backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Làm gì để kích thích trí tưởng tượng của trẻ?

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Giao Huynh · Ngày cập nhật: 19/08/2020

    Làm gì để kích thích trí tưởng tượng của trẻ?

    Trẻ thơ là giai đoạn mà trí tưởng tượng phát triển tốt nhất. Ở giai đoạn này, các bậc phụ huynh nên tạo mọi điều kiện để kích thích trí tưởng tượng ở trẻ. Trong bài viết sau, Hello Bacsi sẽ giúp bạn hiểu hơn về vấn đề này.

    Những năm đầu đời của con là vô cùng quan trọng vì não phát triển nhanh. Đây là thời gian bạn và con cùng làm mọi thứ với nhau, từ đọc sách, chơi đùa và hát đến việc đi bộ và ăn uống. Do đó, ngay từ khi con còn bé, bạn tìm cách kích thích trí tưởng tượng của con, khuyến khích con sáng tạo và vận não để nghĩ ra những điều mới lạ.

    Làm thế nào để giúp con phát triển trí tưởng tượng?

    1. Đọc sách

    Bạn có thể làm phong phú trí tưởng tượng của con bằng cách đọc truyện tranh cho con nghe. Trẻ mới biết đi là thời điểm trí tưởng tượng phát triển tự nhiên nhất. Khi nghe đọc truyện tranh, trẻ có thể biết thêm nhiều từ vựng và hình ảnh mới.

    Chọn sách có nhiều hình ảnh to, đầy màu sắc. Trẻ nhỏ có thể tiếp thu nhiều thứ vào đầu. Vì thế, bạn có thể chỉ vào bức tranh và dạy trẻ hình ảnh như con bướm, chú khủng long. Để tăng thêm tính hấp dẫn, bạn giả tiếng của những loài động vật, xe cộ, các nhân vật khác nhau trong truyện.

    2. Hạn chế cho bé tiếp xúc với thiết bị điện tử

    Dù cho con xem tivi không tốt, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi, nhưng nhiều bố mẹ vẫn làm việc này. Nếu tiếp xúc với các thiết bị điện tử quá nhiều, trẻ sẽ hạn chế trí tưởng tượng. Thay vì xem tivi, bạn hãy cho trẻ vẽ tranh do con tự nghĩ ra. Bạn vẫn phải luôn quan sát con, nói chuyện về những gì bé thấy và xem bé phản ứng như thế nào.

    3. Cho bé nghe nhạc

    Trẻ còn quá nhỏ và chưa hiểu gì về âm nhạc nhưng việc cho bé nhạc từ nhỏ vẫn rất tốt cho trẻ. Nghe nhạc với nhiều giai điệu khác nhau sẽ khuyến khích trẻ thích hát, nhảy, chơi đồ chơi hoặc làm dụng cụ tự chế.

    Bạn tự nghĩ ra một câu chuyện và kể cho trẻ

    Kể câu chuyện do bạn tự nghĩ cho trẻ nghe sẽ rất tốt vì trẻ có thể tưởng tượng nhân vật đó như thế nào và cốt truyện ra sao. Ngoài ra, việc cho trẻ hóa thân vào nhân vật sẽ làm trẻ hứng thú với câu chuyện và kích thích trí sáng tạo. Chẳng bao lâu bé sẽ bắt kịp những câu chuyện mà bạn kể và muốn tự mình khám phá những câu chuyện đó. Đầu tiên, bé sẽ bắt chước bạn vì đó là cách mà trẻ học hỏi. Khi trí tưởng tượng của trẻ phát triển, sự sáng tạo của trẻ sẽ làm bạn ngạc nhiên đấy!

    Những dụng cụ nào có thể kích thích trí tưởng tượng của trẻ?

    Bất cứ thứ gì cũng có thể hỗ trợ cho sự phát triển trí tưởng tượng của trẻ. Một chiếc khăn tắm có thể trở thành một chiếc mũ không vành hoặc hạt nhựa biến thành đám mây hay bông tuyết.

    Việc cho trẻ chơi những trò chơi đơn giản có thể kích thích sự sáng tạo ở trẻ. Với bộ quần áo batman, trẻ chỉ có thể hóa thân vào nhân vật anh hùng này. Bạn có thể đưa cho trẻ một chiếc giỏ và một cái hộp để trẻ nghĩ ra trò chơi với những dụng cụ này. Đây là một trò chơi thú vị để kích thích sự tưởng tượng ở trẻ. Bạn tham gia chơi với con bằng cách đoán xem có đồ vật gì trong hộp.

    Trẻ có thể học được gì thông qua việc chơi trò chơi?

    Kích thích trí tưởng tượng của trẻ

    Trẻ có thể học nhiều thứ thông qua trò chơi, hoạt động hàng ngày hay từ chính cuộc sống của chúng.

    1. Kỹ năng giao tiếp xã hội

    Việc trẻ có thể tự nghĩa ra những tình huống hay nhân vật như “con là bố, mẹ là em bé đang bị bệnh’, sẽ giúp con phát triển các tình huống có cảm xúc buồn, vui và sợ hãi. Nhờ đó trẻ có thể tự mình giải quyết được những vấn đề tình cảm.

    2. Tự tin và tự chủ

    Việc trẻ tưởng tượng mình là siêu nhân hay siêu anh hùng sẽ làm trẻ thấy mình mạnh mẽ hơn. Không cố gắng đặt quá nhiều câu hỏi về việc bé đang làm gì. Thay vào đó, hãy nhận xét bé bằng những câu như: “Wow, con giống như đang bay trên tàu vũ trụ ấy’. Điều này giúp trí tưởng tượng của bé đi theo hướng mà bé muốn.

    3. Giải quyết vấn đề

    Việc trẻ có thể tạo ra những tình huống và tự giải quyết tình huống sẽ giúp trẻ trở thành người tự giải quyết vấn đề khi lớn lên. Trẻ có thể tự đối phó với những thách thức hoặc tình huống khó. Ví dụ, trẻ sẽ biết mình nên làm gì nếu bỏ quên cuốn sách cần học cho ngày hôm đó ở nhà.

    Bạn nên làm gì khi bé bừa bãi?

    Trí tưởng tượng của bé giống như một núi công việc hỗn độn. Trẻ có thể thích lấy những cái nồi, chảo trong nhà bếp để đánh trống hay chồng những quyển sách lên nhau để tạo thành một cái tháp, thậm chí vương quốc ma thuật của bé có nhiều bong bóng bay xung quanh, trẻ làm chúng nổ tung để lại đầy xác bong bóng trên sàn nhà.

    Khi cảm thấy bé sắp bày bừa khắp nơi, bạn có thể lấy tấm trải bằng nhựa hoặc giấy báo trải lên bàn và sàn nhà. Cách này giúp bạn dọn dẹp sẽ dễ dàng hơn.

    Bạn có nên giới hạn trí tưởng tượng của trẻ?

    Có một số trò chơi, vật dụng trong nhà có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Trẻ nhỏ tìm tòi khám phá khi thấy sợi dây điện, dây thừng nhỏ, lỗ cắm điện. Những chiếc que, tăm xỉa răng rơi xuống đất cũng vô tình khiến bé bị thương nếu nuốt phải. Bé mặc áo choàng hay bộ đồ batman, siêu nhân, người nhện và nghĩ mình là siêu anh hùng nên nhảy từ trên cao xuống. Đã từng có nhiều trường hợp thương tâm xảy ra. Do đó, bố mẹ luôn cẩn trọng với các trò chơi của trẻ.

    Bạn đừng quá lo lắng nếu thấy con đổ lỗi cho một người bạn tưởng tượng. Bạn nên khen ngợi khi bé làm tốt, đừng quá chú ý vào lỗi lầm của trẻ.

    Tránh những mâu thuẫn mà bé tưởng tượng

    Tuy nhiên, việc kích thích trí tưởng tượng cũng gặp không ít rào cản. Khi con muốn mặc trang phục người nhện đến trường, bạn có thể phản đối vì người lớn thường muốn trẻ tuân theo những chuẩn mực xã hội hay quy định do nhà trường đề ra. Trẻ không cần biết những điều đó và chỉ muốn mặc bộ quần áo mình thích đó mỗi ngày. Vậy lúc này bạn sẽ làm sao?

    Bạn sẽ nổi cơn thịnh nộ vì trẻ không nghe lời mình? Hãy nhớ rằng trẻ không biết và cũng không hiểu thế nào là chuẩn mực xã hội hay nội quy của nhà trường cũng như không biết xấu hổ vì việc mình làm. Do đó, thay cho cơn thịnh nộ, bạn phải dành thời gian giải thích để bé hiểu và nhận thức tốt hơn. Nếu bé vẫn nhất quyết mặc bộ đồ đó đến trường, bạn có thể đồng ý và xin phép trường mẫu giáo cho bé phá lệ một ngày. Hôm sau, bạn lấy lý do là đồ chưa giặt, nếu mặc nữa thì hôi lắm, bạn bè sẽ tránh xa không dám lại gần nhờ siêu anh hùng giúp đỡ hoặc bất cứ ly do gì khác mà bạn nghĩ ra.

    Làm gì để kích thích trí tưởng tượng ở trẻ?

    Học cách chia sẻ là một phần của việc phát triển trí tưởng tượng của trẻ. Ngoài ra, bạn cũng nên khuyến khích bé biết lắng nghe nhiều hơn. Dĩ nhiên kỹ năng nói của trẻ lúc này là chưa tốt, nhưng chúng có thể luyện tập để cải thiện điều này.

    Bạn hãy thử kể một câu chuyện với con khi đang lái xe, chẳng hạn như: “Ngày xửa ngày xưa, có một con chó sống chung với cậu bé tên là Bo và một ngày kia…’. Sau đó, bạn có thể yêu cầu bé kể lại câu chuyện và nhờ bé đặt tên cho chú chó đó.

    Khi trẻ vẽ một bức tranh, hãy khuyến khích bé nói với bạn nội dung của bức tranh. Thay vì nói: “Thật là một ngôi nhà đẹp!’, bạn có thể nói là: “Con tô màu đẹp lắm! Ở kia là gì vậy?’. Bạn cũng có thể cho bé hóa thân vào nhân vật mà bé yêu thích.

    Chỉ cần những hành động đơn giản như lắng nghe bé, quan sát bé mỗi ngày hay cùng nhau đọc sách với bé cũng giúp bạn hiểu trẻ hơn. Hãy áp dụng những cách trên để kích thích sự sáng tạo vô tận của bé nhé!

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Giao Huynh · Ngày cập nhật: 19/08/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo