backup og meta

Người mắc bệnh tuyến giáp có uống được tinh bột nghệ không?

Người mắc bệnh tuyến giáp có uống được tinh bột nghệ không?

Tinh bột nghệ (Curcuma Longa) là một loại thảo dược thông dụng, dễ tìm chứa nhiều thành phần có lợi cho sức khỏe. Nó cũng được sử dụng để hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Vậy người mắc bệnh tuyến giáp có uống được tinh bột nghệ không? Cách sử dụng tinh bột nghệ sao cho đúng?

Sự cân nhắc kỹ trước khi tiêu thụ bất kỳ loại thực phẩm nào là việc làm đáng được khuyến khích để bảo vệ sức khỏe của người mắc bệnh tuyến giáp. Hello Bacsi mời bạn đọc bài viết để biết người mắc bệnh tuyến giáp có uống được tinh bột nghệ không!

4 tác dụng nổi bật của tinh bột nghệ đối với sức khỏe

Tinh bột nghệ chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, bao gồm: Canxi, phốt pho, natri, kali, sắt, 1 số vitamin nhóm B (B1, B2, PP), vitamin C, carbohydrat, protein, axit béo ω-3 và axit α-linolenic và cả chất xơ…

Đặc biệt, trong tinh bột nghệ còn có polyphenol curcumin – một hoạt chất có vai trò kiểm soát các tình trạng oxy hóa và viêm, hội chứng chuyển hóa, viêm khớp, và tăng lipid máu… 

Với thành phần dưỡng chất phong phú, tinh bột nghệ có 4 tác dụng nổi bật với sức khỏe sau đây: 

1. Tác dụng chống viêm

Tinh bột nghệ là một trong số những thực phẩm có công dụng rất tốt cho sức khỏe nhờ chứa hoạt chất chống viêm. Hoạt chất này có tác dụng ngăn ngừa và hỗ trợ quá trình điều trị các bệnh mãn tính như hen suyễn, bệnh tắc nghẽn đường hô hấp mãn tính (COPD), kháng khuẩn và chữa bệnh viêm ruột, đau bụng kinh…

Hơn thế nữa, hợp chất curcumin trong tinh bột nghệ còn có thể làm giảm các cơn đau do chứng viêm như viêm khớp dạng thấp, viêm loét đại tràng và thậm chí là đau nhức cơ bắp sau khi tập luyện.

Kết quả nghiên cứu được đăng tải trên Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ – NIH cho thấy, các hoạt chất trong nghệ có thể giúp chống oxy hóa, kháng viêm, giảm viêm khớp và giảm tình trạng tăng lipid trong máu.

2. Hỗ trợ phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch

Tinh bột nghệ giúp giảm mức cholesterol LDL (có hại) trong máu. Tác dụng phòng ngừa của nghệ có thể liên quan đến đặc tính chống oxy hóa của nó, giúp bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại  như khả năng loại bỏ các gốc tự do, tăng enzym chống oxy hóa và ức chế quá trình peroxid hóa lipid. Nó cũng ngăn chặn quá trình kết tụ tiểu cầu – yếu tố tạo cục máu đông, giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch – những nguyên nhân gây ra đau tim và đột quỵ.

3. Hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa

Theo y học hiện đại, nghệ chứa nhiều vitamin, chất xơ, chất curcumin và nhiều dược chất như chất chống oxy hóa, chất kháng sinh, chất chống viêm, chất chống ung thư. Có thể nhờ các hoạt động sinh học đó mà nghệ được dùng điều trị trong các bệnh lý tiêu hóa. Người ta khảo sát những người bị viêm loét đại tràng đã thuyên giảm khi dùng nghệ và có tỷ lệ tái phát thấp hơn đáng kể so với những người dùng giả dược. Curcumin kích thích bài tiết mật ở gan được ứng dụng trong điều trị bệnh gan để cải thiện chứng đầy hơi, vàng da, khả năng tiêu hóa, đau dạ dày…

4. Phòng ngừa ung thư

Chất curcumin trong tinh bột nghệ có tác dụng ngăn chặn sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư vì nó là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Nó có khả năng loại bỏ gốc tự do làm tổn thương màng tế bào, làm xáo trộn DNA và thậm chí gây chết tế bào. Chất chống oxy hóa có thể chống lại các gốc tự do và có thể làm giảm hoặc thậm chí giúp ngăn ngừa một số thiệt hại mà chúng gây ra. 

Curcumin còn có tác dụng điều chỉnh các yếu tố tăng trưởng, enzyme, yếu tố phiên mã, kinase, các cytokine gây viêm nên có thể ứng dụng hiệu quả trong điều trị ung thư. 


Trong một số nghiên cứu khác còn đưa ra kết luận rằng, tinh bột nghệ có khả năng chống lại các tế bào ung thư mới hình thành, cụ thể là các bệnh ung thư liên quan đến dạ dày, ung thư đại tràng.

Ngoài ra, nghệ có thể giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh, bao gồm bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng và các tình trạng thoái hóa thần kinh khác và tác dụng làm giảm lượng đường trong máu.

Vậy bệnh tuyến giáp thì sao? Người mắc bệnh tuyến giáp có uống được tinh bột nghệ không? Tinh bột nghệ có giúp hỗ trợ điều trị bệnh tuyến giáp không?

Người mắc bệnh tuyến giáp có uống được tinh bột nghệ không?

Tinh bột nghệ nguyên chất là sản phẩm cuối cùng của các công đoạn như: Tách lọc, loại bỏ dây xơ, tạp chất, tinh dầu của củ nghệ tươi. Trên thực tế, bản chất của củ nghệ cũng tương đối an toàn đối với sức khỏe con người. 

Do đó, người mắc bệnh tuyến giáp hoàn toàn có thể uống tinh bột nghệ để hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng đúng liều lượng và hướng dẫn dùng tinh bột nghệ trong quá trình điều trị bệnh từ bác sĩ.

Mặc dù chưa có nghiên cứu nào khẳng định bột nghệ có thể điều trị bệnh tuyến giáp nhưng kết quả trong một nghiên cứu được khảo sát trên 2335 người ở Pakistan cho thấy: Nhóm người có tiêu thụ nghệ trong bữa ăn đã làm giảm nguy cơ mắc bệnh bướu tuyến giáp (bướu cổ) so với những người ít tiêu thụ nghệ.
người mắc bệnh tuyến giáp có uống được tinh bột nghệ không
Người mắc bệnh tuyến giáp có uống được tinh bột nghệ không? Câu trả lời là được và cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Cách dùng tinh bột nghệ cho người bệnh tuyến giáp

Để sử dụng tinh bột nghệ, bạn có thể tham khảo những cách sau:

  • Liều lượng: Nên dùng 1 muỗng cà phê tinh bột nghệ, chia nhỏ uống 2 lần/ngày, mỗi lần pha ½ muỗng cà phê tinh bột nghệ với khoảng 250ml nước ấm.
  • Thời điểm uống: Thời điểm thích hợp để uống tinh bột nghệ đó là trước bữa ăn sáng tầm 20-30 phút. 
  • Cách uống: Uống trực tiếp, pha nước ấm hoặc uống cùng mật ong.

Lưu ý: Người dùng không nên dồn lại một lần uống trong ngày hay uống với số lượng lớn vì điều này dễ gây ảnh hưởng đến dạ dày.

Lưu ý khi sử dụng tinh bột nghệ cho người mắc bệnh tuyến giáp

  • Nên dùng tinh bột nghệ với lượng vừa đủ theo hướng dẫn của bác sĩ để có hiệu quả tốt nhất.
  • Không nên tự ý sử dụng tinh bột nghệ cùng lúc với bất kỳ loại thuốc tây nào.
  • Phụ nữ đang đến ngày hành kinh hoặc đang bị rong kinh không nên uống tinh bột nghệ vì nghệ có tác dụng thúc đẩy lưu thông máu, nên sẽ làm cho triệu chứng trở nặng và kéo dài.
  • Sử dụng tinh bột nghệ quá liều có thể gây một số tác dụng phụ như: Kích thích dạ dày, tiêu chảy, đổ mồ hôi nhiều, nóng trong người…
  • Đối với nhóm người sử dụng tinh bột nghệ để hỗ trợ điều trị bệnh lý, cách an toàn nhất là nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Kết luận

Như vậy, người mắc bệnh tuyến giáp hoàn toàn có thể sử dụng tinh bột nghệ để cải thiện sức khỏe. Nhìn chung, tinh bột nghệ tương đối an toàn với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng hoặc tự ý sử dụng khi đang dùng thuốc tây điều trị bệnh mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. 

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Curcumin: A Review of Its’ Effects on Human Health – PMC
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5664031/
Truy cập ngày: 01.12.2023

Curcumin as a potential protective compound against cardiac diseases
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/28274852/
Truy cập ngày: 01.12.2023

Cách uống tinh bột nghệ để chữa đau dạ dày – Thuốc dân tộc
https://www.thuocdantoc.org/cach-uong-tinh-bot-nghe-chua-dau-da-day.html
Truy cập ngày: 01.12.2023

Curcumin and Cancer – PMC
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6835707/
Truy cập ngày: 01.12.2023

Turmeric use is associated with reduced goitrogenesis: Thyroid disorder prevalence in Pakistan (THYPAK) study – PMC
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4366771/
Truy cập ngày: 01.12.2023

Turmeric
https://www.mountsinai.org/health-library/herb/turmeric
Truy cập ngày: 01.12.2023

Turmeric, the Golden Spice

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK92752/

Truy cập ngày: 12/12/2023

Phiên bản hiện tại

12/12/2023

Tác giả: Phong Huỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Nhân thùy phải tuyến giáp TIRADS 3 là bệnh gì? Có ác tính không?

Viêm tuyến giáp bán cấp có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ngừa thế nào?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Lai Ngọc Hiền

Dinh dưỡng - Da liễu Thẩm mỹ · Bệnh viện Y học Cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 12/12/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo