backup og meta

Giải đáp nghi vấn: Polyp cổ tử cung có nguy hiểm không?

Giải đáp nghi vấn: Polyp cổ tử cung có nguy hiểm không?

Polyp cổ tử cung có nguy hiểm không? Tình trạng này thường có mối liên hệ mật thiết với ung thư cổ tử cung nên bạn cần thăm khám kịp thời.

Polyp cổ tử cung là gì?

Cổ tử cung là bộ phận ở giữa tử cung với âm đạo. Polyp (bướu thịt) cổ tử cung là sự phát triển của các mô có hình dạng giống ngón tay nhô ra khỏi cổ tử cung. Bệnh thường xảy ra do cổ tử cung bị viêm hoặc nhiễm trùng mãn tính. Có khoảng 2 – 5% phụ nữ bị polyp cổ tử cung.

Chúng có kích thước khác nhau, có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc theo nhóm. Vì các loại ung thư hiếm gặp có thể trông giống như polyp, nên tất cả các polyp cần được cắt bỏ và kiểm tra các dấu hiệu ung thư. Đặc biệt là khi polyp cổ tử cung gây chảy máu

Polyp cổ tử cung có nguy hiểm không?

polyp cổ tử cung có nguy hiểm không

Muốn biết polyp cổ tử cung có nguy hiểm không, bạn cần biết nguyên nhân khiến polyp xuất hiện là gì.

Nguyên nhân gây ra polyp cổ tử cung vẫn chưa được nghiên cứu sâu, nhưng nhiễm trùng có thể được xem là một trong các yếu tố chính. Bên cạnh đó, sự viêm nhiễm trong thời gian dài, những thay đổi bất thường khi nồng độ estrogen tăng hoặc các mạch máu trong cổ tử cung sung huyết cũng cũng có khả năng khiến bạn mắc bệnh.

Polyp cổ tử cung thường không gây ra triệu chứng cụ thể. Một số khối u có thể chảy máu trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ tình dục. Một số khác có thể sẽ bị nhiễm trùng, khiến âm đạo tiết ra huyết trắng có hình dạng giống mủ. Khối u thường có màu đỏ hồng và có đường kính nhỏ hơn 1cm.

Nhìn chung, polyp là những khối u lành tính. Tuy nhiên, mọi trường hợp mắc polyp đều được bác sĩ khuyên bỏ để loại bỏ nguy cơ ung thư.

Dấu hiệu nhận biết polyp cổ tử cung

Người có polyp tử cung thường ra máu âm đạo bất thường hoặc gặp phải những dấu hiệu sau đây:

Chảy máu âm đạo sau khi quan hệ

Chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh

Chảy máu sau giai đoạn mãn kinh

Ra nhiều dịch tiết âm đạo màu trắng hoặc màu vàng nhạt.

Dù đó là những biểu hiện thường gặp của polyp cổ tử cung nhưng chúng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một tình trạng sức khỏe khác. Bạn cần được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán để xác định.

Phòng ngừa và kiểm soát polyp cổ tử cung 

polyp cổ tử cung có nguy hiểm không

Để phòng ngừa polyp cổ tử cung, bạn nên:

  • Tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh
  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh béo phì và cao huyết áp
  • Luôn xét nghiệm Pap định kỳ để phát hiện sớm polyp cổ tử cung.

Nếu polyp cổ tử cung gây chảy máu hoặc ra huyết trắng, bác sĩ có thể tiến hành loại bỏ polyp thông qua việc kiểm tra vùng chậu. Hiếm khi bạn bị xuất huyết sau khi đã loại bỏ polyp, nhưng nếu có, một loại hóa chất như bạc nitrate sẽ được đưa vào cơ thể để ngăn chặn tình trạng trên.

Nếu triệu chứng (như xuất huyết hoặc ra huyết trắng) vẫn tiếp diễn, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm PAP hoặc phết tế bào cổ tử cung để kiểm tra và loại trừ nguy cơ ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ phết tế bào nội mạc tử cung để kiểm tra và loại trừ nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.

Từ những thông tin trên, hy vọng bạn đã tìm ra câu trả lời cho thắc mắc polyp cổ tử cung có nguy hiểm không. Polyp ban đầu có thể gây ra một số triệu chứng nhỏ cho bạn nhưng nếu nó xuất phát từ vấn đề ung thư thì mọi chuyện sẽ phức tạp hơn. Do đó, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ là điều rất quan trọng.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Cervical polyps

https://www.health.harvard.edu/a_to_z/cervical-polyps-a-to-z

Ngày truy cập: 9/7/2021

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK562185/

Ngày truy cập: 9/7/2021

https://www.healthnavigator.org.nz/health-a-z/c/cervical-polyps/

Ngày truy cập: 9/7/2021

https://www.bcm.edu/healthcare/specialties/womens-health-maternity/obgyn-conditions/cervical-polyps

Ngày truy cập: 9/7/2021

https://www.mountsinai.org/health-library/diseases-conditions/cervical-polyps

Ngày truy cập: 9/7/2021

Phiên bản hiện tại

09/07/2021

Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Bị đau ngực bên trái ở nữ: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Từ A đến Z: Cách theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để tránh thai, thụ thai, bảo vệ sức khỏe


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 09/07/2021

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo