránh thai. 

Vòng đặt tránh thai là thiết bị nhỏ hình chữ T được cấy vào tử cung phụ nữ. Về cơ bản, có 2 loại vòng đặt tránh thai là vòng tránh thai nội tiết và vòng tránh thai chứa đồng. Que cấy tránh thai là một que nhựa dẻo được đặt dưới da của cánh tay trên của phụ nữ. Que cấy tránh thai bằng cách giải phóng hormone progestin, ức chế sự rụng trứng, làm đặc chất nhầy cổ tử cung.

Đặc điểm chung của vòng tránh thai và que tránh thai

Nếu bạn đang phân vân không biết nên đặt vòng hay cấy que tránh thai, tìm hiểu các điểm tương đồng giữa 2 phương pháp này sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn và dễ dàng so sánh và lựa chọn khi chọn cách ngừa thai thích hợp. Sau đây là những điểm chung của phương pháp đặt vòngcấy que ngừa thai: 

  • Hiệu quả cao. Vòng tránh thai và que tránh thai đều có thể ngăn chặn hơn 99% khả năng thai ngoài ý muốn.
  • An toàn. Cả hai phương pháp tránh thai không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của phụ nữ nếu tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng và giám sát định kỳ.
  • Thời gian sử dụng dài hạn. Cả hai phương pháp đều có thể có hạn sử dụng từ 3 đến 10 năm, tùy vào loại sản phẩm.
  • Không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau khi ngưng sử dụng. Sau khi tháo vòng tránh thai hoặc và que tránh thai, khả năng sinh sản của phụ nữ sẽ trở lại bình thường và không có tác dụng phụ lâu dài. 

Tóm lại, cả vòng tránh thai và que cấy tránh thai đều là lựa chọn tránh thai an toàn và hiệu quả cho phụ nữ.

Nên đặt vòng hay cấy que tránh thai?

nên đặt vòng hay cấy que tránh thai

Việc đặt vòng hay cấy que tránh thai phụ thuộc vào nhu cầu và sức khỏe của mỗi người. Cả hai phương pháp đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Sau đây là một số yếu tố bạn nên cân nhắc để có thể lựa chọn cách thức cấy tránh thai phù hợp. 

  1. Tình trạng sức khỏe của bạn.
  2. Thời gian sử dụng. Vòng tránh thai có thể được sử dụng trong 5-10 năm tùy thuộc vào loại vòng. Trong khi đó, que tránh thai có thể được sử dụng từ 3-5 năm.
  3. Tần suất quan hệ tình dục. Vòng tránh thai được đặt trong cổ tử cung có thể gây tổn thương vùng kín hoặc/và bị rơi tuột nếu bạn quan hệ quá mạnh.
  4. Chi phí ngừa thai. Giá đặt vòng và cấy que tránh thai sẽ tùy thuộc vào sản phẩm và cơ sở y tế mà bạn lựa chọn. Tuy nhiên, trung bình cấy que tránh thai có chi phí cao hơn đặt vòng tránh thai.

Để xác định nên đặt vòng hay cấy que tránh thai, bên cạnh việc tham khảo ý kiến bác sĩ, bạn có thể xem xét ưu – nhược của hai cách thức ngừa thai này.

>> Gợi ý cho bạn: Review về cấy que tránh thai 

Ưu – Nhược điểm của đặt vòng tránh thai

Đặt vòng tránh thai quan hệ mạnh có sao không

Tìm hiểu thêm về những lợi ích và hạn chế của vòng tránh thai sẽ giúp bạn có thể có lựa chọn sáng suốt khi đang phân vân không biết nên đặt vòng hay cấy que tránh thai.

Ưu điểm của vòng tránh thai

  • Phụ nữ có thể đặt vòng bất cứ lúc nào trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Phụ nữ có thể thụ thai nhanh chóng sau khi tháo vòng tránh thai
  • An toàn sử dụng ở phụ nữ đang cho con bú

Ưu điểm của đặt vòng tránh thai nội tiết

  • Thời hạn sử dụng từ 3 đến 8 năm tùy theo từng loại.
  • Có thể làm giảm đau bụng kinh, giúp kỳ hành kinh nhẹ nhàng hơn. Một số nữ giới hoàn toàn không có kinh nguyệt khi họ đặt vòng tránh thai nội tiết.
  • Có thể giúp điều trị một số triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung buồng trứng đa nang.
  • Hiệu quả tránh thai nhanh chóng sau khi đặt vòng:
    • Nếu phụ nữ đặt vòng trong 7 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt, hiệu quả ngừa thai sẽ được phát huy ngay.
    • Nếu phụ nữ đặt vòng tránh thai ở những thời điểm khác trong chu kỳ của mình, hiệu quả sẽ phát huy sau 7 ngày. 

Ưu điểm của đặt vòng tránh thai chứa đồng

  • Thời hạn sử dụng từ 5 – 10 năm tùy theo từng loại.
  • Phù hợp cho nữ giới không thể sử dụng hormone estrogen.
  • Không có tác dụng phụ về nội tiết tố, chẳng hạn như mụn trứng cá, nhức đầu hoặc căng tức ngực.
  • Hiệu quả tránh thai khẩn cấp rất hiệu quả.

Nhược điểm của vòng tránh thai

  • Gây tổn thương cơ quan sinh dục, đường tiết niệu và cổ tử cung khi quan hệ quá mạnh. Tuy nhiên tỉ lệ gặp phải biến chứng này cũng không nhiều.
  • Rủi ro nhỏ gây tổn thương tử cung. Trong một số ít trường hợp, vòng tránh thai có thể tạo ra một lỗ trong tử cung khi được đưa vào. 
  • Rủi ro vòng tránh thai bị rơi ra ngoài, thường phổ biến ở 3 tháng đầu tiên sau khi đặt vòng.
  • Chảy máu giữa kỳ kinh trong 3 đến 6 tháng đầu tiên.
  • Nguy cơ cao mang thai ngoài tử cung nếu thụ thai ngoài ý muốn
  • Gây thay đổi tâm trạng và đau đầu khi đặt vòng tránh thai nội tiết tố.
  • Gây rong kinh, kinh nguyệt ra nhiều khi đặt vòng tránh thai chứa đồng.

>> Tìm hiểu sâu hơn: 7 tác dụng phụ khi đặt vòng tránh thai bạn nên cân nhắc 

Ai không nên dùng vòng tránh thai?


Nên cấy que tránh thai hay đặt vòng? Bạn không nên chọn phương pháp đặt vòng tránh thai nếu gặp những tình trạng sức khỏe sau:
  • Viêm vùng chậu
  • Bất thường ở tử cung
  • Thường bị chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân giữa các thời kỳ hoặc sau khi quan hệ tình dục
  • Tiền sử mổ đẻ cũ nhiều lần gây biến dạng buồng tử cung. 
Vòng tránh thai nội tiết tố không khuyên dùng cho những phụ nữ có các vấn đề sau:
  • Ung thư vú
  • Bệnh gan
Vòng tránh thai chứa đồng có thể không phải lựa chọn cho những phụ nữ có các vấn đề sau:
  • Rong kinh
  • Thiếu máu
  • Lạc nội mạc tử cung

Ưu – Nhược điểm của cấy que tránh thai

cấy que tránh thai

Nên đặt vòng hay cấy que tránh thai? Sau đây là những ưu nhược điểm của que cấy ngừa thai nếu bạn đang cân nhắc đến phương pháp này.

Ưu điểm của que cấy tránh thai

  • Hiệu quả kéo dài trong 3 đến 5 năm
  • Cấy que ngừa thai ở cánh tay tiện lợi
  • Không ảnh hưởng đến đời sống tình dục
  • Không lo rơi tuột như khi đặt vòng tránh thai

Nhược điểm của que cấy tránh thai

  • Dẫn đến tác dụng phụ trong vài tháng đầu, có thể kể đến: nhức đầu, buồn nôn, căng ngực và thay đổi tâm trạng
  • Gây ra rối loạn kinh nguyệt: rong kinh, kinh nguyệt không đều, vô kinh hoặc mất kinh
  • Gây ra mụn trứng cá, nám da, khó chịu, thay đổi tâm trạng do hormone
  • Có thể để lại sẹo

>> Đọc thêm: Cấy que tránh thai là gì? Có an toàn không? 

Ai không nên dùng que tránh thai?


Nếu bạn đang phân vân giữa việc cấy que hay đặt vòng tránh thai, hãy chú ý đến những lưu ý an toàn sau. Những người không nên cấy que tránh thai do đang mắc các bệnh lý sau:
  • Bệnh gan
  • Ung thư vú
  • Các vấn đề về động mạch và cục máu đông
  • Có tiền sử bệnh tim, đau tim, đột quỵ
  • Thường bị chảy máu không rõ nguyên nhân giữa các thời kỳ hoặc sau khi quan hệ tình dục
Ngoài ra, nữ giới cũng nên lưu ý và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có tiền sử:
  • Co giật hoặc động kinh
  • Dị ứng với thuốc gây mê hoặc thuốc sát trùng
  • Có tiền sử điều trị trầm cảm, tiểu đường, túi mật, huyết áp cao
  • Có hàm lượng cholesterol cao hoặc chất béo trung tính cao

>> Có thể bạn quan tâm: Cấy que tránh thai bao lâu thì quan hệ được?

Kết luận

Việc lựa chọn đặt vòng hay cấy que tránh thai phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như: độ tuổi, tình trạng sức khỏe, tình trạng kinh nguyệt, tình trạng sinh sản, lối sống, thời gian sử dụng…

Vì vậy, trước khi quyết định nên đặt vòng hay cấy que tránh thai, bạn hãy nắm rõ những ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp. Đồng thời, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận được chẩn đoán và hướng dẫn phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham gia Cộng đồng Sức khỏe phụ nữ của chúng tôi để nhận lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia và bác sĩ từ Hello Bacsi!

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Contraception – intrauterine devices (IUD) – Better Health Channel
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/contraception-intrauterine-devices-iud
Ngày truy cập: 13/03/2023
Should I get a copper or a hormonal IUD? (plannedparenthood.org)
https://www.plannedparenthood.org/learn/ask-experts/should-i-get-a-copper-or-a-hormonal-iud
https://www.nhs.uk/conditions/contraception/iud-coil/
Ngày truy cập: 13/03/2023
Contraceptive implant – NHS (www.nhs.uk)
https://www.nhs.uk/conditions/contraception/contraceptive-implant
Ngày truy cập: 13/03/2023
What’s an IUD insertion like? (plannedparenthood.org)
https://www.plannedparenthood.org/learn/birth-control/iud/whats-an-iud-insertion-like
Ngày truy cập: 13/03/2023
Intrauterine Device (IUD): Birth Control, Use & Side Effects (clevelandclinic.org)
https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/24441-intrauterine-device-iud
Ngày truy cập: 13/03/2023
Contraceptive implant | healthdirect
https://www.healthdirect.gov.au/contraceptive-implant
Ngày truy cập: 13/03/2023
Contraceptive implant – Mayo Clinic
https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/contraceptive-implant/about/pac-20393619
Ngày truy cập: 13/03/2023
Birth Control Implants | Nexplanon Information (plannedparenthood.org)
https://www.plannedparenthood.org/learn/birth-control/birth-control-implant-nexplanon
Ngày truy cập: 13/03/2023
Long-Acting Reversible Contraception: Implants and Intrauterine Devices | ACOG
https://www.acog.org/clinical/clinical-guidance/practice-bulletin/articles/2017/11/long-acting-reversible-contraception-implants-and-intrauterine-devices
Ngày truy cập: 13/03/2023
Hai mặt của 5 biện pháp tránh thai phổ biến được nhiều chị em tin dùng nhất – Chương trình mục tiêu quốc gia – Cổng thông tin Bộ Y tế (moh.gov.vn)
https://moh.gov.vn/chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia/-/asset_publisher/7ng11fEWgASC/content/hai-mat-cua-5-bien-phap-tranh-thai-pho-bien-uoc-nhieu-chi-em-tin-dung-nhat
Ngày truy cập: 13/03/2023

Phiên bản hiện tại

27/03/2023

Tác giả: Trần Cẩm Tú

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Tố Quyên


Bài viết liên quan

Đang uống thuốc tránh thai hàng ngày thì có kinh phải làm sao?

Quan hệ xong đau bụng dưới có thai không? Làm sao để ngừa thai?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 27/03/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo