backup og meta

Cô bé bị khô nên uống gì? Top 11 thức uống tốt cho âm đạo

Cô bé bị khô nên uống gì? Top 11 thức uống tốt cho âm đạo

Cô bé bị khô nên uống gì là thắc mắc chung của nhiều chị em khi bị khô âm đạo. Tìn trạng âm đạo khô rát không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe vùng kín mà còn làm giảm chất lượng đời sống tình dục ở phụ nữ.

Ở đây, Hello Bacsi mời bạn cùng tham khảo những loại thức uống giúp cải thiện tình trạng khô âm đạo, cải thiện sinh hoạt vợ chồng. Vậy cô bé bị khô nên uống gì?

Tại sao âm đạo bị khô?

Khô âm đạo (Vaginal dryness) thường xảy ra do nồng độ estrogen giảm, vệ sinh vùng kín không đúng cách, thụt rửa sâu, tác dụng phụ của các loại thuốc kháng estrogen, triệu chứng của giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh hoặc cũng có thể là do một số bệnh lý liên quan đến vùng kín.

Cô bé bị khô nên uống gì?

Nhiều chị em thường thắc mắc âm đạo khô rát, “cô bé” bị khô đau rát khi quan hệ nên làm gì? Điều quan trọng nhất phụ nữ cần làm khi bị khô âm đạo, đặc biệt là khi tình trạng này làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống là đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tư vấn cách khắc phục. Song song với đó, bạn cũng cần xây dựng lối sống lành mạnh, khoa học, bổ sung dinh dưỡng phù hợp cho cơ thể.

Dưới đây, Hello Bacsi liệt kê 11 loại thức uống có thể hỗ trợ cho quá trình điều trị tình trạng khô âm đạo.

1. Nước ép rau, củ, quả các loại

Trường hợp cô bé bị khô và bạn đang không biết nên uống gì để cải thiện thì hãy thử các loại nước ép như: nước ép việt quất, nước ép táo, nước cam ép, sinh tố bơ sữa, nước ép rau củ mix (cà rốt, cần tây, táo, cà chua..).

Lý do là vì các chất chống oxy hóa có trong các loại trái cây này có thể hỗ trợ bổ sung nước cho cơ thể và giảm khô hạn âm đạo. Bên cạnh đó, các loại trái cây này có chứa nhiều vitamin A và D giúp giảm nguy cơ bị u xơ tử cung.

2. Sữa đậu nành

Sữa đậu nành rất tốt cho sức khỏe âm đạo

“Cô bé” bị khô nên uống thuốc gì? Câu trả lời là bạn có thể uống sữa đậu nành. Đậu nành có chứa isoflavone, có cấu trúc tương tự estrogen của cơ thể nên được kỳ vọng là có thể có những tác động giống estrogen.

Trong một nghiên cứu được đăng tải trên Thư viện Y học quốc gia Pubmed (Hoa Kỳ, 2015), khi nghiên cứu về mối tương quan giữa đậu nành và tình trạng khô âm đạo, kết quả cho thấy, các món ăn được làm từ đậu nành đem lại công dụng giúp cải thiện tình trạng khô âm đạo ở phụ nữ.

3. Sinh tố các loại có màu xanh

Tiếp theo, nếu không biết phụ nữ bị khô hạn nên uống gì thì bạn hãy thử các loại sinh tố có màu xanh đậm. Một số loại rau có thể dùng để làm sinh tố là cải kale, cải bó xôi, rau cần tây… Để dễ uống hơn bạn có thể kết hợp cùng với bơ, chuối hoặc các loại sữa hạt dinh dưỡng.

Các loại rau xanh này giúp bổ sung nitrat cho cơ thể. Nitrat có khả năng làm giãn nở các mạch máu và cải thiện lưu lượng máu đẩy đi khắp cơ thể, kể cả vùng kín. Khi âm đạo được tiếp đủ lượng máu sẽ trở nên hồng hào và ít bị khô hơn.

4. Ăn hoặc uống các món từ quả bơ

Bơ tốt cho sức khỏe âm đạo nhờ chứa chất béo lành mạnh, vitamin B6 và kali. Vì vậy, việc bổ sung bơ vào chế độ ăn có thể tăng cường bôi trơn và tăng cường sức khỏe âm đạo.

Trong một nghiên cứu về lợi ích của quả bơ đối với quá trình thụ tinh ống nghiệm IVF, được đăng tải trên Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ năm 2016, kết quả cho thấy ăn bơ giúp làm tăng khả năng thành công của thụ tinh ống nghiệm IVF nhờ vào chất béo tốt của nó.

5. Bổ sung probiotic cho cơ thể

Phụ nữ thường xuyên bổ sung probiotic cho cơ thể sẽ giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm âm đạo, vùng kín tiết dịch bất thường, vùng kín có mùi hôi,… Thậm chí bổ sung probiotic thường xuyên còn giúp cơ thể phụ nữ có khả năng ngăn ngừa viêm âm đạo tái phát.

Probiotic (men vi sinh) là vi sinh vật hay còn gọi là lợi khuẩn sống và khu trú bên trong đường ruột của cơ thể người. Để bổ sung probiotic cho cơ thể, bạn hãy ăn và uống những thực phẩm sau: sữa chua không đường, trà kombucha, dưa chua, kim chi, các món chế biến theo hình thức lên men chua, nước mía lên men…

6. Bổ sung 0mega-3 cho cơ thể

Cô bé bị khô nên uống gì
Đây là các loại thực phẩm giàu omega-3

“Cô bé” bị khô hạn nên uống gì hay uống gì tốt cho “cô bé” đang bị khô hạn? Bên cạnh những lựa chọn trên, bạn cũng có thể bổ sung chất béo omega-3 cho cơ thể. Vì theo kết quả của một nghiên cứu mới đây, năm 2022, việc bổ sung omega-3 giúp cải thiện khả năng chức năng tình dục ở phụ nữ mang thai, giảm cơn đau bụng kinh, tăng khả năng tiết dịch nhờn của âm đạo khi quan hệ.

Các loại thực phẩm giàu chất béo omega-3: cá hồi, cá thu, vừng (mè), hạt hướng dương, quả bơ, bí ngô…

7. Uống nha đam đường phèn khi âm đạo bị khô hạn

Nha đam nấu đường phèn là thức uống rất tốt để tăng chất nhờn và giảm tình trạng khô âm đạo. Bên cạnh đó, thức uống này còn giúp giữ ẩm, tăng vitamin E, vitamin C, vitamin A cho môi trường âm đạo.

Bạn có biết, nha đam (lô hội) còn có nhiều lợi ích như:

  • Chống viêm
  • Bù nước cho cơ thể
  • Hỗ trợ điều trị táo bón
  • Cân bằng độ pH trong cơ thể
  • Làm sạch da, làm dịu da khi bị cháy nắng.

Do đó, bạn có thể uống từ 2-3 ly nha đam đường phèn mỗi tuần để vùng kín luôn đủ độ ẩm, cải thiện sức khỏe âm đạo.

8. Bổ sung vitamin A

Chị em bị khô hạn uống gì? Câu trả lời là bạn có thể uống vitamin A.

Vitamin A có thể tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa lão hóa đồng thời kích thích sự phát triển tế bào. Đây là dưỡng chất quan trọng để tăng tiết dịch nhờn âm đạo, từ đó duy trì độ ẩm cần thiết cho “cô bé”. Tuy nhiên, đây là vitamin tan trong dầu nên bạn cần bổ sung ở liều lượng phù hợp.

Vitamin A có nhiều trong các loại trái cây, rau củ có màu đỏ, cam, vàng, xanh đậm như: cà rốt, cà chua, dưa hấu, khoai lang, súp lơ xanh, cải xoăn, xà lách, bí đao… 

9. Bổ sung vitamin D 

Cố bé bị khô nên uống gì
Nên uống gì khi cô bé bị khô? Chị em nên uống hoặc ăn các thực phẩm giàu vitamin A và vitamin D.

Vitamin D được cơ thể hấp thụ khi các tế bào trong da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Không chỉ tốt cho hệ xương khớp, vitamin D còn có khả năng giúp bôi trơn âm đạo.

Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin D là: cá trích, cá mòi, mầm đậu nành, nấm, tôm, lòng đỏ trứng, hàu…

10. Uống đủ nước mỗi ngày

Phụ nữ nên uống gì để cô bé hết bị khô hạn hay cụ thể là uống gì để quan hệ ra nhiều nước? Nước lọc là lựa chọn lý tưởng cho sức khỏe tổng thể nói chung và sức khỏe âm đạo nói riêng. Như bạn cũng biết, nước là nguồn sống, là chất bôi trơn cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động. Âm đạo cũng vậy, khi bạn uống đủ nước thì âm đạo sẽ có đủ lượng nước để tạo ra chất nhờn.

Mỗi ngày bạn nên uống từ 1,5 – 2 lít nước. Trường hợp chơi thể thao cường độ cao hay làm việc ngoài môi trường nóng bức, bạn cần uống từ 2.7 – 3.7 lít nước mỗi ngày.

11. Uống thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ

Viên uống bổ sung nội tiết tố nữ là sản phẩm giúp bổ sung nội tiết tố cho nữ (chủ yếu là estrogen). Từ đó, nó có khả năng làm giảm triệu chứng khô âm đạo. 

Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết top 6 loại viên uống bổ sung nội tiết tố nữ mà HelloBacsi đã từng chia sẻ. 

Để có lựa chọn phù hợp và an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng các thực phẩm bổ sung nội tiết tố.

Nên và không nên làm gì để ngăn ngừa tình trạng khô âm đạo?

Để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tình trạng khô âm đạo, ngoài những vấn đề liên quan đến ăn, uống, bạn cũng cần kết hợp với một số thói quen sinh hoạt hàng ngày để đảm ngăn ngừa tình trạng khô âm đạo.

Cách ngăn ngừa âm đạo bị khô

  • NÊN tận hưởng màn dạo đầu trước khi quan hệ.
  • NÊN sử dụng thêm gel bôi trơn khi quan hệ.
  • NÊN khám phụ khoa định kỳ tối thiểu 1 lần/năm.
  • KHÔNG NÊN không thụt rửa sâu bên trong âm đạo.
  • KHÔNG NÊN sử dụng các loại nước hoa làm thơm vùng kín.

Kết luận

Khô âm đạo không phải là tình trạng sức khỏe hiếm gặp ở phụ nữ. Ngược lại, nó đặc biệt xuất hiện nhiều ở nhóm phụ nữ đang gặp phải các bệnh phụ khoa thường gặp hay phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Với 11 thức uống trả lời cho thắc mắc cô bé bị khô thì nên uống gì, Hello Bacsi hy vọng bạn đã có lựa chọn phù hợp.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Antioxidants in fertility: impact on male and female reproductive outcomes
https://www.fertstert.org/article/S0015-0282(18)30429-1/fulltext
Ngày truy cập: 20/9/2023

Vitamins and Uterine Fibroids: Current Data on Pathophysiology and Possible Clinical Relevance
https://www.mdpi.com/1422-0067/21/15/5528/htm
Ngày truy cập: 20/9/2023

Effects of a soy-based dietary supplement compared with low-dose hormone therapy on the urogenital system: a randomized, double-blind, controlled clinical trial
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/25423326/
Ngày truy cập: 20/9/2023

Therapeutic effects of inorganic nitrate and nitrite in cardiovascular and metabolic diseases
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26522443/
Ngày truy cập: 20/9/2023

The Role of Avocados in Maternal Diets during the Periconceptional Period, Pregnancy, and Lactation – PMC
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4882725/
Ngày truy cập: 20/9/2023

Effect of Omega-3 fatty acid supplementation on sexual function of pregnant women: a double blind randomized controlled trial – PMC
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9295880/
Ngày truy cập: 20/9/2023

Vaginal Dryness: Causes, Symptoms & Treatment
https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/21027-vaginal-dryness
Ngày truy cập: 20/9/2023

Experiencing Vaginal Dryness? Here’s What You Need to Know. | ACOG
https://www.acog.org/womens-health/experts-and-stories/the-latest/experiencing-vaginal-dryness-heres-what-you-need-to-know
Ngày truy cập: 20/9/2023

Phiên bản hiện tại

20/11/2024

Tác giả: Phong Huỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Văn Thuận

Cập nhật bởi: Dang Tran


Bài viết liên quan

Gel bôi trơn cho nữ loại nào tốt? Review 8 loại gel bôi trơn cho nữ

Khí hư là gì? Vai trò và cách phân biệt khí hư sinh lý và khí hư bệnh lý


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Văn Thuận

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Đồng Nai - 2


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 20/11/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo