backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Kem chống nắng tốt nhất dành cho da nám

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên · Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hà Thu · Ngày cập nhật: 03/12/2020

    Kem chống nắng tốt nhất dành cho da nám

    Da bị nám rất mỏng và nhạy cảm, việc sử dụng kem chống nắng không phù hợp khiến tình trạng da bạn xấu đi. Vậy đâu là loại kem chống nắng cho da nám tốt nhất? 

    Nám da là một biểu hiện của triệu chứng rối loạn da mãn tính khi trên bề mặt da xuất hiện những vệt màu nâu đối xứng trên khuôn mặt. Tình trạng này rất phổ biến và thường ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai do sự thay đổi nội tiết tố, tuy nhiên nám da cũng có thể xảy ra ở nam giới.

    Nám da thường xuất hiện ở trán, má, sống mũi, hoặc cằm. Sự thay đổi màu sắc trên da mặt này có thể được nhận biết rất rõ ràng và thường không gây ra bất kỳ tổn hại thể chất nào. Một trong những nguyên nhân hàng đầu của nám da là do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tia tử ngoại (hay còn gọi là tia cực tím UV) trong ánh nắng mặt trời có thể gây ra tình trạng nám, tàn nhang trên mặt.

    Chúng là nguyên nhân chính khiến các sắc tố melanin tăng sinh bất thường tích tụ lại làm cho da không đồng màu và xuất hiện các vết nám, tàn nhang trên da. Khi mắc phải tình trạng nám, da sẽ rất mỏng và nhạy cảm. Nếu không sử dụng các loại kem chống nắng phù hợp, da bạn sẽ dễ bị đỏ ửng, ngứa ngáy và các vết nám càng ngày càng lan rộng hơn. Để có làn da trắng mịn, tươi trẻ và không bị nám hay tàn nhang, hãy bảo vệ làn da của bạn khỏi sự tổn hại bởi ánh nắng mặt trời bằng việc sử dụng  đúng cách các loại kem chống nắng.

    Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những thành, cách sử dụng kem chống nắng cho da nám mà bạn cần quan tâm thông qua bài viết sau nhé!

    Những thành phần kem chống nắng tốt nhất dành cho da nám

    Những thành phần kem chống nắng tốt nhất dành cho da nám

    Có một vài điều mà bạn nên chú trọng khi tìm chọn kem chống nắng để bảo vệ làn da nám của bạn:

    1. Kem chống nắng vật lý

    • Bạn sẽ muốn tìm đến kem chống nắng vật lý thay vì kem chống nắng hóa học. Có rất nhiều hoá chất trong những loại kem chống nắng phổ biến. Do đó, bạn hãy chắc chắn mình đã đọc đầy đủ thông tin trên nhãn và chai để đảm bảo rằng bạn đang mua một tuýp kem chống nắng vật lý.
    • Thông thường ở đâu đó trên chai sẽ ghi “kem chống nắng vật lý’ (“sun-block”) hoặc bạn có thể nhìn nhanh các thành phần hoạt tính (bao gồm titanium dioxide, zinc dioxide) để xác định xem đó có phải là một loại kem chống nắng vật lý hay không. Kem chống nắng vật lý sẽ có một lượng oxit kẽm, giúp bạn trong việc bảo vệ da nám từ mặt trời

    2. Kẽm Oxít

  • Một tuýp kem chống nắng vật lý có nồng độ cao của oxit kẽm sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho các bạn có làn da nám. Đây là hợp chất tốt nhất cho da chống lại tia UV có hại và nồng độ tốt để sử dụng là trên 5%.
  • 3. Tránh xa Oxybenzone

    • Oxybenzone(*) là thành phần có thể làm rối loạn nội tiết tố, cũng như sự mất cân bằng hormone và có thể là nguyên nhân gây ra nám da. Vì thế hãy tránh xa bất kỳ loại kem chống nắng có chứa thành phần hoạt chất này. Bạn có thể dùng kem chống nắng cho da nám không màu theo sở thích cá nhân nếu không muốn da mặt quá trắng khi áp lớp trang điểm lên.

    4. Sản phẩm có chứa SPF cao

    • SPF là viết tắt của Sun Protection Factor và là một trong những thành phần quan trọng nhất để xem xét khi mua kem chống nắng. Chỉ số SPF có thể nằm trong khoảng 2 đến 100+ và bác sĩ da liễu khuyên rằng hãy sử dụng những sản phẩm có SPF từ 60 đến 65 để có hiệu quả cao nhất. Vì vậy, khi bạn bị nám, hãy tìm một sản phẩm có mức SPF trong khoảng đó để có được sự bảo vệ cho da tốt nhất.

    5. Bảo vệ da của bạn khỏi những tia gây hại

    • Tia gây hại ở đây gồm có tia UVA và UVB. Để bảo vệ da khỏi hai loại tia này, bạn phải cần đến kem chống nắng. UV là viết tắt của tia cực tím. Các tia A là sóng dài và tiếp cận sâu vào lớp hạ bì của da trong khi các tia B được coi là sóng ngắn, và không thâm nhập sâu. Các tia này có thể gây cháy nắng, một loạt các loại khác nhau của ung thư da, lão hóa da sớm và nám da. Ung thư da hiện nay là loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới.

    Cách sử dụng kem chống nắng cho da nám đúng cách

    Cách sử dụng kem chống nắng cho da nám đúng cách

    1. Sử dụng kem chống nắng cho da nám ngay cả mùa đông

    Nhiều người nghĩ rằng chỉ nên sử dụng kem chống nắng trong những tháng mùa hè nóng nực khi mặt trời chiếu sáng rực rỡ. Sử dụng kem chống nắng trong thời gian này là rất quan trọng bởi các tia sáng phát ra từ mặt trời hoặc thậm chí xuyên qua những đám mây có thể thâm nhập và làm tổn đến da.

    Tuy nhiên, da không được bảo vệ bởi kem chống nắng có thể trở nên tệ hơn trong mùa đông khi có tuyết rơi. Ngay cả khi bạn không cảm nhận được nhiệt từ ánh nắng rực rỡ như mùa hè thì nắng mùa đông cũng có ảnh hưởng không kém đến làn da của bạn.

    • Thậm chí có những trường hợp ung thư da phần nhiều do không biết bảo vệ da trong cái nắng mùa đông và sử dụng kem chống nắng đúng cách. Tuyết có khả năng phản chiếu ánh ánh sáng mặt trời, vì vậy tia UVA và UVB càng nguy hiểm hơn cho da của bạn trong mùa đông. Ngoài việc chiếu xuống từ trên cao, những tia sáng còn được phản chiếu cùng một lúc, do đó, sự ảnh hưởng sẽ dường như là gấp đôi so với bình thường.
    • Nhiều người cũng được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khi họ đang lái xe từ nhà đến công ty hoặc các cửa hàng. Vì vậy, chống nắng quanh năm là cực kỳ quan trọng, đặc biệt là khi bạn đang chiến đấu với nám da. Để luôn đảm bảo an toàn, bạn hãy sử dụng kem chống nắng có độ SPF thấp trong mùa đông. Nếu như sản phẩm kem chống nắng dạng dầu khiến da mặt trở nên nhờn thì bạn có thể chuyển sang dùng sản phẩm dạng bột để cho da mặt khô thoáng.

    2. Hãy bôi kem chống nắng thường xuyên trong ngày

    Bôi kem chống nắng vào mỗi buổi sáng là một khởi đầu tốt cho ngày mới của bạn trong quá trình chiến đấu với nám da. Kem chống nắng mất khoảng ½ giờ để bám vào da nên điều quan trọng là bôi kem trong vòng đủ thời gian trước khi đi ra ngoài nắng. Tuy nhiên, một trong những sai lầm khi sử dụng kem chống nắng là chúng sẽ biến mất rất nhanh trên da nên điều rất quan trọng là hãy bôi nó thường xuyên.

    Vậy, “thoa kem chống nắng bao nhiêu mới là đủ“, “khi nào thì mới hợp lý” có lẽ là câu hỏi mà tất cả các cô gái đều mong muốn được hồi đáp. Đối với những làn da trung bình, cứ hai tiếng bạn lại cần thoa kem đều lại một lần. Nếu da bạn có màu hơi nâu thì cứ khoảng 3 -4 tiếng bạn thoa kem một lần là hợp lý. Nếu da bạn tối màu thì chỉ cần nhớ thoa đủ kem 3 lần trong một ngày. Và khi bạn đi bơi hoặc có các hoạt động dưới nước thì số lượt thoa kem cần phải nhiều hơn 2-3 lần.

    3. Sử dụng bao nhiêu kem chống nắng cho da nám là đủ?

    Các nghiên cứu đã được thực hiện để xem có bao nhiêu chống nắng thường được sử dụng. Các nhà khoa học thấy rằng có rất nhiều người không sử dụng các sản phẩm chống nắng cho da thường xuyên và họ cũng không sử dụng đủ hàm lượng. Khác với các sản phẩm dạng kem dành cho da khác, bạn không thể dùng một lượng nhỏ bằng đầu ngón tay hay một chút chấm bằng hạt đậu để thoa đều lên da.

    Khi hiểu rõ về kem chống nắng, bạn có thể sử dụng bằng cách đổ một lượng kem nhiều bằng một thanh kẹo đơn kitkat và tán đều khắp lên mặt. Một phần tư lượng kem tán lên mặt bạn sẽ dùng để thoa đều lên phần cổ và ngực, một phần tư tiếp theo dành để tán đều lên hai cánh tay. Chỗ kem còn lại để bạn thoa lên cẳng chân, ngón chân. Nếu cơ thể bạn được bao phủ với quần áo bảo hộ, và tốt nhất bạn chỉ cần sử dụng lượng vừa đủ kem chống nắng cho khuôn mặt và cổ để ngăn ngừa nám. Sẽ mất ít nhất một hoặc hai phút để bôi kem kín hoàn toàn da mặt của bạn.

    4. Dùng kem chống nắng đúng cách

    Kem chống nắng là bước cuối cùng trong quy trình skin care (sau lớp dưỡng ẩm) và trước bước trang điểm. Sau khi bôi dưỡng ẩm, bạn nên chờ khoảng 15 phút trước khi bôi kem chống nắng để tránh việc các dưỡng chất khác can thiệp vào hiệu quả của kem. Bạn cũng nhớ không trộn kem dưỡng ẩm hoặc kem nền chung với kem chống nắng vì nó sẽ phá hủy công thức của kem chống nắng.

    Các tiêu chí chọn kem chống nắng

    Các tiêu chí chọn kem chống nắng

    Dưới đây là những tiêu chí giúp bạn lựa chọn kem chống nắng phù hợp:

    • Độ bền với ánh sáng (photostability): là khả năng ổn định của kem chống nắng khi tiếp xúc với ánh sáng, không bị phá hủy khi ra ngoài ánh nắng mặt trời. Nếu kem chống nắng cho da nám không bền dưới ánh sáng, kem sẽ bị giảm hiệu quả và không thể bảo vệ da được tốt khi bạn di chuyển lúc trời nắng. Do đó nếu thời gian tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời nhiều, bạn nên chọn kem chống nắng vật lý;
    • Độ rộng quang phổ rộng (broad-spectrum): chỉ khả năng ngăn chặn cùng lúc cả 2 tia UVA và UVB. Nhiều khi loại kem chống nắng bạn dùng chỉ đủ bảo vệ khỏi tia UVB và da bạn vẫn bị tác động bởi tia UVA (có bước sóng dài hơn, xuyên thấu vào da sâu hơn). Vì thế, bạn nên chọn sản phẩm có ghi chữ broad spectrum, hoặc có cả 2 chỉ số chống nắng SPF (chống tia UVB) và PA (chống tia UVA);
    • Sự kích ứng và làm khô da là tối thiểu: vấn đề được nhiều người phàn nàn khi dùng kem chống nắng hóa học chính là cảm giác châm chích, da bị kích ứng, da bị khô. Nếu bạn gặp phải những trường hợp trên khi dùng kem chống nắng thì bạn nên đổi sang 1 loại kem chống nắng vật lý. Hầu hết các loại kem chống nắng hóa học đều chứa 1 lượng cồn nhất định để không gây cảm giác bết dính. Nếu da bạn chỉ bị khô, thì cách khắc phục là bôi một lớp sữa dưỡng ẩm trước khi bôi kem chống nắng;
    • Cảm giác dễ chịu sau khi thoa kem: để khắc phục các nhược điểm sau khi bôi kem chống nắng như để lại vệt trắng, cảm giác nặng mặt, làm lớp trang điểm bị vón cục…, bạn nên vỗ nhẹ da sau khi thoa kem để kem thẩu thấu, tránh chà sát;
    • Chọn kem chống nắng riêng cho mặt và thân: không nên dùng kem chống nắng toàn thân cho mặt vì dễ gây kích ứng và cảm giác rít.

    Hi vọng qua bài viết bài sẽ cung cấp cho các bạn các thông tin cần thiết để đưa ra lựa chọn kem chống nắng cho da nám phù hợp. Chúc bạn thành công trong việc phục hồi làn da hư tổn và lấy lại làn da trẻ trung, đầy sức sống nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

    Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


    Tác giả: Hà Thu · Ngày cập nhật: 03/12/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo