backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu
Mục lục bài viết

Dương vật có xương không, có sụn không và có thể bị gãy không?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Văn Chuyên · Nam khoa · Bệnh viện Quân y 7


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: Tuần trước

Dương vật có xương không, có sụn không và có thể bị gãy không?

Dương vật thường cương cứng khi được kích thích hoặc khi có ham muốn tình dục. Tuy nhiên có người nghĩ rằng, dương vật có thể cương cứng là nhờ có xương hoặc có sụn. Vậy thực chất dương vật có xương không hay có sụn không?

Để có thể trả lời cho câu hỏi này, bạn cần hiểu về cấu tạo và cơ chế cương cứn của dương vật. Mời bạn đọc tiếp ngay sau đây!

Cấu tạo dương vật

Dương vật là cơ quan thuộc hệ thống cơ quan sinh sản của nam giới. Cấu tạo của dương vật nhìn từ bên ngoài gồm có: Gốc, thân và quy đầu dương vật.

  • Gốc dương vật nằm ở đáy chậu và dính vào xương mu bởi dây chằng treo dương vật.
  • Thân dương vật có hình trụ, mặt trên hơi dẹt gọi là mặt lưng; mặt dưới gọi là bụng dương vật.
  • Quy đầu dương vật được bao bọc trong một nếp nửa da nửa niêm mạc có thể di động được gọi là bao quy đầu. Ở đỉnh quy đầu có lỗ niệu đạo ngoài (hay còn gọi là lỗ sáo).

Chức năng của dương vật là cơ quan niệu – sinh dục ngoài vừa để dẫn nước tiểu vừa để xuất tinh dịch khi quan hệ tình dục.

Cấu tạo bên ngoài dương vật

Cấu tạo bên ngoài dương vật gồm có quy đầu dương vật, dây thắng dương vật và da bìu (lớp da bọc bên ngoài tinh hoàn).

  • Quy đầu dương vật (Glans of Penis) là một phần của đầu thể xốp (*) được nở rộng và có hình nón cụt. Mặt dưới của quy đầu cũng nằm dựa vào phần đỉnh tròn của hai thể hang nằm trên thân dương vật. Trên đỉnh của quy đầu có một lỗ nhỏ gọi là lỗ tiểu, lỗ niệu đạo hay lỗ sáo. Tinh dịch và nước tiểu sẽ phóng ra ngoài thông qua lỗ này.
  • Dây thắng dương vật / Dây hãm quy đầu (frenulum) là một sợi mô mềm nằm bên trong bao quy đầu, bên dưới dương vật và sát lỗ tiểu. Trường hợp nam giới đã cắt bao quy đầu thì dây hãm bao quy đầu vẫn còn và nó thường có hình chữ Y.
  • Da bìu hay bìu dái (scrotum) là một túi da mỏng, nhăn nheo, sẫm màu, nằm bên dưới dương vật và bao quanh tinh hoàn. Bên trong bìu được chia thành hai ngăn bởi vách ngăn bìu, có nhiệm vụ chứa đựng và nâng đỡ tinh hoàn.
(*) Thể xốp: là một ống khác của dương vật có chứa niệu đạo bên trong.

Cấu tạo bên trong dương vật

Cấu tạo bên trong của dương vật bao gồm ba ống hình tròn nằm song song nhau, được cấu tạo bằng các mô cương. Trong đó có hai ống thể hang và một ống thể xốp. 

  • Thể hang (Corpus cavernosum penis) là một thể dạng ống có các mô cương gồm nhiều khoảng trống trông như hang động nằm dọc theo chiều dài, phía bên trên dương vật, được bao quanh bởi những lớp cân trắng (cân Buck) và nằm cách bởi những vách ngăn hoặc màng chắn (septum penis).
  • Thể xốp (Corpus spongiosum penis) là một thể thuộc ống mô thứ ba nằm bên trong dương vật và bao quanh niệu đạo. Niệu đạo là một đường ống nhỏ nằm ở giữa dương vật, cả nước tiểu và tinh dịch đều đi ra qua đường này, nhưng chúng sẽ không bao giờ thoát ra cùng một lúc.
  • Tuyến hành niệu đạo (Bulbourethral glands) hay còn gọi là tuyến Cowper. Tuyến hành niệu đạo có kích thước nhỏ, nằm bên dưới tuyến tiền liệt, có chức năng tiết thêm dịch nhờn trong suốt giúp bôi trơn đầu dương vật và niêm mạc niệu đạo.
  • Mô cương có ở những nơi động mạch xoắn phình ra. Chúng được các sợi cơ trơn có tính co giãn bao bọc lấy.

Vậy dương vật có thực sự có xương hay có sụn không? Làm thế nào dương vật có thể cương cứng nếu không có xương?

Dương vật có xương hay có sụn không?

Về mặt giải phẫu học, dương vật không có xương và cũng không có sụn. Dương vật có thể cương cứng được nhờ vào cơ chế cương dương của dương vật.

Sự cương cứng của dương vật (erection) xảy ra khi dương vật nhận được kích thích tình dục, phản xạ khi có đụng chạm hoặc khi nam giới có ham muốn và tưởng tượng tình dục. Khi dương vật tiếp nhận kích thích, não bộ sẽ phát ra tín hiệu gửi đến trung tâm gây cương ở tủy sống và kích thích cơ chế cương dương hoạt động.

Khi nhận được tín hiệu, một màng tế bào ở thể hang có tên là ‘tunica albuginea’ bắt đầu giãn nở để máu bơm vào các thể hang mạch máu; lúc này dương vật sẽ bắt đầu phình to ra và cứng hơn. 

Sự cương cứng duy trì được lâu là nhờ vào tính ổn định của lượng máu bơm đến dương vật. Do đó, nếu lưu lượng máu đưa đến dương vật gặp vấn đề thì sẽ có liên quan trực tiếp đến các tình trạng như: Rối loạn cương dương hoặc đang quan hệ thì bị xìu.

Dương vật có bị gãy không?

Trên thực tế cụm từ ‘gãy dương vật’ không phải là tình trạng dương vật bị gãy xương vì dương vật không có xương. 

Theo Mayo ClinicCleveland Clinic, về mặt y khoa cụm từ gãy dương vật (penile fracture) được sử dụng để chỉ hiện tượng khi dương vật đang cương ứng nhưng bị uốn cong với một lực mạnh đột ngột; hiện tượng này thường xảy ra khi quan hệ tình dục (thô bạo) hoặc gặp chấn thương nghiêm trọng ở dương vật.

Dấu hiệu khi bạn bị ‘gãy dương vật’:

  • Cảm giác đau dữ đội ngay lập tức.
  • Dương vật bị xìu và không thể cương cứng.
  • Bạn nghe một âm thanh phát ra từ bên trong dương vật.
  • Dương vật lập tức bị sưng, xuất hiện máu bầm dưới da và nghiêng hẳn sang một bên.
  • Cảm thấy đau buốt khi đi tiểu và thậm chí là xuất hiện máu lẫn trong nước tiểu.

Câu hỏi thường gặp

Tại sao dương vật không có xương mà vẫn cứng?

Dương vật không có xương mà vẫn cứng được là do chúng được lấp đầy bởi lớp mô cương hay còn gọi là nhờ vào thể hang và động mạch được bơm đầy máu. Các mạch máu được bơm đầy và giữ căng giúp cho dương vật to và cứng.

Dương vật có xương không?
Dương vật cương được nhờ vào máu bơm vào bên trong các mạch máu và thể hang bên trong dương vật

Kết luận

Tóm lại, dương vật là một cơ quan thuộc hệ thống sinh sản của nam giới và về mặt cấu tạo của dương vật thì dương vật hoàn toàn không có xương và không có sụn. Dương vật cương cứng được là nhờ vào cơ chế cương dương, chi tiết hơn là nhờ vào lưu lượng máu bơm đến các thể hang và các mạch máu bên trong dương vật.

Hy vọng bài viết đã giải đáp được thắc mắc ‘dương vật có xương không’ cho bạn và giúp bạn hiểu được chi tiết hơn về cấu tạo dương vật.

Bạn có thể quan tâm:

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.



Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Văn Chuyên

Nam khoa · Bệnh viện Quân y 7


Tác giả: Phong Huỳnh · Ngày cập nhật: Tuần trước

ad iconQuảng cáo
app promote banner

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo