Ba mẹ nên dạy trẻ tư duy sáng tạo từ khi con còn nhỏ tuổi. Bởi vì điều này sẽ giúp bé phát huy não bộ, nghĩ ra nhiều ý tưởng mới lạ và không bị lệ thuộc vào khuôn khổ truyền thống khi bé đến tuổi đi học.
Trẻ có kỹ năng tư duy sáng tạo đồng nghĩa rằng bé có thể suy nghĩ đến nhiều khía cạnh khác nhau của một hiện tượng hoặc vấn đề. Qua đó bé sẽ tìm được nhiều lời giải hoặc cách giải quyết khác nhau trong mọi hoạt động. Chẳng hạn như đối với cách sử dụng một cái kẹp giấy, đa số mọi người đều nghĩ đến 10-15 cách nhưng trẻ sáng tạo có thể nghĩ đến gần 200 cách. Vậy làm thế nào bố mẹ có thể nuôi dưỡng tư duy sáng tạo của con? Tất cả đều sẽ được tiết lộ qua bài viết sau.
Tư duy sáng tạo là gì?
Nói một cách đơn giản, tư duy sáng tạo là thuật ngữ bao gồm khả năng tư duy và sáng tạo. Một người “sở hữu” tư duy sáng tạo sẽ có thể tự tìm tòi ra những phương án, chủ đề mới của một hay nhiều lĩnh vực nghiên cứu nào đó. Trong thời đại hiện nay, bất kỳ ngành nghề nào đều cần đến tư duy sáng tạo. Do đó, việc trau dồi khả năng tư duy sáng tạo cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng cần thiết.
4 tiêu chuẩn của tư duy sáng tạo
Thông thường, con người có tư duy sáng tạo sẽ vượt trội ở một trong bốn khả năng sau:
- Sự trôi chảy: Khả năng nghĩ ra rất nhiều ý tưởng và có thể diễn đạt những điều đó một cách lưu loát.
- Sự độc đáo: Sự khác biệt của những ý tưởng. Có thể nói, sự độc đáo rất cần thiết khi nói về sáng tạo. Những sự vật, ý tưởng và giải pháp đều phải độc đáo.
- Sự linh hoạt: Quan sát và đánh giá mọi thứ ở nhiều khía cạnh hay phạm trù khác nhau trước khi đưa ra nhận định hoặc giải pháp. Chẳng hạn như khi được yêu cầu phải động não về “sự mạnh mẽ”, nhiều người hẳn sẽ nghĩ về những siêu anh hùng. Thực chất, siêu anh hùng cũng là một phạm trù suy nghĩ. Tuy nhiên, đối với người sáng tạo, họ sẽ liên tưởng đến những phạm trù khác như keo siêu dính, mùi hôi và trọng lực. Khi một người có thể suy nghĩ về nhiều phạm trù khác nhau nghĩa là họ đang suy nghĩ linh hoạt hơn.
- Sự phát minh: Những suy nghĩ khác biệt sẽ cho ra đời những phát minh. Khi những người sáng tạo có cảm hứng về một chủ đề hoặc dự án nào đó thì họ sẽ không thể tập trung hay nghĩ về việc khác nữa.
Bạn có thể xem thêm:
Tại sao tư duy sáng tạo lại quan trọng với trẻ em?
Trí sáng tạo sẽ thúc đẩy khả năng giải quyết vấn đề, đổi mới hay khám phá ra những lĩnh vực mới lạ. Nói cách khác, trẻ em có kỹ năng sáng tạo thường sẽ khéo léo và giải quyết vấn đề linh hoạt hơn. Lợi ích của tư duy sáng tạo thể hiện rõ qua việc nó có thể giúp trẻ dễ thành công hơn trong giới nghệ thuật, khoa học và công nghệ. Những trẻ nào được khuyến khích suy nghĩ sáng tạo sẽ thể hiện sự tự tin và có nhiều động lực hơn trong lĩnh vực mà trẻ thích.
Tư duy sáng tạo tỉ lệ nghịch với độ tuổi
Trong vài thập kỷ vừa qua, các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự sáng tạo ở trẻ em thường có xu hướng giảm dần khi lớn lên. Thường dễ thấy nhất ở độ tuổi mẫu giáo cho đến khi trẻ học lớp 3 bởi. Bởi vì càng lớn trẻ sẽ càng gặp rất nhiều bài toán tiêu chuẩn hóa. Từ đó khiến cho trẻ đi theo lối suy nghĩ truyền thống và chỉ tập trung vào một ý tưởng hay giải pháp đúng duy nhất.
Hậu quả kéo dài là tư duy sáng tạo không còn được chấp nhận trong lớp học nữa. Tập trung phát triển lối suy nghĩ phân tích sẽ giúp con nâng cao điểm số và thường tiếp tục được thể hiện rất rõ ràng trong các bài kiểm tra ở đại học.
Bạn có thể xem thêm:
Làm sao để dạy trẻ tư duy sáng tạo?
Dưới đây là một số phương pháp để bạn kích thích và nuôi dưỡng tư duy sáng tạo cho bé ngay từ khi còn nhỏ.
1. Trân trọng những điều giúp bé phát huy sự sáng tạo
Không có gì để ngạc nhiên khi trẻ em coi trọng những thứ mà bố mẹ mình tôn trọng. Những gia đình đánh giá lối suy nghĩ truyền thống cao hơn sự thể hiện bản thân thường sẽ khiến sự sáng tạo của con trẻ bị lụi tàn. Vì vậy, nếu muốn dạy trẻ tư duy sáng tạo thì trước tiên, người lớn phải trân trọng sự sáng tạo cũng như phản ánh tinh thần đó qua các bức tranh treo trên tường mà bé vẽ, đọc truyện viễn tưởng với con hay xem những chương trình truyền hình có tính đổi mới.
Một cách khác để thể hiện sự tôn trọng chính là thực hiện sự sáng tạo. Bạn có thể chỉ đơn giản là thiết kế lại vị trí đồ đạc trong nhà, hay những ý tưởng mới cho bữa tối. Hãy tạo cơ hội để con được sáng tạo, nếu bé thích vẽ, hãy mua vật dụng vẽ cho trẻ. Bằng cách thực hiện những ý tưởng và quan điểm mới, trẻ sẽ học được cách suy nghĩ và bày tỏ ý tưởng của bản thân, từ đó rèn luyện tư duy sáng tạo.
2. Khuyến khích bé thể hiện bản thân và sự độc lập
Cho trẻ có cơ hội được thể hiện bản thân, sự độc lập và độc đáo là cách để phát triển tư duy sáng tạo cho bé. Để trẻ tự nghĩ ra các ý tưởng và tự mình giải thích chúng. Điều này sẽ giúp trẻ được thể hiện bản thân, đây chính là bí quyết giúp trẻ học được cách chấp nhận nguy cơ mắc sai lầm. Ngoài ra, những hoạt động đơn giản trong nhà và ngoài trời cũng rất có ích.
Ví dụ, bạn có thể cho trẻ xem những thứ mà mắt thường không thể nhìn ra được bằng cách dùng kính hiển vi. Cho phép trẻ được chơi tự do ở bên ngoài. Các cuộc nghiên cứu cho thấy việc tiếp xúc với thiên nhiên sẽ gia tăng khả năng khám phá và sáng tạo.
Bạn có thể xem thêm:
3. Khen thưởng những phát minh sáng tạo
Bố mẹ nên thưởng cho con khi bé có những hành vi mang tính sáng tạo và thể hiện bản sắc cá nhân, phần thưởng không nhất thiết phải là quà mà thay vào đó, hãy biến đây thành cơ hội để bạn và bé được gần nhau hơn. Ví dụ như, bạn dành từ 15-20 phút để đọc sách cho trẻ nghe, hoặc cùng chơi với bé. Điều này sẽ giúp nâng cao tư duy sáng tạo cho trẻ.
4. Khuyến khích sai lầm và sự khôi hài
Bạn nên tạo cho trẻ cảm giác rằng việc mắc lỗi cũng không có gì quan trọng. Đó chỉ là một cách để giúp bé có thể làm tốt hơn ở lần sau và cũng để sáng tạo hơn. Bằng tất cả mọi cách, ba mẹ hãy khuyến khích con khám phá mọi thứ, vui chơi và phạm sai lầm. Điều này sẽ tạo động lực và cảm hứng cho bé tìm cách khám phá nhiều hơn về thế giới xung quanh.
Tư duy sáng tạo ở trẻ em phụ thuộc nhiều vào xúc cảm và thường kém bền vững hơn so với người lớn. Nếu không được khuyến khích tự do bày tỏ, thể hiện ý tưởng của mình, các con sẽ bị lệ thuộc vào một khuôn khổ nhàm chán và bị giảm đi năng lực sáng tạo. Vì vậy, nếu muốn con trở thành người thành công trong tương lai, hãy để bé được bay bổng với trí sáng tạo của mình, bố mẹ nhé!
[embed-health-tool-child-growth-chart]