backup og meta

Cách khám phụ khoa cho người chưa quan hệ, chưa lập gia đình

Cách khám phụ khoa cho người chưa quan hệ, chưa lập gia đình

Bạn đã bao giờ cảm thấy lo lắng và e ngại mỗi khi nghĩ đến việc đi khám phụ khoa trong khi bản thân chưa từng quan hệ không? Trên thực tế, cách khám phụ khoa cho người chưa từng quan hệ hay chưa lập gia đình không có gì khác so với phụ nữ đã quan hệ tình dục.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách khám phụ khoa cho người chưa quan hệ, những điều cần biết và những điều cần lưu ý để giúp bạn tự tin và thoải mái hơn trước khi thực hiện quy trình này.

Khám phụ khoa là gì?

Khám phụ khoa (pelvic examination / gynecological examination) là quy trình kiểm tra sức khỏe bộ phận sinh dục nữ và các cơ quan sinh sản, bao gồm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng… Khám phụ khoa là cách để bạn nắm được tình hình sức khỏe sinh sản của bản thân

Phụ nữ chưa từng quan hệ có cần đi khám phụ khoa không?

Theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế, khám phụ khoa như là một thủ tục mà bạn cần thực hiện định kỳ dù bạn đã quan hệ tình dục hay chưa.

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyến khích các bạn gái nên đi khám phụ khoa lần đầu tiên ở độ tuổi từ 13 – 15 tuổi khi bắt đầu tuổi dậy thì. Tuy nhiên, độ tuổi và sự phát triển của mỗi đối tượng tại mỗi quốc gia là khác nhau nên độ tuổi đi khám cũng sẽ có một chút chênh lệch.

Nhìn chung, phụ nữ đã từng quan hệ hay chưa bao giờ quan hệ thì vẫn nên đi khám sức khỏe phụ khoa định kỳ.

Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ - ACOG khuyến nghị

Cách khám phụ khoa cho phụ nữ chưa từng quan hệ
Nữ giới đã từng quan hệ hoặc chưa từng quan hệ cũng nên đi khám phụ khoa từ sau 13 – 15 tuổi.

Quy trình cách khám phụ khoa cho người chưa quan hệ, chưa lập gia đình

Đối với nữ giới chưa từng quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám phụ khoa ở bên ngoài vùng kín như khám ổ bụng, vùng chậu. Sau đó, với kỹ thuật quan sát lâm sàng, bác sĩ sẽ khám đến khu vực bên ngoài vùng kín như kiểm tra vùng gò mu, âm hộ, môi lớn, môi bé, âm vật, tuyến bartholin và đưa ra kết luận từ việc thăm khám.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ – AAP đã liệt kê quy trình khám phụ khoa 3 bước đơn giản dành cho các bạn ở tuổi teen (có thể tham khảo cho đối tượng nữ giới chưa từng quan hệ).

Các bước cụ thể như sau:

  • Bước 1: Khám khu vực bên ngoài và xung quanh âm đạo. Bác sĩ sẽ chỉ quan sát bên ngoài và các khu vực xung quanh âm đạo để đánh giá lâm sàng xem mọi thứ có bình thường hay không. Lấy khí hư ở mép ngoài âm hộ đi kiểm tra xem có viêm nhiễm không. 
  • Bước 2: Khám bên trong âm đạo. Do chưa quan hệ nên bác sĩ sẽ bỏ qua bước này. Các bác sĩ sẽ chỉ sử dụng que tampon đủ nhỏ để đưa qua lỗ màng trinh. Đối với những người đã có quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ mỏ vịt nhỏ bằng nhựa sử dụng một lần hoặc bằng kim loại với kích thước cỡ một chiếc tampon. Khi dụng cụ mỏ vịt đưa vào trong âm đạo nhẹ nhàng và vừa đủ để bác sĩ có thể quan sát.  
  • Bước 3: Khám tử cung và buồng trứng. Bác sĩ sẽ sử dụng một hoặc hai ngón tay để đưa vào trong trực tràng của bạn và dùng tay còn lại ấn bên ngoài vùng bụng để kiểm tra. 
Quy trình 3 bước này diễn ra nhanh chóng đến mức có thể khiến bạn không nghĩ là bạn vừa hoàn thành quy trình khám phụ khoa. Về cảm giác, bạn cũng sẽ không cảm thấy đau đớn nhiều nếu bạn giữ được bình tĩnh và thư giãn.

Các câu hỏi thường gặp

Chưa quan hệ có khám phụ khoa bằng mỏ vịt được không?

Theo như quy trình cách khám phụ khoa cho người chưa quan hệ hay chưa lập gia đình, bác sĩ khám trực tiếp sẽ không sử dụng mỏ vịt để tránh làm rách màng trinh. 

Khám phụ khoa có biết đã quan hệ hay chưa không?

Khám phụ khoa không phải là một bài kiểm tra (bài test) để xem bạn đã từng quan hệ tình dục hay chưa. Tuy nhiên, thông qua quá trình khám phụ khoa và với kinh nghiệm quan sát lâm sàng, bác sĩ có thể nhận biết rằng bạn đã từng quan hệ hoặc chưa. Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi cho bạn về vấn đề này trước khi tiến hành khám. Vì trước khi khám, bác sĩ sẽ đặt cho bạn nhiều câu hỏi xoay quanh các chủ đề về sức khỏe phụ khoa, kinh nguyệt và lịch sử tình dục của bạn.

Khám phụ khoa có mất trinh không, có làm tổn thương không?

Khám phụ khoa không làm thay đổi tình trạng màng trinh của bạn, do đó sẽ không ảnh hưởng đến trinh tiết của bạn. 

Quy trình khám phụ khoa hay khám vùng chậu sẽ cho bạn cảm giác như có một vật chèn vào trong âm đạo, gây ra cảm giác chật, hẹp, bị chèn nhưng sẽ không đến mức gây đau đớn cho bạn. Trong vài trường hợp bạn sẽ cảm thấy hơi khó chịu ở vùng kín nếu bạn liên tục lo lắng và căng thẳng, lúc này âm đạo có xu hướng co lại và khép chặt.

Cách khám phụ khoa cho người chưa từng quan hệ
Khám phụ khoa không gây ảnh hưởng đến màng trinh và cũng không khiến bạn bị tổn thương

Kết luận

Một trong những lo lắng phổ biến của chị em chưa từng quan hệ khi đi khám phụ khoa là do có nỗi lo bị đau và làm rách màng trinh (mất trinh tiết). 

Tóm lại, cách khám phụ khoa cho người chưa quan hệ cũng sẽ diễn ra bình thường, chỉ có điều bác sĩ sẽ thực hiện nhẹ nhàng và biết cách làm giảm áp lực tâm lý cho bạn khi nắm được thông tin là bạn chưa từng quan hệ hoặc chưa từng khám phụ khoa trước đây.

[embed-health-tool-ovulation]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Pelvic Exams | ACOG
https://www.acog.org/womens-health/faqs/pelvic-exams
Truy cập ngày: 04.04.2024

Pelvic Exam: Procedure Details, Schedule & Results
https://my.clevelandclinic.org/health/diagnostics/17343-pelvic-exam
Truy cập ngày: 04.04.2024

Your Daughter’s First Gynecology Visit (for Parents) | Nemours KidsHealth
https://kidshealth.org/en/parents/first-gyn.html
Truy cập ngày: 04.04.2024

Pelvic Exams – HealthyChildren.org
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/gradeschool/puberty/Pages/Pelvic-Exams.aspx
Truy cập ngày: 04.04.2024

What to Expect at Your First Pelvic Exam
https://wsnm.org/education/teen-healthcare-albuquerque/what-to-expect-at-your-first-pelvic-exam/
Truy cập ngày: 04.04.2024

Phiên bản hiện tại

10/04/2024

Tác giả: Phong Huỳnh

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Văn Thu Uyên

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Môi lớn là gì? Cấu tạo, vị trí, chức năng và các vấn đề thường gặp

Hình ảnh giải phẫu cấu tạo bộ phận sinh dục nữ 3D


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Văn Thu Uyên

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Phụ sản Hà Nội


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: 10/04/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo