backup og meta

Hỏi đáp Bác sĩ: Tinh hoàn bên to bên nhỏ có ảnh hưởng gì không?

Hỏi đáp Bác sĩ: Tinh hoàn bên to bên nhỏ có ảnh hưởng gì không?

Bạn đọc hỏi

Chào bác sĩ! Tôi 27 tuổi, chưa lập gia đình. Tôi có 1 tình trạng khá tế nhị là tinh hoàn của tôi không đều. Một bên to hơn và một bên nhỏ hơn đáng kể. Vì nhiều lý do nên tôi chưa đi thăm khám ở bệnh viện. Bác sĩ tư vấn giúp tinh hoàn bên to bên nhỏ có ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản khi tôi lập gia đình không? Cảm ơn bác sĩ!

(Hữu Lộc – TP.HCM)

Bác sĩ trả lời

Với câu hỏi tinh hoàn bên to bên nhỏ có ảnh hưởng gì không của độc giả Hữu Lộc, Bác sĩ Nguyễn Trọng Nguyễn – hiện đang công tác tại khoa Ngoại thận – Tiết niệu Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang trả lời cụ thể như sau:

tinh hoàn bên to bên nhỏ

Chào bạn đọc! Tinh hoàn ở mỗi nam giới có thể có hình dạng và kích cỡ khác nhau, mặc dù hai bên có sự đối xứng nhưng hiện tượng tinh hoàn bên to bên nhỏ là điều hoàn toàn bình thường. Đa phần tinh hoàn bên phải có xu hướng lớn hơn một chút so với bên trái. Ngoài kích thước,  một trong hai tinh hoàn cũng thường treo thấp hơn bên còn lại bên trong bìu. 

  • Kích thước tinh hoàn lớn thường  khoảng 2 – 5 cm.
  • Sự chênh lệch kích thước không gây đau cho bạn khi đứng, ngồi hoặc di chuyển.
  • Trên bìu, vị trí tinh hoàn to hoặc nhỏ không có bất cứ dấu sưng hay vết đỏ nào.
  • Tinh hoàn có hình dạng trứng bình thường, sờ vào không thấy sấn cục hoặc lồi lên.
  • Kích thước tinh hoàn hai bên không đều xảy ra từ nhỏ và duy trì đến khi trưởng thành.

Tuy nhiên, nếu tinh hoàn một bên to một bên nhỏ đi kèm với triệu chứng đau, nhiễm khuẩn, thay đổi hình dạng bất thường thì cần sớm gặp bác sĩ để được thăm khám. Đây có thể là dấu hiệu bệnh lý và ảnh hưởng tới hoạt động sản sinh, nuôi dưỡng tinh trùng ở cơ quan sinh dục nam. Khi phát hiện bất thường và để khẳng định chắc chắn tinh hoàn bên to bên nhỏ có ảnh hưởng gì không, tốt nhất bạn nên thăm khám sớm.

>>> Đọc thêm: Tinh hoàn nhỏ có ảnh hưởng gì không?

Tinh hoàn bên to bên nhỏ bất thường có thể do những nguyên nhân bệnh lý sau:

1/ Viêm mào tinh hoàn

Mào tinh hoàn là một ống dẫn nhỏ nằm sau tinh hoàn. Khi cơ quan này bị viêm, nhiễm trùng hoặc do các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, bên đó có thể có kích thước lớn hơn. 

>>> Đọc thêm: Viêm mào tinh hoàn là gì?

2/  Viêm tinh hoàn

Viêm tinh hoàn là hiện tượng nhiễm trùng gây viêm xảy ra ở bộ phận này. Nguyên nhân có thể do virus hoặc vi khuẩn. Viêm tinh hoàn thường gây đau đớn, tăng kích thước bên tinh hoàn bị viêm, nặng hơn có thể làm mất chức năng sinh sản của người bệnh.

>>> Đọc thêm: Viêm tinh hoàn có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị

3/ Tràn dịch tinh màng tinh hoàn

Tràn dịch màng tinh hoàn  xảy ra khi chất lỏng tích tụ nhiều quanh tinh hoàn gây sưng. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến khiến bên tinh hoàn bị bệnh có kích thước lớn hơn bên còn lại. Bệnh lý này khá thường gặp ở nam giới cao tuổi. Nếu bệnh xuất hiện sớm ở người trẻ và đi kèm với dấu hiệu viêm thì cần điều trị để phòng ngừa biến chứng.

>>> Đọc thêm: Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh và người lớn

4/ Tinh hoàn bên to bên nhỏ do giãn tĩnh mạch thừng tinh

tinh hoàn bên to bên nhỏ

Bệnh lý này xảy ra khi tĩnh mạch bên trong bìu giãn và tăng kích thước, cũng là nguyên nhân khiến hai bên tinh hoàn không đều nhau. Bệnh cần được kiểm tra và điều trị nếu giãn tĩnh mạch thừng tinh gây vô sinh, suy giảm số lượng tinh trùng.

>>> Đọc thêm: Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Triệu chứng và cấp độ

5/  Kích thước tinh hoàn không đều do bệnh ung thư tinh hoàn

Khi ung thư phát triển bên trong một tinh hoàn, khối u sẽ khiến kích thước tinh hoàn tăng lên. Đây là nguyên nhân nguy hiểm nhưng không phổ biến khiến nam giới bị một bên tinh hoàn to một bên nhỏ.

>>> Đọc thêm: U tinh hoàn có đáng sợ không?

Trên đây là các bệnh lý thường gặp khiến  tinh hoàn bên to bên nhỏ kèm theo các triệu chứng bất thường. Bạn đọc cần thăm khám trực tiếp với bác sĩ nam khoa để chắc chắn rằng việc tinh hoàn chênh lệch về kích thước 2 bên là sinh lý bình thường. Việc điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân mắc phải của từng loại bệnh.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Epididymitis

https://medlineplus.gov/ency/article/001279.htm

Ngày truy cập: 17/6/2022

What is orchitis?

http://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21658-orchitis

Ngày truy cập: 17/6/2022

Hydrocele.

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/hydrocele/diagnosis-treatment/drc-20363971

Ngày truy cập: 17/6/2022

Nguyễn Thành Như, Nam khoa lâm sàng

Phiên bản hiện tại

17/06/2022

Tác giả: Đài Trương

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Trọng Nguyễn

Cập nhật bởi: Đài Trương


Bài viết liên quan

Buốt dương vật khi đi tiểu: Dấu hiệu quan trọng cảnh báo những vấn đề sức khỏe

Siêu âm tinh hoàn: Những thông tin phái mạnh cần biết


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Trọng Nguyễn

Khoa tiết niệu · Bệnh Viện Đa Khoa Hậu Giang


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 17/06/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo