backup og meta

Giải pháp tăng sức đề kháng cho trẻ trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” thông qua chăm sóc dinh dưỡng

Giải pháp tăng sức đề kháng cho trẻ trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” thông qua chăm sóc dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị mầm bệnh bên ngoài môi trường tấn công do hệ miễn dịch còn non yếu. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn có thể giúp con giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh bằng cách cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đúng đắn xuyên suốt những năm đầu đời.

Mẹ đã hiểu về sức mạnh của bộ đôi IgG và IgA trong việc tăng cường đề kháng cho bé? 

Kháng thể (Antibody) hay còn được gọi là immunoglobulin (Ig) là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, có nhiệm vụ nhận diện, tiêu diệt vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng và tác nhân gây hại khác cho cơ thể [1]. Khoa học đã xác định được có 5 loại immunoglobulin là IgG, IgA, IgM, IgE và IgD[2]. Trong đó, 2 kháng thể quan trọng, chiếm tỉ lệ cao nhất, giúp tạo ra 2 lớp “khiên đề kháng” mạnh mẽ vững vàng bảo vệ cơ thể là IgG và IgA [1], [3].

IgG – “Lớp bảo vệ bên trong”

IgG là kháng thể phổ biến nhất được tìm thấy trong máu, dịch ngoại bào, các chất dịch tiết và chiếm khoảng 75% tổng số globulin miễn dịch trong cơ thể. Loại kháng thể này có tác dụng trung hòa độc tố vi sinh vật, “gắn thẻ” mầm bệnh để các tế bào/ protein miễn dịch khác có thể nhận ra hoặc kích hoạt các bổ thể trực tiếp tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh [4]

Ở trẻ sơ sinh, nồng độ IgG trong cơ thể thường sẽ rất cao do IgG là kháng thể duy nhất có khả năng đi qua nhau thai và là một trong những thành phần có nhiều trong sữa mẹ. Tuy nhiên, nồng độ IgG trẻ nhận từ mẹ sẽ giảm dần kể từ sau sinh đến khi trẻ 8 tháng tuổi. Dù cơ thể trẻ đã có thể tự sản xuất IgG lúc mới sinh nhưng mức độ này còn thấp và phải mất một khoảng thời gian để đạt được ngưỡng hoàn thiện [5], [6].

​IgA – “Lớp bảo vệ bên ngoài”

IgA chiếm 15% trong số các kháng thể và là hàng rào miễn dịch đầu tiên ngăn ngừa sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh vào cơ thể. Chúng được tìm thấy chủ yếu trên da, trong dịch tiết đường hô hấp, tiêu hóa, niệu dục, nước bọt, nước mắt và cả sữa non [7], [8].

IgA được tiết ra ở đâu thì chúng có tác dụng chống lại các tác nhân gây bệnh tại đó. Đây là loại kháng thể có tác dụng ức chế sự bám dính của tác nhân gây bệnh (vi khuẩn, virus…) vào các bề mặt niêm mạc, đồng thời tăng hiệu quả miễn dịch của đường ruột và hệ hô hấp [9], [10].

Nếu thiếu IgA, cơ thể có khả năng gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến [11], [12]:

  • Đường tiêu hoá như tiêu chảy, nhiễm trùng đường ruột, rối loạn tiêu hóa…
  • Hệ hô hấp hoặc tai – mũi – họng như nhiễm trùng mắt, nhiễm trùng tai, viêm xoang…
  • Các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus, bệnh celiac, dị ứng…

Quan trọng là vậy nhưng khi mới sinh, nồng độ IgA tự sản xuất trong cơ thể trẻ sơ sinh còn rất thấp và cũng không được nhận từ mẹ qua nhau thai [5], [6]. Điều này làm sức đề kháng của trẻ sơ sinh yếu và dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh hơn. Tuy nhiên, IgA lại có rất nhiều trong sữa mẹ và đây cũng là nguồn cung cấp chính IgA giúp bảo vệ trẻ khỏi virus và vi khuẩn gây bệnh [7], [8]. 

Nguồn: Niers L, et al. Nutr Rev. 2007;65(8 Pt 1):347-360

Biểu đồ thể hiện nồng độ IgG và IgA tự thân của trẻ và nhận từ mẹ trong giai đoạn còn nằm trong bụng mẹ đến khi trẻ 6 tuổi.

Nhìn chung, sau sinh, kháng thể IgG và IgA bé nhận được từ mẹ sẽ giảm dần. Tuy nhiên, để cơ thể bé sản sinh đủ lượng kháng thể lại mất khá nhiều thời gian. Điều này tạo ra “khoảng trống miễn dịch” kéo dài từ 6 tháng đến khoảng 3 tuổi, khiến trẻ dễ bị ốm hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển [13]. Vì vậy, để tăng cường đề kháng cho trẻ trong những năm đầu đời, mẹ sẽ cần tìm cách bổ sung 2 kháng thể quan trọng này cho bé.

Cách tăng sức đề kháng cho trẻ trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch” thông qua chăm sóc dinh dưỡng

Cho trẻ bú mẹ

Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu hoặc đến khi trẻ 2 tuổi nếu có điều kiện được xem là giải pháp quan trọng giúp tăng sức đề kháng cho bé, bởi việc này sẽ giúp [14]:

  • Bé không bỏ lỡ nguồn sữa non quý giá sau sinh. Sữa non là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ vì chứa rất nhiều các kháng thể bảo vệ như IgG, IgA, IgM… [15].
  • Bên cạnh đó, sữa non còn chứa vô số các dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của bé như HMO, lợi khuẩn… giúp tăng cường tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng [16].

Trong trường hợp gặp khó khăn trong việc cho con bú hoặc trẻ bỏ lỡ nguồn sữa non, mẹ có thể tham khảo thêm ý kiến của nhân viên y tế để lựa chọn các giải pháp dinh dưỡng chứa các dưỡng chất được chứng minh lâm sàng giúp bé tăng cường kháng thể IgG & IgA nhằm xây dựng đề kháng 2 lớp vững vàng cho trẻ:

  • Lựa chọn sản phẩm được bổ sung sữa non 24h bởi trong các loại sữa non, sữa non 24h sẽ đảm bảo được hàm lượng các chất dinh dưỡng, kháng thể cao hơn so với sữa non 48 giờ hay sữa non 72 giờ [24]. Đặc biệt, kháng thể IgG trong sữa non 24h chiếm tới 70 – 80% tổng hàm lượng Immunoglobulin [25].
  • Chứa hàm lượng cao HMO và các lợi khuẩn, đặc biệt là Lactobacillus fermentum (Human Milk Probiotic – HMP) – chủng lợi khuẩn có khả năng kháng khuẩn và điều hòa miễn dịch mạnh mẽ. HMP làm giảm đáng kể tỷ lệ và thời gian mắc bệnh tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ [26]. Cùng với đó, sản phẩm với sự kết hợp của HMO, FOS, lợi khuẩn BB-12TM và HUMAN MILK PROBIOTIC (HMP) – Lactobacillus fermentum CECT5716 còn được chứng minh lâm sàng giúp tăng IgA tự nhiên [27].

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học sau giai đoạn 6 tháng bú mẹ hoàn toàn 

Bữa ăn của bé cần đảm bảo đầy đủ và cân đối 4 nhóm dưỡng chất gồm chất béo, chất đạm, đường bột, vitamin và khoáng chất [17]. Đặc biệt cần chú ý bổ sung rau xanh, trái cây, những loại thực phẩm cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ như thực phẩm chứa vitamin A, vitamin C, kẽm, selen như ngũ cốc, sữa, các loại quả mọng, khoai tây, cà rốt, bí đỏ, cá hồi… [18]. Đồng thời, bố mẹ cũng nên hạn chế cho bé ăn các món không lành mạnh như các loại thức ăn nhanh, nước ngọt có ga, bánh ngọt… [17].

Đối với việc chăm sóc trẻ bệnh và sau bệnh, bố mẹ cũng cần chú trọng hơn đến chế độ dinh dưỡng nhằm bổ sung đầy đủ năng lượng, tăng sức đề kháng cho bé mau khỏi bệnh hoặc nhanh hồi phục sức khỏe [19].​

Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc

tăngd đề kháng cho bé

Bố mẹ cần giúp trẻ xây dựng và duy trì thói quen ngủ lành mạnh càng sớm càng tốt để đảm bảo chất lượng giấc ngủ cũng như giúp trẻ phát triển tốt hơn. Trẻ nhỏ cần được ngủ đủ giấc dựa trên tình trạng sức khoẻ và độ tuổi. Chẳng hạn với trẻ nhũ nhi, bé cần ngủ từ 12 đến 16 giờ/ngày; trong khi trẻ lớn hơn hay thanh thiếu niên thường cần ngủ 8 đến 10 giờ/ngày để giúp trẻ đủ tỉnh táo và khỏe mạnh [20]

Khuyến khích trẻ vận động

Trẻ dưới 1 tuổi được khuyến khích vận động mỗi ngày theo nhiều cách dựa theo mức độ phát triển của bé. Với bé từ 1 – 6 tuổi, hãy khuyến khích trẻ hoạt động thể chất ít nhất 3 giờ mỗi ngày để giúp tăng trưởng các nhóm cơ cũng như giúp trẻ ngủ ngon hơn vào buổi tối [21], [22]

Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ theo lịch khuyến cáo

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vẫn chưa đủ hoàn thiện, do đó việc tiêm phòng đầy đủ theo khuyến nghị là vô cùng cần thiết để trẻ được bảo vệ tốt nhất trước những căn bệnh nguy hiểm như viêm gan B, rotavirus, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi, quai bị, cúm… [23].

Chỉ cần lưu ý một chút về chế độ dinh dưỡng và các phương pháp chăm sóc khoa học khác sẽ đảm bảo giúp bé yêu lớn lên khỏe mạnh và phát huy tối đa khả năng trong tương lai. Bạn cũng đừng quên hãy tham khảo ý kiến chuyên gia nếu gặp vấn đề trong quá trình nuôi dạy trẻ để nhận được lời khuyên chính xác nhất.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. Immunoglobulin https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK513460/ Ngày truy cập: 19/04/2024

2. Immunoglobulin D Antibody https://www.sciencedirect.com/topics/medicine-and-dentistry/immunoglobulin-d-antibody Ngày truy cập: 19/04/2024

3. Advances in IgA glycosylation and its correlation with diseases https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC9552352/ Ngày truy cập: 19/04/2024

4. IgG Antibody: Structure and Function https://byjus.com/biology/igg-antibody/ Ngày truy cập: 19/04/2024

5. Transient hypogammaglobulinemia infancy https://primaryimmune.org/understanding-primary-immunodeficiency/types-of-pi/transient-hypogammaglobulinemia-infancy Ngày truy cập: 19/04/2024

6. Reference ranges for serum immunoglobulin (IgG, IgA, and IgM) and IgG subclass levels in healthy children https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7018341/ Ngày truy cập: 19/04/2024

7. Immunoglobulins https://pathologytestsexplained.org.au/ptests-pro.php?q=Immunoglobulins Ngày truy cập: 19/04/2024

8. Immune System https://www.britannica.com/science/immune-system/Classes-of-immunoglobulins Ngày truy cập: 19/04/2024

9. IgA and Mucosal Homeostasis https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK6628/ Ngày truy cập: 22/04/2024

10. IgA: Structure, Function, and Developability https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6963396/ Ngày truy cập: 22/04/2024

11. Immunoglobulin A Deficiency https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/immunoglobulin-a-deficiency Ngày truy cập: 22/04/2024

12. Selective IgA deficiency https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/selective-iga-deficiency/symptoms-causes/syc-20362236 Ngày truy cập: 22/04/2024

13. Postnatal Innate Immune Development: From Birth to Adulthood https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5554489/ Ngày truy cập: 22/04/2024

14. Breastfeeding – deciding when to stop https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/breastfeeding-deciding-when-to-stop Ngày truy cập: 22/04/2024

15. Immunoglobulins Content in Colostrum, Transitional and Mature Milk of Bangladeshi Mothers: Influence of Parity and Sociodemographic Characteristics https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8258836/ Ngày truy cập: 22/04/2024

16. Human milk oligosaccharides and the association with microbiota in colostrum: a pilot study https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC10774193/ Ngày truy cập: 22/04/2024

17. Nutrition for kids: Guidelines for a healthy diet https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/childrens-health/in-depth/nutrition-for-kids/art-20049335 Ngày truy cập: 22/04/2024

18. Vitamins and minerals https://raisingchildren.net.au/teens/healthy-lifestyle/nutrients/vitamins-minerals Ngày truy cập: 22/04/2024

19. Feeding practices for infants and young children during and after common illness. Evidence from South Asia https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26840205/ Ngày truy cập: 22/04/2024

20. Youth screen media habits and sleep: sleep-friendly screen-behavior recommendations for clinicians, educators, and parents https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5839336/ Ngày truy cập: 22/04/2024

21. Physical activity for young children https://raisingchildren.net.au/babies/play-learning/active-play/physical-activity-for-young-children Ngày truy cập: 22/04/2024

22. Physical activity for babies and children: why and how much https://raisingchildren.net.au/toddlers/nutrition-fitness/physical-activity/physical-activity-how-much Ngày truy cập: 22/04/2024 

23. Your Child’s First Vaccines (Interim) https://www.cdc.gov/vaccines/hcp/vis/vis`1 -statements/multi.html Ngày truy cập: 22/04/2024 

24. Sữa non 24h – Nguồn “kháng thể’’ tự nhiên cho trẻ https://new.vinamilk.com.vn/blogs/thong-tin-dinh-duong/sua-non-24h-nguon-khang-the-tu-nhien-cho-tre Ngày truy cập: 29/05/2024

25. P Marnila và H Korhonen. Globulin miễn dịch. MTT, Nghiên cứu Nông sản Phần Lan, Nghiên cứu Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Jokioinen, Phần Lan. LINK

26. Katarzyna Łubiech, Magdalena Twaruzek. Nutrients. 2020;12:3783. Link. Maldonado, et al. BMC Pediatr. 2019;19(1):361. Link.

27. Viện Dinh Dưỡng – Bộ Y Tế. PGS. TS. BS. Trần Thúy Nga (2021). Đề tài Nghiên cứu Khoa học Cấp Viện: Hiệu quả bổ sung VINAMILK COLOSGOLD 3 lên tình trạng dinh dưỡng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp và phát triển tâm vận động của trẻ từ 24-59 tháng tuổi tại một số xã thuộc tỉnh Bắc Giang.

Phiên bản hiện tại

16/10/2024

Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

4 cách nấu cháo yến mạch cho bé ăn dặm mau lớn, tăng đề kháng

12 loại thực phẩm giàu vitamin C tăng sức đề kháng cho cả nhà


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Oanh Nguyễn · Ngày cập nhật: 16/10/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo