backup og meta
Chuyên mục
Công cụ

1

Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Hỏi đáp Bác sĩ: Nấm bao quy đầu có nguy hiểm không? Nên bôi thuốc gì?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Trọng Nguyễn · Khoa tiết niệu · Bệnh Viện Đa Khoa Hậu Giang


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 18/07/2022

Hỏi đáp Bác sĩ: Nấm bao quy đầu có nguy hiểm không? Nên bôi thuốc gì?

Bạn đọc hỏi

Chào Bác sĩ! Tôi 35 tuổi. Tôi được chẩn đoán mắc bệnh nấm bao quy đầu. Bệnh lý này có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và ham muốn tình dục ở nam giới không? Nấm bao quy đầu bôi thuốc gì cho nhanh khỏi? Cảm ơn bác sĩ!

(Hoàng Khởi – TP.HCM)

>>> Đọc thêm: Chi phí cắt bao quy đầu bao nhiêu là đủ?

Bác sĩ trả lời

Với những câu hỏi liên quan đến nấm bao quy đầu của độc giả Hoàng Khởi, Bác sĩ Nguyễn Trọng Nguyễn – hiện đang công tác tại Khoa Tiết niệu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hậu Giang trả lời cụ thể như sau:

Nấm bao quy đầu là bệnh gì?

Nấm bao quy đầu là tình trạng nhiễm trùng ở bao quy đầu do sự phát triển quá mức của nấm gây ra, trong đó phổ biến là nấm Candida. Vì vậy, căn bệnh này còn có các tên gọi khác như nhiễm trùng nấm dương vật hoặc nhiễm nấm Candida.

Nhiễm nấm vùng sinh dục thường được xem là vấn đề sức khỏe phổ biến ở nữ. Tuy nhiên, nó vẫn có thể ảnh hưởng đến bất kỳ đối tượng nào, kể cả nam giới. Nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiều hậu quả ảnh hưởng cả sinh lý lẫn tâm lý của phái nam.

>>> Đọc thêm: Rách bao quy đầu khi quan hệ có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây nấm bao quy đầu

Nấm bao quy đầu

Thực tế trên bên trong cơ thể và trên da vẫn có một lượng nhỏ nấm Candida. Theo một bài báo nghiên cứu, nấm Candida thường được tìm thấy trên dương vật. Theo đó, kết quả cho thấy rằng từ 16 – 26% nam giới có nấm trên dương vật. Khoảng 37% nam giới bị nấm Candida không có triệu chứng, trong khi 27% trong số họ phát triển viêm bao quy đầu

Điều này phản ánh nấm Candida bình thường không gây hại vì hệ thống miễn dịch giữ chúng trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên khi gặp môi trường thuận lợi như môi trường ẩm ướt, nấm phát triển và hình thành bệnh.  

>>> Đọc thêm: 9 cách trị viêm loét bao quy đầu tại nhà

Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nấm ở bao quy đầu là quan hệ tình dục không an toàn với phụ nữ có nhiễm nấm âm đạo. Tuy nhiên, nấm Candida không được coi là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) vì nam giới có thể bị nhiễm bệnh mà không cần quan hệ tình dục.

Các yếu tố nguy cơ gây bệnh

Nấm bao quy đầu

  • Không cắt bao quy đầu khi có chỉ định cắt là một yếu tố nguy cơ chính. Môi trường ẩm ướt bên dưới bao quy đầu chính là điều kiện thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của nấm.
  • Sử dụng kháng sinh phổ rộng. Điều này có thể làm đảo lộn sự cân bằng của hệ vi sinh vật bình thường, đồng thời cho phép nấm Candida phát triển quá mức.
  • Dùng thuốc ức chế hệ thống miễn dịch, điển hình là hóa trị liệu hoặc corticosteroid.
  • Có hệ thống miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như do nhiễm HIV hoặc đang chạy thận.
  • Bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2 kiểm soát kém. Bởi vì nấm sẽ phát triển dễ dàng hơn khi lượng đường trong máu cao hơn.
  • Béo phì.
  • Vệ sinh vùng kín kém, không làm khô vùng kín sau khi rửa.
  • Chế độ dinh dưỡng kém.

>>> Đọc thêm: Bao quy đầu dài có nên cắt không? Cắt bao quy đầu ở đâu?

Nấm bao quy đầu có nguy hiểm không?

Các biểu hiện ban đầu của nhiễm nấm bao quy đầu bao gồm phát ban đỏ, đôi khi có những mảng trắng, bóng trên bao quy đầu.
Da bao quy đầu có thể ẩm ướt và có chất nhầy trắng tệp vào da và các nếp gấp bao quy đầu. Nam giới cũng có thể bị ngứa và cảm giác nóng rát ở đầu dương vật. Trong những trường hợp nhiễm nấm nghiêm trọng, nam giới có thể gặp khó khăn khi đi tiểu hoặc tiểu khó kiểm soát.
Dương vật có dấu hiệu sưng đỏ, ngứa ngáy và đau còn có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng khác. Tình trạng này bao gồm cả một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs).

Nấm bao quy đầu bôi thuốc gì?

Nấm bao quy đầu

Nếu bị nấm bao quy đầu, nam giới nên đến cơ sở Nam khoa uy tin để được điều trị. Việc điều trị nấm khá dễ dàng, nhưng nếu tự ý hoặc không biết cách điều trị đúng sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng hơn là viêm bao quy đầu.

Hầu hết tình trạng nhiễm nấm dung nạp tốt với thuốc mỡ hoặc kem chống nấm. Nhiều loại kem chống nấm được khuyên dùng trong trường hợp này bao gồm:

  • Miconazole (Lotrimin AF,Desenex).
  • Imidazole (Canesten).

>>> Đọc thêm: Viêm bao quy đầu là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thuốc uống chống nấm có thể được khuyên dùng trong các trường hợp nhiễm nấm nghiêm trọng hơn. Đa số các loại thuốc bôi trị nấm bao quy đầu đều đạt hiệu quả điều trị tốt và ít xảy ra các tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu có phản ứng dị ứng, bạn nên ngừng sử dụng và thăm khám lại với bác sĩ sớm nhất.

Cách phòng ngừa tình trạng nấm dương vật

Những lưu ý phòng tránh nhiễm nấm bao quy đầu bao gồm:

  • Mang bao cao su là cách tốt để làm giảm nguy cơ phát triển nhiễm nấm.
  • Thực hiện chế độ quan hệ một vợ một chồng để giảm nguy cơ nhiễm nấm.

Vệ sinh vùng kín tốt, giữ cho dương vật và vùng sinh dục của bạn sạch sẽ và khô ráo cũng là cách phòng bệnh. Các nguyên tắc để giữ vệ sinh tốt bao gồm:

  • Rửa dương vật cẩn thận với vòi nước chảy.
  • Không sử dụng sữa tắm hoặc xà phòng có mùi thơm trên bộ phận sinh dục vì chúng có thể gây kích ứng.
  • Sau khi rửa vùng kín, cần lau khô dương vật thật kỹ và nhẹ nhàng.
  • Ưu tiên mặc quần lót chất liệu cotton có độ thấm hút, kích cỡ quần rộng rãi giúp vùng kín khô ráo, thoáng mát.

Hy vọng những thông tin vừa rồi đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến tình trạng nấm bao quy đầu. Chúc bạn nhanh hồi phục!

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Trọng Nguyễn

Khoa tiết niệu · Bệnh Viện Đa Khoa Hậu Giang


Tác giả: Đài Trương · Ngày cập nhật: 18/07/2022

advertisement iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

advertisement iconQuảng cáo
advertisement iconQuảng cáo