backup og meta

8 bí mật để có hàm răng trắng sáng

8 bí mật để có hàm răng trắng sáng

Hàm răng của bạn có đang bị mất đi độ bóng vì những mảng bám thức ăn màu vàng hoặc xám? Răng có thể bị ố vàng tự nhiên khi chúng ta già, nhưng một số loại thức ăn, nước uống và thậm chí cả nước súc miệng có thể làm răng bị ngả màu. Những mẹo nhỏ dưới đây có thể giúp bạn tự mình làm trắng răng, tránh các mảng bám làm ngả màu răng. Hãy sử dụng những mẹo nhỏ này để làm răng của bạn trắng hơn và khôi phục lại nụ cười “toả nắng” của bạn nhé.

1. Sử dụng các dải, gel hoặc nước súc miệng làm trắng răng

Bạn có thể tìm mua các sản phẩm trên tại các hiệu thuốc. Chúng có chứa một lượng nhỏ các peroxide – các chất chống oxy hoá – có thể làm trắng răng. Để sử dụng hiệu quả, bạn có thể làm theo hướng dẫn sử dụng sản phẩm. Đối với nước súc miệng, bạn có thể dùng tương tự như khi bạn súc miệng với nước thông thường. Răng bạn sẽ trắng lên trông thấy sau một vài lần sử dụng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng các dải hoặc gel làm trắng răng có thể không phù hợp với những người mắc các bệnh về nướu hoặc mắc các vấn đề răng miệng khác. Bên cạnh đó, phương pháp này thường chỉ thích hợp cho những ai có răng bị ố vàng. Nếu các vệt ố có màu tối hơn, bạn cần cân nhắc những liệu pháp làm trắng khác. Hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng các sản phẩm này bạn nhé!

2. Làm trắng răng tại phòng khám nha khoa

Bạn nên lưu ý đến những chiếc răng có miếng trám cũ, cầu răng hoặc mão răng khi muốn làm trắng hàm răng của bạn. Chất tẩy trắng sẽ không thể làm trắng được những bộ phận nhân tạo đó, điều đó có nghĩa là có thể chúng sẽ nổi bật lên giữa hàm răng vừa được tẩy trắng của bạn. Trong trường hợp đó, có thể bạn sẽ cần hỏi ý kiến nha sĩ giúp bạn làm đều màu răng mới.

Xem thêm: Tẩy trắng răng là gì?

3. Ngưng hút thuốc lá

Không chỉ có hại có sức khoẻ, hút thuốc lá còn là một trong những “kẻ thù” số một của răng. Các chất hoá học chứa trong thuốc lá sẽ làm răng bạn ngả sang màu vàng nâu bằng cách luồn lách vào các hố và rãnh trên bề mặt răng. Và rất khó để có thể tẩy sạch màu ố vàng do thuốc lá gây ra nếu chỉ dùng cách đánh răng thông thường. Bạn hút thuốc lá càng lâu năm, màu ngả vàng càng khó tẩy. Ngoài ra, hút thuốc cũng là nguyên nhân gây hôi miệngviêm nướu, cũng như là nguy cơ hàng đầu của ung thư.

4. Chú ý những thức uống có thể gây ố vàng răng

Có những lí do khác để bạn phải suy nghĩ trước khi ăn một thứ gì đó. Một số thức ăn có thể làm đổi màu răng của bạn. Hello Bacsi sẽ mách nhỏ bạn một cách đơn giản để nhận biết thức ăn nào không tốt cho răng bạn, đó là: Bất kì thứ nào có thể làm bẩn chiếc sơ mi trắng của bạn, nó cũng có thể làm bẩn răng bạn được. Cà phê có thể làm ngả màu răng, đó là một ví dụ. Một số loại nước giải khát khác như trà, sô-đa đen hay nước trái cây cũng là những thứ có thể gây ngả màu răng. Những chất này làm răng từ từ ngã màu và sẽ càng dễ nhận thấy theo thời gian khi chúng ta có tuổi.

Đồ uống có thể được bảo quản bởi những chất chống oxy hoá, nhưng một ly rượu vang đỏ, nước ép việt quất hay nước ép nho có thể dễ dàng làm răng bạn ngả màu. Điều đó không có nghĩa là bạn không được uống những thức uống đó, nhưng bạn hãy nhớ súc miệng sau mỗi lần uống nhé! Chúng không chỉ chứa những chất có thể làm ngả màu răng thôi đâu!

Theo như một nghiên cứu mới đây trong Nha khoa tổng quát, bên cạnh thức uống có chứa đường, có một số loại nước tăng lực và nước uống thể thao có thể không tốt cho răng bạn. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các loại thức uống này – đặc biệt là nước chanh đóng chai – có thể làm mòn men răng sau một thời gian dài sử dụng. Hậu quả là răng trở nên mỏng, trong suốt và đổi màu. Để ngăn ngừa men răng bị mòn, bạn nên chú ý:

  • Đừng uống các loại đồ uống này trong thời gian dài, đồng thời hạn chế ngậm chúng;
  • Hãy súc miệng ngay sau khi sử dụng các loại thức uống trên.

5. Giảm ăn đồ ngọt

Ăn nhiều đường không có lợi cho sức khoẻ răng miệng của bạn vì nó sẽ tạo điều kiện hình thành mảng bám và cuối cùng sẽ dẫn đến sâu răng hoặc bệnh về nướu. Tất cả những yếu tố trên làm cho răng bị ngả màu vàng, do đó, hãy ăn kẹo và uống các thức uống ngọt càng ít càng tốt. Sau khi bạn ăn đồ ngọt, hãy súc miệng hoặc đánh răng ngay lập tức nhé!

6. Các loại thuốc có thể làm ngả màu răng

Kháng sinh tetracycline có thể làm răng chuyển sang màu xám ở trẻ nhỏ, lứa tuổi mà răng còn đang phát triển. Một số nước súc miệng diệt khuẩn có chứa chlorhexidine hoặc cetylpyridinium chloride cũng có thể làm răng ngả màu. Một số thuốc kháng histamines (một loại thuốc chống dị ứng), chống loạn thần và thuốc huyết áp hay dùng quá liều sắt hoặc chloride cũng có thể làm ngả màu răng. Nếu việc tẩy trắng không giúp cải thiện được màu răng của bạn trong trường hợp này, hãy liên hệ nha sĩ để dán răng (dental bonding). Đây là phương pháp được thực hiện bằng cách áp một vật liệu có màu trùng với màu răng bạn bao bọc mặt ngoài của răng.

7. Đừng quên giữ răng trắng sáng mỗi ngày

Một cách đơn giản mà hiệu quả để giữ trăng được trắng sáng đó là chải răng thường xuyên. Hãy chải răng ít nhất 2 lần một ngày. Tốt hơn hết, hãy chải răng sau mỗi nữa ăn, kể cả ăn nhẹ. Chải răng tránh việc răng bị ngả màu và chuyển vàng, đặc biệt ở vị trí viền nướu. Bàn chải điện tử hoặc bàn chải siêu âm đều có những lợi thế hơn so với bàn chải đánh răng truyền thống trong việc loại bỏ mảng bám và các vết ố vàng bề mặt răng. Nhưng bạn cũng đừng bỏ quên việc xỉa răng (tốt nhất là sử dụng chỉ nha khoa) và súc miệng bằng dung dịch súc miệng sát khuẩn hằng ngày nhé!

8. Luôn tươi cười và nói “Trắng răng nào!”

Hãy kiểm tra sức khoẻ răng miệng của bạn thường xuyên và vệ sinh răng miệng định kì tại phòng khám nếu có điều kiện. Nha sĩ sẽ giúp bạn tẩy sạch các mảng bám và tẩy những vết ngả màu do thức ăn và thuốc lá để lại.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

10 secrets to whiter teeth. http://www.webmd.com/oral-health/ss/slideshow-10-secrets-to-whiter-teeth. Ngày truy cập 31/01/2016

Get whiter teeth fast. http://www.wikihow.com/Get-Whiter-Teeth-Fast. Ngày truy cập 31/01/2016

Phiên bản hiện tại

13/08/2020

Tác giả: Khắc Tiến

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Chuyên gia nha khoa giải đáp: Niềng răng mất bao lâu thì tháo được?

[Góc tư vấn]: Cắt nướu răng là gì? Ưu, nhược điểm và quy trình cắt lợi


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Khắc Tiến · Ngày cập nhật: 13/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo