backup og meta

Răng nhiễm flo ở trẻ- Biện pháp xử lý hiệu quả là gì?

Răng nhiễm flo ở trẻ- Biện pháp xử lý hiệu quả là gì?

Răng nhiễm flo biểu hiện qua những đường kẻ hoặc những vệt trắng mờ. Tình trạng này thường xảy ra ở trẻ em dưới 8 tuổi. Bởi vì vấn đề hấp thụ flo thường diễn ra khi răng đang phát triển dưới nướu.

Nhiễm trùng flo ở răng không phải là một loại bệnh và không ảnh hưởng đến sức khỏe của răng. Trong hầu hết trường hợp, chỉ có nha sĩ mới nhận ra dấu hiệu của răng nhiễm flo khi khám cho bệnh nhân. Dù nhưng vậy thì bạn vẫn nên giúp bé ngăn chặn tình trạng này để bảo vệ răng của con một cách tốt nhất. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để đối phó với chứng nhiễm flo ở răng.

Dấu hiệu răng nhiễm flo ở trẻ

Hàm răng không chịu ảnh hưởng bởi chứng nhiễm flo thường mịn màng, sáng bóng và có màu trắng ngà nhạt. Nếu răng trẻ nhiễm flo thường bắt đầu xuất hiện các đốm nhỏ hoặc các vệt trắng khó nhận ra. Đôi khi bạn có thể nhìn thấy những vết ố nâu sẫm, thô, có hõm trên men răng và rất khó để tẩy sạch.

Ngoài những triệu chứng này, nếu bạn có bất kì thắc mắc nào khác thì nên tham khảo ý kiến của nha sĩ, bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì nếu trẻ có triệu chứng răng bị nhiễm flo?

răng nhiễm flo ở trẻ cần đánh răng

Biểu hiện răng nhiễm flo là làm thay đổi bề ngoài men răng. Thông thường, tình trạng này chỉ xảy ra ở mức độ rất nhẹ và hiếm khi trở nên nghiêm trọng. Bạn có thể giúp bé chăm sóc răng bị nhiễm flo bằng những cách sau đây.

Đối với trẻ sơ sinh:

  • Giai đoạn này bé chưa mọc răng nhưng mẹ cũng nên lưu ý đến việc ngăn ngừa tình trạng răng nhiễm flo ở trẻ trong tương lai. Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị cách tốt nhất là cho trẻ bú sữa mẹ đến khi trẻ đủ 1 tuổi.
  • Nếu cho trẻ uống sữa công thức, hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Đến khi trẻ mọc răng, mẹ cần chăm sóc răng miệng của con theo hướng dẫn của nha sĩ và cho bé dùng kem đánh răng dành riêng cho trẻ em.

Đối với trẻ từ 3 – 8 tuổi:

  • Duy trì thói quen chải răng cẩn thận 2 lần mỗi ngày và tuân thủ hướng dẫn chăm sóc răng miệng của nha sĩ.
  • Hỏi ý kiến nha sĩ về việc cho bé sử dụng kem đánh răng có chứa flour và chỉ dùng một lượng nhỏ để cho trẻ đánh răng.
  • Ba mẹ nên theo dõi quá trình đánh răng của trẻ để kịp thời ngăn việc con nuốt kem đánh răng chứa flour.
  • Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến nghị không cho trẻ dưới 6 tuổi dùng nước súc miệng có chứa flour. Bởi vì ở độ tuổi này, phản xạ của trẻ là nuốt nhiều hơn nhổ ra.

Lưu ý về bổ sung flour trong chế độ ăn uống

  • Bạn chỉ nên sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung flour theo chỉ định của bác sĩ hoặc nha sĩ.
  • Thông thường, trẻ từ 6 tháng đến 16 tuổi sống ở những khu vực không có flour cũng như có nguy cơ bị sâu răng mới được khuyến khích bổ sung flour.
  • Đơn thuốc của trẻ phải tuân theo chỉ định và lịch trình sử dụng đã được Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ phê duyệt.

Khi nào trẻ cần gặp nha sĩ?

Hãy liên lạc với nha sĩ khi răng xuất hiện những vạch hoặc đốm trắng hoặc một hay nhiều chiếc răng bị đổi màu.

Bố mẹ cần làm gì để giúp trẻ phòng ngừa răng bị nhiễm flo?

kiểm tra nước để phòng ngừa răng nhiễm flo

Nhận biết và cảnh giác trước triệu chứng răng nhiễm flo chính là chìa khóa để ngăn ngừa bệnh. Nếu hệ thống nước nhà bạn được cung cấp từ hệ thống công cộng, bác sĩ hoặc nha sĩ – cũng như cơ quan cấp nước hoặc bộ phận y tế công cộng – sẽ cho bạn biết mức độ flo trong nước.

Nếu bạn chỉ dựa vào nước giếng hoặc nước đóng chai, bộ phận y tế công cộng hoặc phòng thí nghiệm địa phương có thể phân tích hàm lượng flo từ những loại nước nêu trên. Một khi bạn đã biết hàm lượng chất flo có trong nước mà trẻ thường uống hoặc các loại thức uống khác như nước trái cây hoặc nước giải khát, bạn có thể trao đổi với nha sĩ để quyết định loại thức uống bổ sung flo nào tốt hoặc không tốt để cho trẻ sử dụng.

Khi ở nhà, bạn hãy đem tất cả các sản phẩm chứa flo để ngoài tầm với trẻ em, chẳng hạn như kem đánh răng, nước súc miệng hoặc các thực phẩm chức năng. Nếu lỡ con bạn có tiêu thụ một lượng lớn chất flo trong khoảng thời gian ngắn, trẻ có thể gặp phải một số triệu chứng chẳng hạn như:

  • Buồn nôn;
  • Tiêu chảy;
  • Nôn mửa;
  • Đau ở vùng bụng.

Mặc dù các độc tính từ chất flo không gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng hàng năm vẫn có đến hàng trăm trẻ phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu. Do đó, việc bạn giám sát trẻ dùng kem đánh răng có chứa flo cũng rất quan trọng. Chỉ nên để kem cỡ hạt đậu lên trên bàn chải của trẻ. Lượng kem này vừa đủ để đảm bảo an toàn. Ngoài ra hãy dạy cho trẻ nhổ kem ra sau khi chải răng thay vì nuốt hẳn. Tránh các loại kem có chứa hương vị mà trẻ thích vì có khả năng trẻ sẽ nuốt thay vì nhổ.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Fluorosis.

http://www.mouthhealthy.org/en/az-topics/f/fluorosis

Ngày truy cập 21/06/2015

FAQs for Dental Fluorosis

https://www.cdc.gov/fluoridation/safety/dental_fluorosis.htm

Ngày truy cập 21/06/2015

Fluorosis Facts: Information Parents & Caregivers

https://www.healthychildren.org/English/healthy-living/oral-health/Pages/Fluorosis-Facts-Information-Parents-Caregivers.aspx

Ngày truy cập 18/06/2021

How can I prevent dental fluorosis in my children?

https://www.hhs.gov/answers/health-insurance-reform/how-can-i-prevent-dental-fluorosis/index.html

Ngày truy cập 18/06/2021

Dental fluorosis and its influence on children’s life

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25590503/

Ngày truy cập 18/06/2021

Phiên bản hiện tại

18/06/2021

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Hoàng Oanh Nguyễn


Bài viết liên quan

Chuyên gia nha khoa giải đáp: Niềng răng mất bao lâu thì tháo được?

[Góc tư vấn]: Cắt nướu răng là gì? Ưu, nhược điểm và quy trình cắt lợi


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 18/06/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo