Bệnh tiểu đường có còn nguy hiểm không trong bối cảnh y học hiện đại còn phụ thuộc vào cách bạn áp dụng phương pháp kiểm soát bệnh.
Dưới đây bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu hiện nay bệnh tiểu đường có còn nguy hiểm không và giải pháp cho vấn đề này nhé!
Tiểu đường tuýp 2 vẫn là một trong những căn bệnh gây tử vong cao
Theo Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), hiện nay trên toàn thế giới có hơn 415 triệu người bệnh tiểu đường và có xu hướng tiếp tục tăng lên 642 triệu người trong năm 2040. Tại Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người bệnh tiểu đường và sẽ tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040.
Căn bệnh không lây nhiễm này là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 tại Việt Nam sau bệnh tim mạch và ung thư. Năm 2017 đã có 29.000 người chết do các nguyên nhân liên quan đến bệnh tiểu đường, tương đương với 80 ca tử vong/ngày. Theo các chuyên gia Nội tiết Đái tháo đường, bệnh tiểu đường tuýp 2 là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất vì có tỷ lệ tử vong lên đến 70%. Trong đó, tỷ lệ tử vong do các biến chứng như bệnh mạch vành cao gấp 1,8 lần và tai biến mạch máu não cao gấp 2,4 lần.
Về mặt lý thuyết, y học hiện đại ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc giảm thiểu được số người tử vong do tiểu đường tuýp 2. Thế nhưng số liệu thực tế ở trên lại cho thấy hai yếu tố này tỷ lệ thuận với nhau. Vậy nguyên do đến từ đâu?
Vì sao bệnh tiểu đường tuýp 2 vẫn còn nguy hiểm trong y học hiện đại?
Y học tuy đã có nhiều tiến bộ, song không đồng nghĩa với việc bệnh tiểu đường sẽ kiểm soát hiệu quả hơn. Điều này có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân như:
• Tình trạng kháng insulin: Kháng insulin là vấn đề nan giải, khó giải quyết nhất trong bệnh tiểu đường tuýp 2. Không chỉ gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết, kháng insulin còn làm xáo trộn quá trình dự trữ mỡ, tăng nguy cơ rối loạn mỡ máu và xơ vữa mạch ở người tiểu đường.
• Chế độ ăn uống: Nhiều người có xu hướng lựa chọn thức ăn nhanh làm bữa chính, ăn quá nhiều cơm hay sử dụng rượu bia để bàn công việc, điều này có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.
• Đời sống tinh thần: Đời sống hiện đại với những áp lực, sự cạnh tranh trong công việc và học tập là yếu tố dẫn đến sự đề kháng insulin, một trong những nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường tuýp 2.
• Trào lưu tự chữa bệnh: Ở thời đại công nghệ 4.0, hầu hết thông tin bạn đều có tìm kiếm được trên mạng lưới internet. Nhiều người có xu hướng tự làm “bác sĩ” của chính mình, tự ý mua thuốc, điều trị sai cách mà không thăm khám bác sĩ khiến bệnh dễ dàng trở nặng.
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 ngày nay muốn kiểm soát tốt được bệnh tiểu đường cần có kết hợp từ nhiều phía, đặc biệt là chế độ ăn, lối sống và sự hỗ trợ từ các thảo dược Đông y.
Giải pháp ngăn chặn biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường tuýp 2
Nhiều nghiên cứu cho thấy người bệnh tiểu đường tuýp 2, việc duy trì HbA1c trong khoảng 6 – 6,9% có thể làm giảm nguy cơ biến chứng và giúp tỷ lệ tử vong xuống thấp nhất.
Để giảm được HbA1c, có nghĩa là mức đường huyết lúc đói và đường huyết sau ăn của người bệnh phải ổn định trong khoảng thời gian từ 2 – 3 tháng. Dưới đây là những bí quyết giúp người bệnh đạt được mục tiêu này.
1. Nuôi dưỡng hệ vi sinh vật đường ruột
Hệ thống đường ruột không khỏe mạnh có thể là căn nguyên gây kháng insulin. Chính vì lẽ đó, các chuyên gia về bệnh tiểu đường khuyến cáo người bệnh cần cung cấp thêm các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm lên men (sữa chua không chứa đường), men vi sinh hoặc thực phẩm giàu chất xơ như rau diếp, tỏi, hành tây, tỏi tây, măng tây, chuối, lúa mạch, yến mạch, táo, cacao, củ đậu, rong biển…
2. Quẳng gánh lo đi và vui sống
Có rất nhiều cách giúp bạn thư giãn tinh thần đơn giản mà hiệu quả bao gồm tập thể dục như thiền, yoga, đi bộ… tốt cho sức khỏe, hay làm điều mình thích như đọc sách, nghe nhạc, xông hơi… Đồng thời, bạn hãy lưu ý duy trì giấc ngủ đủ từ 6 – 8 tiếng mỗi ngày.
3. Dùng thảo dược giúp kiểm soát đường huyết
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh sự phối hợp bài thuốc của 5 thảo dược gồm lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng mang lại nhiều ưu thế vượt trội trong việc kiểm soát chỉ số đường huyết. Với cơ chế tạo ra tác động mạnh mẽ lên chu trình chuyển hóa đường, đặc biệt khả năng làm giảm kháng insulin. Từ đó vừa giúp quá trình giảm và ổn định đường máu trở nên đơn giản hơn, hỗ trợ kiểm soát HbA1c về mức cho phép để giúp ngăn chặn biến chứng tiểu đường, giảm thiểu tỷ lệ tử vong.
Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng trong thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex. Sản phẩm có công dụng giúp hỗ trợ giảm và ổn định đường huyết cho bệnh tiểu đường tuýp 2, hiệu quả cao hơn với người mới mắc bệnh.
Kể từ khi có mặt trên thị trường đến nay, sản phẩm Glutex đã được nhiều người bệnh tiểu đường tuýp 2 đón nhận và sử dụng cho hiệu quả tốt. Chẳng hạn như chia sẻ của ông Đào Xuân Hạnh (Hưng Yên) dưới đây:
“Mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 gần 2 năm nay, sau khi thấy tình trạng đường huyết bất thường mới kiểm tra HbA1c, lúc đó tôi mới hoảng hốt khi chỉ số này tới 8,5%, bác sĩ nói đây là “máu bẩn, dễ sinh biến chứng”. Đến khi tôi kết hợp dùng thêm TPBVSK Glutex (*), đường huyết nay đã ổn định, HbA1c giảm chỉ còn 5%, sức khỏe đã cải thiện nhiều hơn trước.“
Bệnh tiểu đường có còn nguy hiểm không phụ thuộc vào chính cách bạn chữa bệnh. Nếu bạn không cảnh giác và biết cách điều trị hợp lý, thì bệnh tiểu đường sẽ vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Vì thế, bạn nên giữ cho mình tinh thần lạc quan, lối sống lành mạnh và điều trị đúng cách để bệnh không còn là nỗi lo nữa nhé!
(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Hoàng Trí HELLO BACSI
[embed-health-tool-bmi]