Tác hại của việc trám răng không đúng kỹ thuật có thể gây ra hàng loạt vấn đề nghiêm trọng như làm hỏng men răng, nhiễm trùng, tạo điều kiện cho sâu răng tái phát…
Bạn cần lưu ý gì khi đi trám răng để không gặp phải những tác hại trên? Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thêm câu trả lời nhé.
Phương pháp trám răng là gì?
Trám răng là một kỹ thuật nha khoa lấp đầy những lỗ hổng, phần nứt, mẻ trên bề mặt răng bằng vật liệu nhân tạo. Mục đích của việc trám răng là ngăn chặn sự phát triển của mảng bám vi khuẩn và phòng ngừa răng bị mất chất nhiều hơn hoặc đau đớn hơn trong tương lai.
Vật liệu trám răng thường là sự kết hợp của kim loại, nhựa, thủy tinh hoặc các vật liệu khác bám vào mô răng được sử dụng để sửa chữa hoặc phục hồi răng.
Mục đích trám răng phổ biến nhất là để “lấp đầy” một vùng răng đã được nha sĩ loại bỏ do sâu răng. Ngoài ra, trám răng cũng được sử dụng để sửa chữa răng bị nứt hoặc vỡ và răng bị mòn do tác động ngoại lực; chẳng hạn như do cắn móng tay hoặc nghiến răng.
Khi nào bạn cần trám răng?
Trước khi tìm hiểu tác hại của việc trám răng, mời bạn đọc qua những trường hợp cần được trám răng.
- Sâu răng: Vi khuẩn tấn công men răng và tạo ra một vùng hỏng. Nếu không điều trị, sâu răng có thể phát triển có thể ảnh hưởng đến lớp men bên ngoài của răng; lớp ngà bên trong và lớp tủy gồm thần kinh và mạch máu ở trung tâm của răng.
- Sứt, vỡ hoặc gãy răng: Khi bề mặt răng bị sứt vỡ, phương pháp trám răng có thể được sử dụng để khôi phục lại hình dáng và chức năng ban đầu của răng.
- Xuất hiện các hốc răng nhỏ: Các vùng bị ăn mòn có thể được trám để ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp giữa thức ăn, vi khuẩn và các cấu trúc nhạy cảm bên trong răng.
Trám răng đúng cách có ảnh hưởng gì không?
Bạn không cần quá lo lắng về tác hại của việc trám răng nếu phương pháp này được thực hiện đúng cách. Dưới đây là một số ảnh hưởng tích cực việc trám răng đúng kỹ thuật:
- Bảo vệ răng khỏi sự phát triển của sâu răng. Việc trám răng có thể ngăn chặn sự phát triển của sâu răng, giúp bảo vệ răng khỏi các tác động xấu từ vi khuẩn và acid.
- Giảm cảm đau đớn và nhạy cảm do sâu răng. Trám răng đúng kỹ thuật có thể giúp bạn thoải mái ăn uống, giảm đau buốt đáng kể.
- Khôi phục chức năng răng. Trám vùng răng bị hư hỏng giúp khôi phục chức năng cắn nhai bình thường. Điều này cho phép bạn ăn uống và nhai thức ăn một cách hiệu quả hơn.
Tác hại của việc trám răng sai kỹ thuật
Việc trám răng sai kỹ thuật có thể gây hại và vấn đề trong sức khỏe răng miệng. Dưới đây là một số tác hại phổ biến của việc trám răng sai kỹ thuật:
1. Gây tổn thương cho răng
Trong quá trình trám răng, nếu răng không được làm sạch trước khi thực hiện, vi khuẩn có thể tiếp tục tồn tại trong những lỗ răng sâu. Khi này, dù đã được trám răng, vi khuẩn vẫn sẽ sinh sôi và gây nhiễm trùng hoặc sâu răng tái phát.
Do đó, tác hại của việc trám răng sai cách không chỉ dừng lại ở việc gây tổn thương đến cả răng bị trám, mà còn có thể ảnh hưởng đến những chiếc răng xung quanh.
2. Tăng rủi ro thức ăn bị mắc kẹt và dễ gây mảng bám
Nếu trám răng không được thực hiện đúng kỹ thuật có thể tạo ra các khe hở hoặc bề mặt không đồng nhất. Điều này sẽ khiến thức ăn dễ bị mắc trong những khe hở này. Từ đó, mảng bám tích tụ dễ dàng hơn và tăng nguy cơ sâu răng tiến triển.
3. Làm hỏng men răng
Nếu vật liệu trám răng không được đặt chính xác và kỹ lưỡng, nó có thể làm hỏng lớp men bề mặt răng. Ngoài ra, trám răng không đúng cách có thể gây ra đau đớn và khiến răng nhạy cảm hơn. từ đó gây ra những bất lợi nhất định trong việc ăn uống.
4. Phần trám răng dễ bị nứt
Khi trám răng không được đặt chính xác hoặc không được làm kín hoàn toàn, thời gian sử dụng trám răng sẽ bị rút ngắn. Ngoài ra , tác hại của việc trám răng không đúng cách cũng có thể dễ dẫn đến việc nứt trám, làm giảm tuổi thọ của khu vực răng đã được trám.
Vì vậy, để tránh các tác hại trên, luôn tìm đến một nha sĩ chuyên nghiệp và kinh nghiệm để thực hiện trám răng và tuân theo hướng dẫn và chăm sóc sau khi trám răng.
Tác hại của việc tự trám răng tại nhà
Có nên tự trám răng không? Tự trám răng tại nhà không được khuyến khích vì điều này có thể dẫn đến hàng loạt tác hại và vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe răng miệng của bạn. Bên cạnh 4 rủi ro bên trên, một số tác hại của việc trám răng tại nhà có thể mang lại bao gồm:
- Thiếu an toàn. Việc trám răng đòi hỏi kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao. Chính vì vậy, nếu bạn thiếu những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe khỏe của bạn.
- Rủi ro chọn sai vật liệu trám răng. Vật liệu trám phải được lựa chọn sao cho phù hợp với vị trí và yêu cầu kỹ thuật. Sử dụng các vật liệu không rõ nguồn gốc có thể dẫn đến kích ứng, nhạy cảm hoặc gây hỏng răng.
- Tăng nguy cơ nhiễm trùng. Môi trường và các thiết bị trám răng tại gia có thể không đảm bảo vệ sinh và chất lượng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và tác nhân gây bệnh xâm nhập và gây nhiễm trùng.
- Tổn thương cấu trúc răng và mô nướu. Việc không đặt trám đúng vị trí có thể gây áp lực không đều lên răng hoặc tổn thương mô nướu xung quanh.
Vì những tác hại của việc tự trám răng tại nhà, bạn nên tìm đến nha sĩ có chuyên môn để thực hiện các quá trình trám răng hoặc điều trị răng miệng khác. Các trung tâm nha khoa uy tín sẽ đảm bảo bạn được trám răng đúng kỹ thuật và có đủ những trang thiết bị cần thiết để bạn được điều trị an toàn.
Những lưu ý khi đi trám răng
Để phòng ngừa những tác hại của việc trám răng sai kỹ thuật, bạn cần lưu ý những điều sau để đảm bảo quá trình trám răng diễn ra một cách hiệu quả và an toàn:
1. Chọn nha sĩ uy tín
Hãy lựa chọn những cơ sở nha khoa đáng tin cậy và có đủ giấy phép. Ngoài ra, lựa chọn nha sĩ có chứng chỉ và kinh nghiệm trong việc trám răng cũng sẽ giúp bạn hạn chế những rủi ro đã được đề cập khi trám răng
2. Thảo luận với nha sĩ
Trước khi bắt đầu quá trình trám răng, hãy thảo luận với nha sĩ về tình trạng răng miệng của bạn, mục tiêu điều trị và tùy chọn vật liệu trám răng phù hợp nhất.
3. Tuân thủ hướng dẫn khi đi trám
Thông thường, nha sĩ sẽ cung cấp cho bạn các hướng dẫn trước khi trám răng, chẳng hạn như không ăn uống trong khoảng thời gian nhất định trước và sau khi trám để đảm bảo bề mặt răng sạch sẽ.
Hãy tuân thủ chỉ định của nha sĩ để phòng tránh những tác hại không đáng có của việc trám răng bạn nhé!
4. Chủ động chăm sóc sau trám & Kiểm tra răng định kỳ
Nha sĩ sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn về chăm sóc sau khi trám răng, bao gồm cách chăm sóc răng miệng hàng ngày và thực phẩm nên tránh trong thời gian sau khi trám. Để hạn chế việc sâu răng trở lại, bạn nên chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng.
Ngoài ra, kiểm tra định kỳ với nha sĩ để đảm bảo rằng tình trạng trám răng của bạn vẫn ổn định và không gặp vấn đề.
Kết luận
Trám răng sai cách có thể gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Khi trám răng không đúng kỹ thuật, có thể xảy ra những tình trạng như làm hỏng men răng, gây nhiễm trùng và viêm nhiễm nghiêm trọng, hay thậm chí là tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây sưng viêm mạnh mẽ.
Để tránh những tác hại nghiêm trọng từ việc trám răng sai cách, bạn nên tìm đến nha sĩ uy tín và giàu kinh nghiệm. Họ sẽ thực hiện trám răng với kiến thức và kỹ thuật chuyên môn, đảm bảo rằng vật liệu trám được đặt đúng cách và hạn chế tình trạng sâu răng, nhiễm trùng tái diễn.
Hãy đặt sức khỏe răng miệng lên hàng đầu và hãy thực hiện trám răng đúng cách để tránh các tác hại không mong muốn bạn nhé!
[embed-health-tool-bmi]