backup og meta

Giang mai ở bộ phận sinh dục nữ có nguy hiểm không?

Giang mai ở bộ phận sinh dục nữ có nguy hiểm không?

Bệnh giang mai ở bộ phận sinh dục nữ có thể ngăn chặn và điều trị. Tuy nhiên nếu không điều trị sớm có thể dẫn tới vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy giang mai ở bộ phận sinh dục nữ là gì? Có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Giang mai ở bộ phận sinh dục nữ là gì?

Giang mai ở bộ phận sinh dục là bệnh lây truyền qua đường sinh dục – Sexually Transmitted Infections (STDs) do vi khuẩn Treponema pallidum gây nên. Vi khuẩn này lây lan chủ yếu thông qua quan hệ tình dục âm đạo và qua hậu môn. Ngoài ra, bệnh giang mai nói chung cũng có thể lây nhiễm ở môi và miệng.


Giang mai ở bộ phận sinh dục không gây ảnh hưởng trực tiếp hay nguy hiểm tới sức khoẻ ở giai đoạn đoạn đầu, nhưng lại gây khó chịu tới sinh hoạt tình dục và dễ lây nhiễm cho người khác. Nếu để tình trạng bị nhiễm giang mai ở bộ phận sinh dục lâu dài, có thể gây nghiêm trọng tới sức khoẻ cơ quan nội tạng.

Giang mai ở bộ phận sinh dục

Dấu hiệu giang mai ở nữ

Thông thường, dấu hiệu đặc trưng của bệnh giang mai là khi vết đau xuất hiện trên khu vực bị nhiễm bệnh. Đặc biệt vùng âm đạo xuất hiện chancre – vết loét tròn, màu đỏ thịt tươi và có nền cứng, không đau. Chúng có khả năng vỡ và hình thành vết thương hở, gây ẩm ướt. Đây cũng là loại vi khuẩn gây nhiễm trùng dễ lây lan nhất. Chúng có thể khó phân biệt với những mụn nhọt bình thường khác.

>>>Tìm hiểu thêm: Triệu chứng bệnh giang mai qua từng giai đoạn

Bệnh giang mai thường xuất hiện từ ba tuần đến ba tháng sau khi tiếp xúc. Vết loét thường sẽ tự mình biến mất sau một vài tuần, ngay cả khi không được điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh giang mai ở bộ phận sinh dục không được điều trị, bệnh sẽ tiến tới giai đoạn nghiêm trọng hơn (giai đoạn thứ 2). Trong thời gian đó, bạn có thể bị phát ban và lây lan sang các bộ phận cơ thể khác. Phát ban thường không bị ngứa hoặc đau, nó có thể đi kèm với các triệu chứng giống như cúm nói chung và có thể biến mất sau một vài tuần, nhưng chúng cũng có thể tiếp tục tái phát, các triệu chứng bao gồm:

  • Sốt 
  • Đau họng 
  • Sưng hạch bạch huyết 
  • Đau đầu
  •  Đau cơ nói chung.

Nếu không được điều trị, bệnh giang mai có thể tiến tới thời kỳ thứ 3 (giai đoạn nghiêm trọng nhất). Nhiễm trùng có thể hình thành các khối u và ảnh hưởng các cơ quan khác. Vì vậy, bạn nên điều trị giang mai ở bộ phận sinh dục càng sớm càng tốt trước khi bệnh tiến triển nhanh tới mức nghiêm trọng.

Giang mai ở bộ phận sinh dục

>>>Đọc thêm: Xuất hiện vết loét trên da không đau: Rất có thể là bệnh giang mai

Giang mai ở bộ phận sinh dục nữ có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản không?

Việc bệnh giang mai ở bộ phận sinh dục nữ có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản không đang là mối lo ngại của nhiều chị em phụ nữ.



Theo khảo sát, phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai mà không được điều trị, sẽ có 50% khả năng sảy thai hoặc thai chết lưu. Điều này cũng có tác động trực tiếp đến khả năng sinh sản ở phụ nữ.

Bạn nên đi kiểm tra bệnh giang mai trước khi mang thai trong ba tháng đầu vì các triệu chứng bệnh giang mai ở bộ phận sinh dục không phải lúc nào cũng rõ ràng. Ngoài ra, bệnh giang mai ở bộ phận sinh dục cũng làm tăng nguy cơ nhiễm HIV và có thể gây ra vấn đề trong khi mang thai. 

Bệnh giang mai có khả năng lan truyền cho em bé khi đang còn trong bụng mẹ. Bệnh giang mai bẩm sinh cực kỳ nguy hiểm đối với đứa trẻ sơ sinh, và có khả năng tử vong cao nếu không được điều trị kịp thời.

>>> Tham khảo: Giang mai dương vật có nguy hiểm không?

Cách điều trị và ngăn ngừa giang mai ở bộ phận sinh dục nữ

Bệnh giang mai có chữa được không? Trong giai đoạn đầu, bệnh giang mai có thể được điều trị bằng penicillin, một loại thuốc kháng sinh chống lại các sinh vật gây ra bệnh giang mai. Tuỳ vào tình trạng và mức độ của bệnh giang mai ở bộ phận sinh dục, nếu ở các giai đoạn sau nghiêm trọng, bác sĩ có thể tiêm một hoặc nhiều liều penicillin cho bệnh nhân. Việc điều trị bệnh giang mai bằng thuốc tuyệt đối phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

Giang mai ở bộ phận sinh dục

Bệnh giang mai có thể dễ dàng chữa được bằng kháng sinh trong giai đoạn đầu. Nếu để bệnh quá lâu và điều trị bệnh giang mai giai đoạn cuối, bệnh sẽ gây nhiễm trùng và tấn công các cơ quan nội tạc của bạn như gây ra khối u, tê liệt, tác động xấu đến hệ thần kinh và não. Các biến chứng từ bệnh giang mai giai đoạn cuối có thể xuất hiện 10-20 năm sau khi bạn bị nhiễm bệnh. 

Một số cách ngăn ngừa bệnh giang mai ở bộ phận sinh dục bạn có thể tham khảo như:

  • Không quan hệ tình dục: không quan hệ qua âm đạo, hậu môn, và miệng cho đến khi bạn và đối tác đã hoàn toàn được điều trị hết bệnh 
  • Sau khi điều trị khỏi bệnh, bạn nên luôn dùng bao cao su khi quan hệ tình dục để đảm bảo an toàn sức khoẻ và không bị lây bệnh hay tái nhiễm.
  • Thường đi khám và kiểm tra bệnh truyền nhiễm STDs định kỳ để có thể phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

>>> Tìm hiểu thêm: Làm thế nào để phòng ngừa bệnh giang mai hiệu quả?

Bệnh giang mai ở bộ phận sinh dục có thể được điều trị. Bạn nên thẳng thắn trao đổi với đối tác nếu có dấu hiệu giang mai ở nữ để được chẩn đoán và điều trị sớm. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về giang mai ở bộ phận sinh dục ở nữ vì sức khỏe tình dục và sức khoẻ sinh sản sau này của bạn.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

How is syphilis prevented?

https://www.plannedparenthood.org/learn/stds-hiv-safer-sex/syphilis/how-is-syphilis-prevented

Ngày truy cập 23/06/2022

syphilis in pregnancy

https://www.marchofdimes.org/complications/syphilis-in-pregnancy.aspx#:~:text=If%20you’re%20pregnant%20and,tested%20and%20treated%20for%20syphilis.

Ngày truy cập 23/06/2022

Syphilis and a pregnant woman: a real danger for the woman and the child

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6409870/

Ngày truy cập 23/06/2022

Syphilis

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4622-syphilis

Ngày truy cập 23/06/2022

The Diagnosis, Management and Prevention of Syphilis

https://www.nycptc.org/x/Syphilis_Monograph_2019_NYC_PTC_NYC_DOHMH.pdf

Ngày truy cập 23/06/2022

Phiên bản hiện tại

23/06/2022

Tác giả: Trần Thùy Linh

Tham vấn y khoa: Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Giang mai dương vật có nguy hiểm không?

Giang mai thần kinh


Tham vấn y khoa:

Ban Tham vấn Y khoa Hello Bacsi

Đa khoa · Hello Bacsi


Tác giả: Trần Thùy Linh · Ngày cập nhật: 23/06/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo