backup og meta

7 tác dụng phụ khi đặt vòng tránh thai bạn nên cân nhắc

7 tác dụng phụ khi đặt vòng tránh thai bạn nên cân nhắc

Đặt vòng tránh thai là một trong những phương pháp ngừa thai an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, tác dụng phụ khi đặt vòng tránh thai cũng nên được cân nhắc kỹ lưỡng. Vậy ai không nên đặt vòng tránh thai? Đặt vòng tránh thai có đau không? Mời bạn tham khảo bài viết sau.

>>> Hãy đọc thêm: 5 biện pháp tránh thai phổ biến, hiệu quả cao

Đặt vòng tránh thai là gì?

Vòng tránh thai là một thiết bị nhỏ hình chữ T, thường bằng nhựa và đồng. Bác sĩ sẽ đặt vòng vào tử cung của bạn để giúp ngăn ngừa thai. Khi được đưa vào đúng cách, vòng tránh thai có hiệu quả ngừa thai hơn 99%.

Tác dụng phụ khi đặt vòng tránh thai

Có 2 loại vòng tránh thai được đang được áp dụng phổ biến, bao gồm:

  • Vòng tránh thai nội tiết giải phóng lượng hormone progesterone làm đặc chất nhầy cổ tử cung. Điều này khiến cho tinh trùng khó đi vào cổ tử cung. 
Progesterone cũng làm chậm sự phát triển của niêm mạc tử cung. Khiến tử cung không thích hợp để trứng đã thụ tinh phát triển và làm ổ.

>>> Hãy đọc thêm: Đặt vòng tránh thai nội tiết: Quy trình thực hiện và đối tượng phù hợp

  • Vòng tránh thai chứa đồng không chứa nội tiết tố. Loại vòng tránh thai này làm thay đổi môi trường bên trong cổ tử cung. Từ đó, cản trở khả năng di chuyển của tinh trùng và sự thụ tinh của trứng, và ngăn cản trứng đã thụ tinh làm tổ.
Vòng tránh thai chứa đồng được thiết kế để giữ nguyên vị trí trong tối đa 10 năm. Trong khi đó, vòng tránh thai nội tiết có thể sử dụng trong 5 năm. Nếu bạn muốn có thai, cả hai loại đều có thể dễ dàng được gỡ bỏ sớm hơn hạn sử dụng của chúng.

Đặt vòng tránh thai có đau không?

Trước khi đặt vòng tránh thai, bác sĩ sẽ đo độ sâu tử cung của bạn. Thực tế, nhiều phụ nữ đánh giá, việc đo độ sâu của tử cung đau hơn quá trình đặt vòng tránh thai thực sự.

Các báo cáo về cơn đau liên quan đến việc đặt vòng tránh thai rất khác nhau. Tùy theo cơ địa và thể trạng của từng người, mức độ đau sẽ khác nhau. Một số người cảm thấy cơn đau như vết ong đốt. Song, những người khác mô tả nó là cơn đau mạnh hơn. Hãy chắc chắn rằng bạn mang một lớp lót quần hoặc băng vệ sinh vì có thể có một số vết hoặc chảy máu sau khi làm thủ thuật.

Đặt vòng tránh thai có đau không?

Mức độ cơn đau của việc đặt vòng tránh thai sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng chịu đau của bạn. Cũng như vị trí và hình dạng của tử cung. Vì vậy, bạn nên sắp xếp công việc và lên sẵn kế hoạch nghỉ ngơi khi đặt vòng tránh thai.

>> Mời bạn tham khảo thêm: Bạn đã biết cách sử dụng vòng tránh thai?

7 tác dụng phụ khi đặt vòng tránh thai thường gặp

Sau khi đặt vòng tránh thai, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ và biến chứng ngoài ý muốn. Hãy lưu ý kỹ những tác dụng phụ khi đặt vòng tránh thai để kịp thời liên hệ với bác sĩ khi cần.

tác dụng phụ sau khi đặt vòng tránh thai

1. Chuột rút 

Chuột rút là một trong những tác dụng phụ khi đặt vòng tránh thai. Nguyên nhân chuột rút sau khi đặt vòng là do cổ tử cung phải giãn nở để vòng tránh thai đi qua. Mức độ chuột rút ở từng người sẽ khác nhau. Thông thường, sau khi đặt vòng tránh thai, những phụ nữ đã sinh con qua đường âm đạo có thể ít bị đau hơn.

Chuột rút sau khi đặt vòng tránh thai kéo dài bao lâu? Một số người sẽ giảm bớt tình trạng chuột rút vài giờ sau khi bác sĩ hoàn thành thủ thuật. Nhưng đối với hầu hết phụ nữ, cảm giác khó chịu có thể kéo dài vài ngày. Tình trạng chuột rút thường giảm hoàn toàn sau 3-6 tháng.

Tình trạng chuột rút kéo dài thường phổ biến hơn khi bạn đặt vòng tránh thai chứa đồng. Với vòng tránh thai nội tiết tố, 30% báo cáo tình trạng chuột rút sẽ gia tăng vào 3 tháng sau khi đặt vòng.  Trong khi 25% báo cáo, có sự cải thiện chuột rút so với trước khi đặt vòng tránh thai. 

2. Tác dụng phụ khi đặt vòng tránh thai: Kinh nguyệt khác thường

Một tác dụng phụ khi đặt vòng tránh thai thường gặp khác là sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Tùy thuộc vào từng người mà tác dụng phụ này diễn ra khác nhau. Bạn có thể gặp tình trạng: lượng kinh nguyệt quá nhiều, kỳ kinh kéo dài, kỳ kinh nguyệt không theo quy luật, cá biệt có trường hợp kinh nguyệt ngắn, hoặc không có kinh nguyệt.

Khoảng 95% phụ nữ sẽ có kinh nguyệt đều đặn trở lại sau 6 tháng đặt vòng tránh thai. 

Một số phụ nữ đặt vòng tránh thai nội tiết tố có thể không có kinh nguyệt trong thời gian đặt vòng. Trong khi đó, đối với vòng tránh thai chứa đồng, tác dụng phụ có thể gặp là kinh nguyệt không đều có thể kéo dài. 

Nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn quá nhiều và dai dẳng hoặc không có kinh nguyệt trong 3 tháng liên tục, hãy đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

3. Ra huyết âm đạo

Hầu hết tất cả phụ nữ sẽ bị chảy máu âm đạo sau khi đặt vòng tránh thai. Tình trạng này có thể biến đổi từ hiện tượng chảy máu không thường xuyên (đốm máu lấm tấm, hoặc tiết dịch màu nâu) đến chảy nhiều máu.

Tình trạng chảy máu này không thể xác định trước. Chính vì vậy, bạn nên mang theo một chiếc quần lót dự trữ, hoặc băng vệ sinh sau khi đặt vòng tránh thai. Việc chảy các đốm máu thường xuất hiện trong khoảng 90 ngày. Tuy nhiên, tình trạng nhưng thỉnh thoảng xuất huyết có thể kéo dài trong 6 tháng sau khi đặt vòng tránh thai.

4. Viêm nhiễm đường sinh dục

tác dụng phụ sau khi đặt vòng tránh thai

Khoảng 1 trong số 300 người đặt vòng tránh thai có thể bị viêm nhiễm trong quá trình đặt vòng lần đầu tiên. Tình trạng viêm nhiễm thường có biểu hiện đau vùng hạ vị, sốt và ra huyết âm đạo hôi. Tác dụng phụ khi đặt vòng tránh thai này có thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh. 

>> Mời bạn tham khảo thêm: Viêm phụ khoa: Ngần ngại sẽ làm hại “cô bé”

5. Tác dụng phụ khi đặt vòng tránh thai: Thủng tử cung

Một tác dụng phụ khi đặt vòng tránh thai khá hiếm gặp chính là hiện tượng thủng tử cung. Khoảng 1/500 người đặt vòng tránh thai có thể có một lỗ nhỏ trên thành tử cung (dạ con).

Tình trạng này có thể xảy ra trong quá trình vòng tránh thai được đưa vào tử cung. Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể là do vòng tránh thai di chuyển và nằm sai chỗ. Nếu điều này xảy ra, việc phẫu thuật tháo vòng tránh thai là cần thiết. 

6. Vòng tránh thai bị rơi ra ngoài

Đây là một trong những tác dụng phụ hiếm gặp khi đặt vòng tránh thai. Trong vòng ba tháng đầu, vòng tránh thai có thể bị rơi ra ngoài. Đặc biệt là trong, hoặc sau những ngày hành kinh.

Vòng tránh thai bị rơi thường xảy ra ở phụ nữ rất trẻ chưa từng mang thai, hoặc trường hợp đặt vòng quá sớm sau sinh. Ngoài ra người bị hở tử cung hoặc bị biến dạng tử cung cũng có thể gặp tình trạng này.

Tốt nhất là bạn nên kiểm tra các dây của vòng tránh thai. Bạn có thể tự kiểm tra tại nhà bằng cách sờ tìm dây của vòng tránh thai, hoặc yêu cầu đối tác của bạn kiểm tra giúp. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp các dây này cuộn lại và nằm ngay sau cổ tử cung, bạn không thể cảm nhận được. Để chắc chắn, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

>>> Hãy đọc thêm: 8 dấu hiệu tuột vòng tránh thai chị em hết sức lưu ý

7. Mang thai ngoài ý muốn

mang thai ngoài tử cung

Đặt vòng tránh thai mang đến hiệu quả hơn 99% ngừa thai nếu được đặt đúng cách và ở đúng vị trí. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể mang thai kể cả khi đã đặt vòng tránh thai. Tỷ lệ mang thai là 0,2% đến 0,8% trong năm đầu tiên sau khi đặt vòng. Khả năng mang thai sẽ ít hơn sau đó.

Nếu bạn mang thai ngoài ý muốn khi đã đặt vòng tránh thai, khả năng cao bạn sẽ gặp nguy cơ mang thai ngoài tử cung. Nếu bạn nghĩ rằng mình mang thai sau khi đã đặt vòng, hãy liên hệ và điều trị ngay với bác sĩ chuyên khoa.

>>> Hãy đọc thêm: Mang thai ngoài tử cung có dấu hiệu gì? 

Ai không nên đặt vòng tránh thai?

Những tác dụng phụ khi đặt vòng tránh thai nhìn chung không quá rủi ro và gây biến chứng nặng nề đến sức khỏe của bạn.

tác dụng phụ sau khi đặt vòng tránh thai

Tuy nhiên, phương pháp này không dành cho tất cả phụ nữ. Nếu bạn gặp những vấn đề sức khỏe sau, tốt nhất bạn không nên đặt vòng tránh thai:

Vòng tránh thai nội tiết có thể không phải là một lựa chọn tốt cho bạn, nếu bạn đang:

  • Điều trị ung thư vú 
  • Những bệnh về gan

Vòng tránh thai chứa đồng có thể không phù hợp với bạn, nếu bạn:

Những câu hỏi thường gặp về vòng tránh thai

Mời bạn đọc thêm những bài viết dưới đây để giải đáp ngay những thắc mắc của bạn về vòng tránh thai:

Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin cần thiết về các tác dụng phụ khi đặt vòng tránh thai. Cũng như những thông tin khác về việc đặt vòng và ngừa thai an toàn. Chúc bạn có sự lựa chọn ngừa thai phù hợp với sức khỏe và thể trạng của mình!

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Contraception – intrauterine devices (IUD) – Better Health Channel

https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/contraception-intrauterine-devices-iud

Ngày truy cập: 7/6/2022

Hormonal IUD (Mirena) – Mayo Clinic

https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/mirena/about/pac-20391354

Ngày truy cập: 7/6/2022

IUDs: Benefits and Side Effects to Consider

https://health.clevelandclinic.org/do-the-benefits-of-iuds-outweigh-the-potential-side-effects/

Ngày truy cập: 7/6/2022

What are the side effects of IUDs?

https://www.drugs.com/medical-answers/side-effects-iuds-3439694/

Ngày truy cập: 7/6/2022

Intrauterine device (IUD) – NHS

https://www.nhs.uk/conditions/contraception/iud-coil/

Ngày truy cập: 7/6/2022

Phiên bản hiện tại

16/06/2022

Tác giả: Trần Cẩm Tú

Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Dấu hiệu nhận biết khi tuột vòng tránh thai và cách xử lý

Đặt vòng tránh thai sau sinh: Những điều mẹ bỉm cần biết!


Tham vấn y khoa:

Thạc sĩ - Dược sĩ - Giảng viên Lê Thị Mai

Dược · Đại học Nguyễn Tất Thành


Tác giả: Trần Cẩm Tú · Ngày cập nhật: 16/06/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo