backup og meta

Chấn thương dương vật và tinh hoàn

Chấn thương dương vật và tinh hoàn

Chấn thương dương vật hay chấn thương tinh hoàn là những tình huống rất dễ xảy ra với phái nam. Vậy cánh mày râu cần làm gì để xử trí ngay? Chấn thương này được phân loại như thế nào?

Tìm hiểu chung

Chấn thương dương vật và tinh hoàn là gì?

Một số loại chấn thương phổ biến có thể ảnh hưởng đến dương vật bao gồm:

  • Vết xước ở dương vật. Trường hợp phổ biến nhất là bị vướng dương vật khi mặc quần có dây kéo. Vết xước thường tự khỏi nhanh chóng, trừ trường hợp nhiễm trùng thì phải dùng thêm thuốc kháng sinh.
  • Dương vật bị đứt một phần hay hoàn toàn. Bác sĩ có thể thực hiện nối lại phần dương vật bị đứt. Tuy nhiên, cảm giác hay chức năng thì hiếm khi được phục hồi hoàn toàn.
  • Chấn thương niệu đạo. Chấn thương ống dẫn nước tiểu qua dương vật (niệu đạo) là rất nghiêm trọng vì nó có thể để lại sẹo, làm cản trở dòng nước tiểu. Những chấn thương này có thể là do các chấn thương cùn như té ngã vào vật thể cứng.
  • Gãy dương vật. Dương vật có thể bị gãy lúc cương cứng nếu động tác quan hệ dùng quá nhiều lực. Các “chỗ gãy” thực ra là một vết rách ở một trong hai cấu trúc dạng ống (thể hang) trong dương vật, phần giữ lưu lượng máu để duy trì sự cương cứng. Chấn thương này thường hủy hoại cấu trúc kiểm soát sự cương nên sau khi chấn thương tự lành, người bệnh có thể gặp khó khăn trong chuyện chăn gối, đi tiểu hoặc cả hai.
  • Chấn thương bìu dái và tinh hoàn. Vị trí của bìu có thể dễ làm tinh hoàn bị va đập nhưng hiếm khi tinh hoàn bị lọt rách khỏi bìu. Khi da bìu bị rách, tinh hoàn có thể bị mất khả năng tạo hormone hoặc sản xuất tinh trùng. Chấn thương tinh hoàn thường xảy ra đột ngột và đau dữ dội, có thể đi kèm với buồn nôn và ói mửa.

Triệu chứng thường gặp

dấu hiệu chấn thương tinh hoàn

Những dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương dương vật và tinh hoàn là gì?

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chấn thương dương vật và tinh hoàn bao gồm:

  • Thay đổi hình dáng và cảm giác trên bộ phận sinh dục
  • Dấu hiệu viêm nhiễm bộ phận sinh dục
  • Cảm thấy đau ở hạ bộ
  • Gặp vấn đề khi cương cứng
  • Bị sưng ở bìu
  • Có chất dịch nhầy chảy ra từ bộ phận sinh dục
  • Vùng da ở bộ phận sinh dục có cảm giác đau

Bạn có thể gặp các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần gặp bác sĩ ngay khi các dấu hiệu chấn thương tinh hoàn, dương vật xảy ra. Đừng chờ cho đến khi cảm thấy thuyên giảm vì tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng.

Cơ địa mỗi người là khác nhau. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân gây bệnh

đạp xe có thể gây chấn thương dương vật, chấn thương tinh hoàn

Nguyên nhân nào gây ra chấn thương dương vật và tinh hoàn?

Những chấn thương ở bộ phận sinh dục thường do:

  • Quan hệ tình dục bừa bãi và không có những biện pháp phòng tránh, có thể gây chấn thương và lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục
  • Tham gia các hoạt động thể thao hay những hành vi tiêu khiển tiềm ẩn nguy cơ chấn thương cao như đạp xe địa hình, đá bóng, bóng chày, đấu võ…
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại
  • Té ngã

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc chấn thương dương vật và tinh hoàn?

Những người có hành vi tình dục mạnh bạo có thể gặp chấn thương tinh hoàn hay gãy dương vật. Người chơi các môn thể thao nguy hiểm hoặc có tính đối kháng cũng dễ dẫn tới chấn thương phần dưới cơ thể do tác động vật lý.

Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ này. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Việc thiếu ý thức chăm sóc bản thân và ngại đi khám bác sĩ có thể làm những triệu chứng chấn thương ở cơ quan sinh dục ngày càng trầm trọng. Hãy quan tâm đến sức khỏe của khu vực này, đặc biệt là khi xuất hiện những thay đổi (cảm giác, màu, mùi hoặc trạng thái) bất thường.

Điều trị hiệu quả

chẩn đoán và điều trị chấn thương dương vật

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán chấn thương dương vật và tinh hoàn?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên các triệu chứng mà bạn gặp phải. Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra những loại kiểm tra thích hợp để xác định vấn đề bạn đang gặp phải.

Những phương pháp nào dùng để điều trị chấn thương dương vật và tinh hoàn?

Người bệnh có thể được điều trị tại nhà nếu vết thương không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi cảm thấy chấn thương đang trở nên nặng hơn, bạn cần nhanh chóng sơ cứu tạm thời và quay lại bệnh viện.

Những phương pháp có thể thực hiện tại nhà là:

  • Nằm nghỉ, thư giãn và bảo vệ vùng chấn thương.
  • Chườm đá làm giảm đau và viêm. Chườm lạnh từ 10 đến 20 phút, 2 hoặc 3 lần một ngày. Để tránh bỏng lạnh, hãy lót một chiếc khăn sạch để ngăn đá tiếp xúc trực tiếp với da.
  • Có thể dùng một số loại thuốc như acetaminophen, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), aspirin.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

quan hệ tình dục lành mạnh và tránh bạo lực để hạn chế chấn thương vùng sinh dục

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến chấn thương dương vật và tinh hoàn?

Bạn có thể hạn chế việc chấn thương cơ quan sinh dục bằng cách dùng các biện pháp bảo hộ an toàn trong những hoạt động dễ gây thương tích như đạp xe leo núi, đá bóng và đảm bảo đời sống quan hệ tình dục lành mạnh.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

[embed-health-tool-bmi]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Porter, R. S., Kaplan, J. L., Homeier, B. P., & Albert, R. K. (2009). The Merck manual home health handbook. Whitehouse Station, NJ, Merck Research Laboratories. Bản in. Trang 957

Male genital problems and injuries home treatment. http://www.webmd.com/men/tc/male-genital-problems-and-injuries-home-treatment. Ngày truy cập 25/09/2015

Phiên bản hiện tại

14/12/2020

Tác giả: Giang Lê

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Cập nhật bởi: Ngà Trương


Bài viết liên quan

Dương vật có xương không, có sụn không và có thể bị gãy không?

Khám nam khoa là gì? Khi nào nam giới cần đi khám nam khoa?


Tham vấn y khoa:

TS. Dược khoa Trương Anh Thư

Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Giang Lê · Ngày cập nhật: 14/12/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo