backup og meta

Môi bé là gì? Cấu tạo, vị trí, chức năng và các vấn đề thường gặp

Môi bé là gì? Cấu tạo, vị trí, chức năng và các vấn đề thường gặp

Môi bé còn được gọi là môi nhỏ, là một cơ quan nhỏ thuộc cấu tạo bộ phận sinh dục nữ. Môi bé nằm bên trong môi lớn, bao quanh lỗ âm đạo. Chức năng của môi bé là bảo vệ, che chắn cho âm đạo khỏi các tác động và viêm nhiễm từ bên ngoài.

Để hiểu rõ và chi tiết hơn về môi bé là gì, vị trí, cấu tạo và chức năng của môi bé như thế nào, mời bạn đọc tiếp bài viết ngay sau đây!

Môi bé là gì?

Môi bé hay môi nhỏ (labia minora) là 2 lớp da ở hai bên cửa âm hộ, nằm ngay giữa môi lớn. Về mặt lý thuyết giải phẫu, môi bé có chiều dài từ 4 -5 cm và rộng khoảng 0,5 – 1 cm. Vị trí của môi bé nằm ngay bên trong môi lớn và được tạo thành bởi các mô liên kết.

Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, môi bé có thể dài hơn, rộng hơn hay thậm chí bao phủ lên bên ngoài môi lớn.

Cấu tạo của môi bé

Cấu tạo của môi bé bao gồm: Hai cấu trúc nằm phía trong âm hộ, kéo dài từ âm vật (hột le) xuống dưới và bao quanh lỗ âm đạo. Phía dưới cùng của môi bé được nối với nhau bằng một lớp mô mềm được gọi là da nối môi âm hộ. 

Cấu tạo, màu sắc và kích thước của môi bé sẽ có sự khác nhau ở mỗi người. Tùy cơ địa của mỗi người, màu sắc môi bé có thể là hồng, nâu… Kích thước môi bé của người này có thể dài hơn, lớn hơn hoặc nhỏ hơn người khác.

Hình ảnh mô phỏng cấu tạo môi bé của phụ nữ
Hình ảnh mô phỏng cấu tạo môi bé của phụ nữ

Chức năng của môi bé

Chức năng của môi bé là giữ ẩm, che chắn và bảo vệ âm đạo khỏi nguy cơ viêm nhiễm. Đồng thời cũng giúp bảo vệ lỗ niệu đạo khỏi các tác động từ bên ngoài.

Ngoài ra, khi bạn chạm vào môi bé cũng sẽ tạo ra kích thích tình dục. Khi quan hệ, môi bé sẽ được bôi trơn bằng dịch nhầy tiết ra từ âm đạo, chất nhờn này được tạo ra nhờ vào tuyến Bartholin bên trong âm đạo. Nhờ chức năng này mà dương vật có thể thâm nhập âm đạo một cách dễ dàng và không bị đau.

Theo thời gian, phụ nữ càng lớn tuổi càng giảm hormone nội tiết estrogen. Theo đó, phần da ở môi bé cũng sẽ mỏng và khô dần. 

Môi bé như thế nào là bình thường?

Theo đánh giá của các chuyên gia từ Tổ chức phi lợi nhuận về Giáo dục giới tính và Tình dục – Planned Parenthood, môi bé hay vùng kín của phụ nữ nhìn chung là không có khái niệm bình thường hay bất thường. Vì cơ thể của mỗi người sẽ luôn có sự khác biệt so với người khác.

Tuy nhiên, về mặt y tế, môi bé bình thường là khi không có các dấu hiệu liên quan đến bệnh lý phụ khoa hay có xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào bất thường.

Các vấn đề thường gặp ở môi bé

Tương tự như các cơ quan sinh dục khác trên cơ thể, môi bé cũng có thể gặp phải những vấn đề liên quan đến sinh lý và bệnh lý. Dưới đây là những vấn đề thường gặp ở môi bé.

Môi bé bị phì đại

Môi bé bị phì đại (labial hypertrophy) là tình trạng một hoặc ở cả hai bên môi bé bị to hơn bình thường. Hoặc khiến cho môi bé vừa to và vừa dài, tràn ra tới bên ngoài môi lớn.

Về mặt y khoa, môi bé bị phì đại không hại đến sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ khiến cho phụ nữ dễ cảm thấy tự ti khi gần gũi với bạn tình. Vì thế, nhiều người đã chọn cách phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín để lấy lại sự tin cho bản thân.

Môi bé bị dính

Môi bé bị dính hay môi bé bị hợp nhất (fused labia) thường xảy ra ở trẻ em và sẽ tự tách ra khi trẻ kết thúc tuổi dậy thì. Trường hợp môi bé bị dính khiến cho bé (hoặc người lớn) gặp khó khăn trong việc đi vệ sinh cơ bản thì cách tốt nhất là nên gặp bác sĩ để được tư vấn cách xử lý phù hợp.

Môi bé dài hơn môi lớn

Môi bé bị dài một bên hoặc môi bé dài hơn môi lớn là tình trạng kích thước môi bé bị thay đổi trong thời kỳ phụ nữ mang thai và sau khi sinh.

Nguyên nhân là vì trong quá trình mang thai, lượng máu đi đến vùng kín sẽ nhiều hơn bình thường. Điều này khiến môi bé trông sẫm màu và bị kích thích dài ra hơn so với lúc chưa mang thai.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Những dấu hiệu cho thấy bạn nên thăm khám với bác sĩ: 

  • Đau rát khi quan hệ
  • Vùng kín bị đỏ, ngứa ngáy, khó chịu
  • Âm đạo tiết dịch bất thường và kèm theo mùi hôi
  • Chu kỳ kinh nguyệt không bình thường, xuất hiện máu giữa chu kỳ
  • Vùng kín xuất hiện một khối u hoặc những mụn nước nhỏ li ti xung quanh
  • Bạn gặp vấn đề về vùng kín sau khi đi phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín, làm hồng vùng kín, hoặc sau khi sử dụng các loại nước hoa làm thơm vùng kín

Cách bảo vệ và giữ vệ sinh vùng kín:

  • NÊN chọn đồ lót bằng cotton với kích cỡ thoải mái.
  • NÊN vệ sinh âm hộ bằng nước ấm và để khô tự nhiên.
  • NÊN sử dụng bao cao su và chất bôi trơn khi quan hệ (nếu cần).
  • KHÔNG thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
  • KHÔNG thường xuyên rửa vùng kín bằng nước nóng vì dễ làm khô âm đạo.
  • KHÔNG sử dụng các sản phẩm vệ sinh có mùi thơm, cụ thể là các loại xà phòng và chất khử mùi mạnh.

Kết luận

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về môi bé là gì, cấu tạo, vị trí, chức năng và các vấn đề có thể xảy ra ở môi bé. Để giữ gìn sức khỏe vùng kín, bạn cần xây dựng cho mình thói quen vệ sinh cơ thể mỗi ngày, lối sống lành mạnh và thăm khám phụ khoa định kỳ.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Vagina
https://my.clevelandclinic.org/health/body/22469-vagina
Truy cập ngày: 12.10.2023

Labia Minora
https://www.osmosis.org/answers/labia-minora
Truy cập ngày: 12.10.2023

Anatomy of the Vulva
https://www.urmc.rochester.edu/encyclopedia.aspx
Truy cập ngày: 12.10.2023

Picture of the Vagina
https://www.webmd.com/women/picture-of-the-vagina
Truy cập ngày: 12.10.2023

Long-term impacts of childbirth
https://www.plunket.org.nz/being-a-parent/looking-after-you/health-and-care-after-birth/long-term-impacts-of-childbirth/
Truy cập ngày: 12.10.2023

What are the parts of the female sexual anatomy?
https://www.plannedparenthood.org/learn/health-and-wellness/sexual-and-reproductive-anatomy/what-are-parts-female-sexual-anatomy
Truy cập ngày: 12.10.2023

Disorders of the Vulva: Common Causes of Vulvar Pain, Burning, and Itching
https://www.acog.org/womens-health/faqs/disorders-of-the-vulva-common-causes-of-vulvar-pain-burning-and-itching
Truy cập ngày: 12.10.2023

Phiên bản hiện tại

20/05/2024

Tác giả: Phong Huỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận

Cập nhật bởi: Phong Huỳnh


Bài viết liên quan

Phẫu thuật thẩm mỹ vùng kín - Những điều bạn cần phải biết!

Hình ảnh giải phẫu cấu tạo bộ phận sinh dục nữ 3D


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Văn Thuận

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Đồng Nai - 2


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 20/05/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo