backup og meta

Tinh hoàn của trẻ sơ sinh không đều phải làm sao?

Tinh hoàn của trẻ sơ sinh không đều phải làm sao?

Tinh hoàn của bé bên to bên nhỏ có sao không? Nếu nhận thấy tinh hoàn của trẻ sơ sinh không đều, bạn nên tìm hiểu các phương án chữa trị cho trẻ sớm để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bé sau này.

Khi con chào đời, bố mẹ rất vui mừng, hạnh phúc, đôi khi bỏ qua các chi tiết nhỏ trên cơ thể của bé, ví dụ như tinh hoàn một bên to hơn bên còn lại? Song tình trạng tinh hoàn của trẻ sơ sinh không đều cần được kiểm tra sớm. 

Cụ thể tinh hoàn trẻ bên to bên nhỏ có ảnh hưởng gì? Mời bạn cùng tìm hiểu!

Tinh hoàn của trẻ sơ sinh không đều

Tinh hoàn bên to bên nhỏ là tình trạng tinh hoàn không đều. Các bà mẹ sinh con trai có thể nhận ra tình trạng này khi nhận thấy vùng kín của bé có một hoặc cả hai bên tinh hoàn không xuất hiện.

Tình huống này xảy ra do tinh hoàn không phát triển bên ngoài mà thay vào đó, chúng lại lớn dần bên trong cơ thể dù bé vẫn chưa ra đời. Có khoảng 50% các bé trai sơ sinh có tinh hoàn di chuyển xuống bìu đầy đủ.

Trẻ sơ sinh tinh hoàn bên to bên nhỏ nếu trì hoãn việc phẫu thuật, bé trai có nguy cơ bị các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe khi chúng trưởng thành.

Tinh hoàn của trẻ sơ sinh không đều có sao không?

Tinh hoàn của trẻ sơ sinh không đều có sao không? Các nhà nghiên cứu từ Đại học Sydney, Úc, đã tiến hành một nghiên cứu về tinh hoàn bị ẩn ở bé trai. Sau khi phân tích dữ liệu từ hơn 350.000 bé trai sinh từ năm 1970 – 1999, họ phát hiện ra một số thông tin gây kinh ngạc đối với những trường hợp có tinh hoàn không đều, chẳng hạn như:

  • Có nguy cơ mắc phải ung thư tinh hoàn cao gấp 2,5 lần
  • Giảm khả năng có con đến 20%
  • Cần sự hỗ trợ gấp 2 lần để chữa chứng vô sinh.

Vì sao tinh hoàn của trẻ sơ sinh không đều? Các nhà nghiên cứu đã đưa ra lời giải thích rằng để sản xuất tinh trùng, nhiệt độ tinh hoàn cần thấp hơn nhiệt độ bên trong cơ thể. Điều đó cho thấy rằng tinh hoàn là bộ phận cần phải ở ngoài cơ thể.

Nếu bé gặp phải tình trạng tinh hoàn ẩn (tinh hoàn không đều), một bên “của quý” sẽ nằm ở bên trong cơ thể. Do đó, tinh hoàn được làm nóng bởi nhiệt độ bên trong cơ thể, các tế bào tinh trùng cũng có nguy cơ đột biến gen và tổn thương tế bào cao hơn. Theo thời gian, những yếu tố này có thể tích lũy gây ra ung thư tinh hoàn và các vấn đề vô sinh ở nam giới.

tinh hoàn của trẻ sơ sinh không đều
Tinh hoàn của trẻ sơ sinh không đều có sao không?

Chẩn đoán tình trạng tinh hoàn của trẻ sơ sinh không đều như thế nào?

Trẻ nhỏ cần được kiểm tra định kỳ cho vấn đề này (bao gồm 24 giờ đầu tiên sau khi sinh). Tuy nhiên, bạn vẫn cần các kỹ năng đo lường nhất định để chẩn đoán rõ ràng hơn.

Thực tế, tình trạng tinh hoàn không đều chưa hẳn dễ phát hiện bởi vùng kín của trẻ sơ sinh luôn nhỏ hơn nhiều so với kích thước của người lớn. Thêm vào đó, một số bố mẹ cảm thấy bối rối khi đề cập đến bộ phận sinh dục dẫn đến ít quan tâm triệt để đến vấn đề tinh hoàn bị lệch của con.

Đôi khi, có thể có những lý do khiến trẻ sinh ra không có tinh hoàn. Những yếu tố gây ra tình trạng này cũng khác làm cho việc xác định trở nên khó khăn hơn. Ví dụ, tĩnh mạch thừng tinh (kết nối với tinh hoàn) phát triển với tốc độ chậm hơn tốc độ tăng trưởng của cơ thể. Nếu điều này xảy ra, dây thừng tinh không đủ dài nên kéo tinh hoàn vào bên trong cơ thể.

Các bà mẹ sinh con sớm hơn thời gian dự sinh cũng cần quan sát vùng kín khi con chào đời. Sinh non có khả năng làm tăng nguy cơ khiến bé trai sơ sinh bị tinh hoàn không đều, vì tinh hoàn cần đủ thời gian để nhô ra ngoài cơ thể một cách tự nhiên.

Điều trị tinh hoàn trẻ sơ sinh bên to bên nhỏ

Phương pháp điều trị thông thường nhất chính là phẫu thuật. Việc này sẽ giúp đưa tinh hoàn xuống bìu và cố định tinh hoàn trong bìu. Đây là một phẫu thuật đơn giản với tỷ lệ thành công cao.

Thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện phẫu thuật là 6 – 12 tháng tuổi. Vì phẫu thuật trong giai đoạn này sẽ giúp cải thiện các chức năng của tinh hoàn tốt nhất và giảm tỷ lệ ung thư hóa.

Bên cạnh đó, còn có một số phương pháp khác để điều trị tình trạng này như sử dụng thuốc, liệu pháp hormone. Tuy nhiên, các phương pháp này thường không hữu ích bằng phẫu thuật.

Các vấn đề về bộ phận sinh dục khác của bé trai bạn nên cẩn trọng

tinh hoàn của trẻ sơ sinh không đều

Ngoài tình trạng tinh hoàn của trẻ sơ sinh không đều, những vấn đề khác ở bộ phận sinh dục bé trai bạn cần cẩn trọng bao gồm:

1. Thoát vị bẹn

Điều này xảy ra khi mô bụng, chẳng hạn như ruột di chuyển vào vùng bẹn của bé. Triệu chứng chính của tình trạng này là hiện tượng phồng rộp, không đau ở vùng háng của trẻ nhỏ. Ngoài ra, bé trai có xu hướng mắc phải bệnh này nhiều hơn so với các bé gái.

Để ngăn ngừa thoát vị bẹn, bác sĩ sẽ thực hiện tiểu phẫu để đóng lại ống bẹn. Trong trường hợp thoát vị bẹn bắt đầu phát triển, bé sẽ cảm nhận khối u cứng, sưng và rất đau ở vùng háng. Bạn nên đưa con đi điều trị ngay khi nghi ngờ tình trạng này.

2. Tràn dịch tinh mạc

Tiến sĩ Steven Tennenbaum, nhà tiết niệu nhi khoa tại New York, Mỹ, cho biết khi ống bẹn của bé không đóng lại được, chất dịch từ bụng có thể tích tụ trong túi bìu. Nó làm cho tinh hoàn xuất hiện tình trạng sưng nhưng lại không đau. Tràn tinh dịch mạc thường sẽ tự biến mất nhưng cũng có trường hợp không tự khỏi được. Nếu rơi vào trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật khi bé 1 tuổi để loại bỏ dịch thừa trong túi bìu ra.

>>> Bạn có thể tham khảo:  Giang mai dương vật có nguy hiểm không?

3. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xảy ra nếu dương vật của bé không được làm sạch đúng cách, khiến vi khuẩn bắt đầu sinh sôi. Thông thường, triệu chứng duy nhất của nhiễm trùng đường tiết niệu ở trẻ sơ sinh là sốt cao.

Cùng với tình trạng tinh hoàn của trẻ sơ sinh không đều, đôi khi bạn có thể nhận thấy nước tiểu của bé có mùi lạ, gây khó chịu bất thường hoặc thậm chí nôn mửa. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, hãy đưa bé đến bệnh viện để khám ngay nhé.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Does your baby boy have one testicle bigger than the other?

kidshealth.org/en/teens/uneven.html

Ngày truy cập: 29/7/2022

2. Undescended Testicles

kidshealth.org/en/parents/cryptorchidism.html

Ngày truy cập: 29/7/2022

3. Is It Normal for One Testicle to Be Bigger?

connecticutchildrens.org/health-library/en/teens/uneven/

Ngày truy cập: 29/7/2022

4. Scrotal Swelling in Children

stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=scrotal-swelling-in-children-160-59

Ngày truy cập: 29/7/2022

5. 5 Things to Know If Your Baby’s Testicle Hasn’t Dropped

health.clevelandclinic.org/6-things-know-son-missing-testicle/

Ngày truy cập: 29/7/2022

Phiên bản hiện tại

01/08/2022

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Linh Hồ


Bài viết liên quan

13 dấu hiệu mang thai con trai: Liệu có đúng với căn cứ khoa học?

Cách tập bé trai đứng tiểu siêu dễ dàng


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 01/08/2022

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo