backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Bị đau ngực bên phải ở nữ là bệnh gì? Hít thở sâu bị đau ngực bên phải nguy hiểm không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên · Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 3 tuần trước

Bị đau ngực bên phải ở nữ là bệnh gì? Hít thở sâu bị đau ngực bên phải nguy hiểm không?

Bị đau ngực bên phải ở nữ là triệu chứng của một số vấn đề sức khỏe từ ít nghiêm trọng cho đến nghiêm trọng như căng cơ ngực, ợ nóng, tăng huyết áp động mạch phổi, viêm phổi hoặc cũng có thể là dấu hiệu của cơn đau tim.

Để biết chính xác hơn về triệu chứng bị đau ngực bên phải ở nữ là do nguyên nhân gì, Hello Bacsi mời bạn đọc tiếp những thông tin dưới đây.

Đau ngực bên phải ở nữ là gì?

Theo thông tin từ Hệ thống bệnh viện – Cleveland Clinic, tổng quan về triệu chứng đau ngực bên phải (right-side chest pain) là tình trạng người bệnh cảm thấy lồng ngực bên phải bị đè nặng, đau thắt, cảm giác như bị bóp nghẹt gây khó thở. 

Trong một vài trường hợp, khi hít thở sâu bạn sẽ cảm thấy bị đau ngực bên phải, hít càng sâu bạn càng cảm thấy đau ở bên trong, cơn đau lan ra rộng khắp, thậm chí là lan sang cả vùng bả vai.

Về mặt y khoa và mức độ nghiêm trọng của triệu chứng đau ngực bên phải ở nữ, các tổ chức lớn như Hệ thống y tế – Yale New Health, Bệnh viện – Johns Hopkins Medicine, Hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ – AHA cũng đều đưa ra lời khuyên rằng phụ nữ không nên xem nhẹ và phớt lờ chúng, thay vào đó phải cấp thiết đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán.

Các vị trí đau tức ngực bên phải phổ biến

Đau ngực dưới bên phải

Vị trí bị đau dưới ngực bên phải (flank pain) còn gọi là đau tức mạn sườn bên phải là triệu chứng điển hình của các bệnh lý như gan, túi mật, phổi, thận hoặc các cơ quan lân cận ở góc phần tư bên phải của bụng.

Đau ngực phải gần nách

Cơn đau ngực và gần nách (chest and armpit pain) khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc cử động tay, đau khi cử động tay phải, đau khi đưa tay lên cao. Vị trí đau này có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến vú, cơn đau tim hoặc do xương bả vai bị tổn thương.

Bị đau ngực bên phải ở nữ ở từng vị trí khác nhau sẽ có liên quan đến các bệnh lý khác nhau
Bị đau ngực bên phải ở nữ ở từng vị trí khác nhau sẽ có liên quan đến các bệnh lý khác nhau

Nguyên nhân gây ra tình trạng bị đau ngực bên phải ở nữ

Triệu chứng đau ngực bên phải ở nữ có liên quan đến rất nhiều bệnh lý khác nhau, trong số đó có thể nhắc đến các bệnh lý như đau ngực do căng cơ ngực, lồng ngực bị chấn thương, ợ nóng do trào ngược axit dạ dày (GERD), viêm túi mật, viêm phổi, tràn khí màng phổi, tăng áp động mạch phổi, ung thư phổi, bệnh zona thần kinh… Đáng lưu ý, các cơn đau tim đột ngột ở nữ cũng có thể xuất hiện triệu chứng này.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ - AHA, các triệu chứng đau tim ở phụ nữ bao gồm:

  • Thở hụt hơi
  • Đau ngực, khó chịu lồng ngực
  • Đổ mồ hôi lạnh, chóng mặt hoặc buồn nôn
  • Tê hoặc đau ở một hoặc cả hai tay, cổ, bụng hoặc lưng
  • Cảm giác bị ép, áp lực khó chịu hoặc căng tức ở giữa ngực.

Hầu hết phụ nữ có những triệu chứng này thường xem nhẹ và phớt lờ vì nghĩ đây chỉ là những triệu chứng thông thường. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến khích bạn nên chú ý nhiều hơn đến các triệu chứng, kể cả khi chúng chỉ thoáng qua.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở nữ

Nếu triệu chứng bị đau ngực bên phải ở nữ có liên quan đến bệnh tim thì bạn cần lưu ý đến các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh dưới đây; vì khi nắm được các yếu tố này bạn có thể tiên lượng tốt hơn về mức độ nghiêm trọng của cơn đau.

  • Huyết áp cao
  • Cholesterol trong máu cao
  • Trong gia đình có người từng mắc bệnh tim
  • Bạn không thường xuyên tập thể dục
  • Bạn có thói quen hút thuốc lá 
  • Bạn có bệnh tiểu đường, béo phì, thừa cân.

Chẩn đoán tình trạng bị đau ngực bên phải ở nữ

Đau tức ngực bên phải ở nữ có thể do nhiều nguyên nhân. Do đó để chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng của người bệnh để khoanh vùng các bệnh lý liên quan. Khi đó, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm như:

  • Điện tâm đồ
  • Siêu âm tim
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm men tim
  • Nghiệm pháp gắng sức
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)
  • Nội soi phế quản, đường tiêu hóa
  • Chụp lớp cắt vi tính động mạch vành
  • X-quang hoặc chụp cắt lớp vi tính lồng ngực.
Bên cạnh đó, theo nguồn tin từ Trung tâm Y tế Đại học Texas – UT Southwestern Medical center cho biết, phụ nữ mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) có thể làm tăng nguy cơ bị đau ngực bên phải do đau tim vì bệnh lý này làm tăng nguy cơ bị thừa cân, béo phì, tiểu đường; từ đó kéo theo nhiều triệu chứng khác, trong đó có triệu chứng của bệnh tim.
Bị đau ngực bên phải ở nữ
Bị đau ngực bên phải ở nữ có thể liên quan đến cả hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) ở nữ.

Các câu hỏi thường gặp

Hít thở sâu bị đau ngực bên phải ở nữ là do đâu?

Tình trạng hít thở sâu bị đau ngực bên phải thường do căng cơ ngực, chấn thương xương sườn, ngoài ra còn có liên quan đến các bệnh lý như tim, phổi, gan, thận…Tuy nhiên, những triệu chứng bên trong cơ thể (nội tạng) sẽ không thể phán đoán chính xác nguyên nhân trừ khi bạn được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán.

Bị đau ngực bên phải ở nữ có thể gây ra các biến chứng gì?

Nếu tình trạng đau ngực bên phải diễn ra dai dẳng, trở nặng, kéo theo nhiều triệu chứng khác thì khả năng cao là có liên quan đến bệnh lý và lúc này bạn cần đi gặp bác sĩ.

Một số biến chứng có thể xảy ra có thể kể đến như:

  • Vấn đề về tiêu hóa: Trào ngược dạ dày thực quản, ợ nóng, sỏi mật, khó tiêu…
  • Vấn đề cơ hoặc xương: Chấn thương ở xương sườn
  • Vấn đề liên quan đến phổi: Viêm phế quản, co thắt phế quản, rối loạn cục máu đông ở phổi…
  • Vấn đề liên quan đến tim mạch: Viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm túi cơ tim, các vấn đề liên quan đến động mạch chủ ở tim.

Kết luận

Tóm lại, triệu chứng đau ngực bên phải ở nữ phần lớn là có liên quan đến các bệnh lý nguy hiểm, tốt hơn hết là bạn nên đi gặp bác sĩ để được thăm khám; không nên chần chừ vì tình trạng có thể sẽ trở nặng và khó điều trị sau đó.

Bạn có thể quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 3 tuần trước

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo