backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Bí quyết chăm sóc răng nướu để phòng bệnh nha chu

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 25/06/2020

    Bí quyết chăm sóc răng nướu để phòng bệnh nha chu

    Bệnh nướu răng (hay còn gọi là nha chu) là một dạng nhiễm trùng các mô bao quanh và nâng đỡ, hỗ trợ răng của bạn. Đây là nguyên nhân chính gây mất răng ở người lớn. Bệnh xuất hiện do mảng bám, các màng dính của vi khuẩn liên tục hình thành và bám chặt trên răng. Bởi vì bệnh nướu răng thường không đau, bạn có thể không biết mình đã mắc phải bệnh nướu răng.

    Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nha chu là gì?

    Ở giai đoạn đầu của bệnh, nướu răng của bạn sẽ dễ bị chảy máu, sưng đỏ khi đánh răng hoặc chà mạnh. Sau đó, vi khuẩn sẽ tấn công và bám sâu hơn xuống chân răng, đồng thời làm nướu bị tách rời chân răng. Do nướu răng bị tổn thương trầm trọng, mủ xuất hiện quanh cổ răng dẫn đến tình trạng tiêu xương hàm (xương hàm bị thoái hoá), làm tổn thương toàn bộ các tổ chức xung quanh răng, phá hủy dây chằng và xương ổ răng, khiến nướu bị tụt. Khi xương ổ răng bị tiêu giảm, răng bạn trở nên lung lay và có thể bị rụng.

    Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo có thể nướu răng của bạn đang có vấn đề:

  • Nướu chảy máu một cách dễ dàng;
  • Nướu đỏ và sưng;
  • Hôi miệng dai dẳng và miệng mất vị giác;
  • Nướu đã kéo ra khỏi răng;
  • Răng vĩnh viễn bị lỏng lẽo hoặc bị tách;
  • Răng không khít khi bạn cắn;
  • Thay đổi trong việc khít với răng giả.
  • Có thể có các biểu hiện và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các triệu chứng bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

    Bạn nên làm gì khi bị bệnh nha chu?

    Nếu bạn có bệnh nướu răng, bạn nên đi khám nha sĩ để đảm bảo rằng tình trạng răng miệng của bạn được điều trị chính xác và hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn nên đánh răng hai lần một ngày, làm sạch kẽ răng hàng ngày với chỉ nha khoa, thực hiện chế độ ăn uống cân bằng và lên lịch khám răng định kì thường để có nụ cười khỏe mạnh, đồng thời giúp bạn cải thiện tình trạng bệnh nướu răng.

    Khi nào bạn cần gặp nha sĩ?

    Hãy đến gặp nha sĩ nếu bạn nghi ngờ mình đang bị bệnh nha chu vì nếu phát hiện sớm, bệnh sẽ dễ chữa trị hơn. Giai đoạn đầu của bệnh nướu răng được gọi là viêm lợi.

    Nếu bạn bị viêm lợi, nướu răng của bạn có thể trở nên đỏ, sưng và dễ chảy máu. Ở giai đoạn này, bệnh vẫn có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Ngoài ra, bệnh nướu răng có thể điều trị thành công bằng cách vệ sinh răng tại phòng khám nha khoa đi kèm với việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày.

    Làm thế nào để tránh bị bệnh nha chu?

    Bạn có thể mắc bệnh nướu răng mà không có dấu hiệu cảnh báo nào cho đến khi bệnh trở nặng và khó trị. Đây là lý do tại sao khám nha khoa định kỳ và khám răng miệng rất quan trọng. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại bệnh và diễn tiến của bệnh. Chăm sóc răng miệng tại nhà là điều cần thiết để giúp cho bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn và hạn chế tái diễn.

    Bên cạnh đó, bạn cần vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, cần chắc chắn rằng những mảng bám hoàn toàn bị loại bỏ mỗi ngày bằng cách đánh răng. Đối với trẻ em, tốt nhất bạn nên chải răng cho trẻ ngay sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Hãy chú ý đến các triệu chứng của bệnh nướu răng ở trẻ sơ sinh để có thể đưa trẻ đi khám bác sĩ kịp thời.

    Ngoài ra, bạn cần đưa trẻ đi khám răng định kỳ 3-6 tháng một lần để kiểm tra các vấn đề răng miệng. Bạn cũng nên yêu cầu kiểm tra nướu răng cho trẻ mỗi khi đi khám răng và lấy cao răng thường xuyên theo chỉ định của bác sĩ.

    Ăn bưởi cũng là một biện pháp giúp ngừa bệnh nướu răng. Bưởi sẽ giúp tăng lượng vitamin C trong máu, tăng sức đề kháng để chống lại các vi khuẩn gây bệnh nướu răng.

    Bằng việc thực hiện các biện pháp vừa nêu trên, bạn có thể phòng ngừa được bệnh nha chu và giữ cho răng của bạn được tốt lâu dài. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 25/06/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo