backup og meta

Tác hại của việc dọa nạt trẻ một cách vô thưởng vô phạt từ bố mẹ

Tác hại của việc dọa nạt trẻ một cách vô thưởng vô phạt từ bố mẹ

Tác hại của việc dọa nạt trẻ là trẻ học tập theo, sau này con sẽ trở thành kẻ nói dối và bạo lực, giống như hành động của bạn đã làm đối với con cái.

Trẻ em rất dễ học và bắt chước những điều bố mẹ làm. Bạn là tấm gương để con noi theo. Liệu sau này bạn có muốn con trở thành một kẻ nói dối và thích bạo hành người khác bằng lời? Nếu câu trả lời là không thì đã đến lúc bạn từ bỏ việc thất hứa và dọa nạt vô thưởng vô phạt với trẻ rồi đấy.

Tác hại của việc dọa nạt trẻ một cách vô thưởng vô phạt

Dọa nạt trẻ một cách vô thưởng vô phạt thực sự là một điều tồi tệ chứ không đơn giản là chuyện vụn vặt đời thường.

Bé Tuấn, con chị Ngọc Mai, năm nay lên lớp 2. Mỗi sáng, Tuấn thường thức dậy trễ khiến bố mẹ hôm nào cũng cuống cuồng vì lo trễ giờ học hay giờ làm. Người bố nói: “Còn không lẹ lên là bố sẽ cho con ở nhà!”. Nếu lời nói trên là thật, thằng bé đủ lớn để có thể đi học một mình hay người thân khác sẽ đưa Tuấn đi học. Câu nói này là một lời hứa, không phải lời dọa nạt.

Ngược lại, nếu bố nó nói: “Nếu không lẹ lên được, đừng bao giờ đi học nữa, nghỉ học đi!” hay những câu nói tương tự như: “Nếu con không ăn rau thì đừng mong bao giờ được ăn trong cái nhà này nữa”, “Nếu con không dọn đồ chơi, mẹ sẽ cho con ra ngoài đường ở đấy”…

Sự thật là bạn chẳng bao giờ có thể thực sự làm những điều như đã nói ở trên. 1 – 2 lần đầu trẻ còn có cảm giác sợ sệt, nhưng nhiều lần sau đó trẻ biết bạn sẽ không làm được điều đã nói. Do đó, bạn sẽ không bao giờ có thể đạt được điều mình muốn ở trẻ. Trẻ dần không nghe lời bạn và bắt chước tính nóng giận, bạo lực từ bạn.

Dọa nạt trẻ – biểu hiện của sự bất lực

Sau khi bạn nói những điều vô lý mà bạn biết mình sẽ không làm để dọa nạt trẻ, con có thể thách thức lại lời dọa nạt đó và chứng tỏ ai mới là người bị kiểm soát.

Thậm chí nếu dùng roi vọt để trẻ nghe theo, người chiến thắng vẫn không phải là bạn, mà là trẻ. Roi vọt là hiện thân của sự bất lực trong việc dạy dỗ, uốn nắn trẻ đánh đòn con chưa bao giờ là cách dạy hay.

Bậc cha mẹ thông thái sẽ không đưa ra bất kỳ lời dọa nạt trẻ nào một cách vô thưởng vô phạt. Dọa nạt với lời hứa hoàn toàn khác nhau bạn nhé.

Trẻ con cần thấy hậu quả hoặc lựa chọn thú vị trước khi đưa ra quyết định

Một điều sai lầm mà nhiều bố mẹ mắc phải là đưa ra lựa chọn “ảo” khi biết chắc rằng con không có lựa chọn nào khác ngoài việc đó. Thay vì đưa ra mệnh lệnh, bạn nên hỏi trẻ một cách lịch sự là con có muốn làm điều gì đó không và hồi đáp lại những câu trả lời của con theo cách tế nhị nhất.

Chẳng hạn, bạn nói: “Con ơi đi tắm’. Bé có thể trả lời là không. Khi đó, thay vì dọa nạt, “Con mà không đi tắm, mẹ đốt hết quần áo cho xem”, bạn nên hỏi lại trẻ: “Ý con là gì khi trả lời là không?’. Cũng với đề nghị đi tắm, bạn có thể hỏi: “Con thích tắm ngâm mình ngập trong bóng xà phòng không?”.

Hoặc trường hợp bé không đi siêu thị với cả gia đình, bạn có thể đề nghị: “Mẹ biết con không thích đi lúc này nhưng nếu con cố kéo dài thời gian như vậy thì mẹ e rằng con sẽ không về kịp để xem bộ phim hoạt hình ưa thích đâu’. Nếu bạn cho trẻ thấy được hệ quả xảy ra cho hành động của mình thay vì dọa nạt trẻ, bé sẽ tự động thực hành ngay.

Có thể thấy tác hại của việc dọa nạt trẻ là rất lớn và dọa nạt trẻ chưa bao giờ là lựa chọn hay để bạn yêu cầu con thực hiện hành động. Bạn có thể thử những cách trên để dạy dỗ bé nhé.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Empty threats and fake promises: big mistakes https://www.healthyplace.com/parenting/challenge-of-difficult-children/empty-threats-and-fake-promises-big-mistakes/ Ngày truy cập 7/3/2018

Why Threats Don’t Work: Parenting Effectively https://www.psychologytoday.com/blog/thinking-about-kids/201101/why-threats-dont-work-parenting-effectively  Ngày truy cập 7/3/2018

Phiên bản hiện tại

23/03/2018

Tác giả: Mai Hồ

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Mai Hồ · Ngày cập nhật: 23/03/2018

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo