1000 ngày đầu đời là giai đoạn mà não bộ của trẻ phát triển nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào khác [1]. Các kết nối não bộ cũng hình thành nhiều nhất trong giai đoạn này và là nền tảng cho việc học tập, ghi nhớ [2], [3]. Tuy nhiên, để các kết nối não bộ diễn ra nhanh chóng, tăng hiệu quả dẫn truyền, xử lý thông tin thì vai trò của myelin là rất quan trọng [4], [5].
Chính điều này cũng khơi gợi lên mối quan tâm đối với nhiều cha mẹ đó là nếu quá trình myelin diễn ra chậm thì trí não của trẻ có thể gặp phải những vấn đề gì? Nếu đây cũng là điều bạn đang quan tâm thì hãy tìm hiểu câu trả lời qua bài viết sau nhé!
Myelin là gì? Vì sao quá trình myelin hóa quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ trong giai đoạn đầu đời?
Trong những năm đầu đời, não bộ của trẻ tăng rất nhanh về kích thước. Khi mới sinh, não bộ của trẻ chỉ bằng ¼ kích thước não của người lớn. Nhưng sau đó tăng lên gấp đôi trong năm đầu tiên và đạt khoảng 80% kích thước não bộ của người trưởng thành khi được 3 tuổi [2]. Không chỉ tăng nhanh về kích thước mà những năm đầu đời còn là thời điểm việc hình thành các kết nối não bộ diễn ra với tốc độ đáng kinh ngạc. Và có một sự thật là dù não bộ được tạo thành từ các tế bào thần kinh nhưng chính các kết nối não bộ này mới là điều giúp não thực sự hoạt động và là nền tảng cho mọi chức năng của não, đặc biệt là quá trình học hỏi và ghi nhớ [2], [3], [5].
Trong giai đoạn vàng đầu đời, mỗi một giây trôi qua sẽ có khoảng 1 triệu kết nối thần kinh mới được hình thành [2]. Tuy nhiên, để tăng kết nối não bộ thì vai trò của myelin chiếm phần rất quan trọng. Nhiều ba mẹ khi tìm hiểu về sự phát triển trí não của con sẽ không tránh khỏi thắc mắc myelin là gì? Đây là một chất béo phủ lên sợi trục thần kinh, giúp bảo vệ tế bào thần kinh, giúp dẫn truyền tín hiệu và điều hòa tốc độ xử lý của não bộ [4].
Quá trình hình thành myelin diễn ra càng nhanh thì sự hình thành của các kết nối não bộ cũng diễn ra thuận lợi. Khi có nhiều kết nối não bộ hình thành và truyền tín hiệu nhanh thì bé sẽ càng thông minh, nhanh nhạy hơn. Đặc biệt, quá trình hình thành myelin ở trẻ còn được chứng minh lâm sàng có tương quan với 5 chức năng nhận thức như nhận thức tổng quát, tiếp thu ngôn ngữ, trí nhớ ngôn ngữ, trí nhớ hình ảnh và tốc độ xử lý thông tin [6], [7].
Nếu quá trình myelin hóa diễn ra chậm, bé sẽ gặp phải những vấn đề gì về trí não?
Trong hệ thần kinh trung ương, bao myelin có vai trò bảo vệ các dây thần kinh trong não, tủy sống và dây thần kinh thị giác. Vì vậy, khi bao myelin bị tổn thương, các xung thần kinh sẽ chậm lại, thậm chí là dừng lại. Điều này có thể gây ra một số vấn đề như khó khăn trong việc nhìn, đi lại, gây thay đổi chức năng ruột và bàng quang [8]
Đối với trẻ nhỏ, quá trình myelin hóa bắt đầu diễn ra ngay từ sau khi sinh và nhanh nhất là trong 2 năm đầu đời [9]. Tuy nhiên, vì một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn như tổn thương mô xung quanh não thất, nhiễm trùng, có thể gây gián đoạn, làm chậm quá trình myelin và có liên quan đáng kể đến sự chậm phát triển ở trẻ [10].
Trước tiên, bạn cần hiểu rằng sự phát triển của một người bao gồm những thay đổi về thể chất, nhận thức và tâm lý xã hội xảy ra trong suốt cuộc đời [11]. Vậy nên sự chậm phát triển ở trẻ nhỏ sẽ được hiểu là khi trẻ không đạt được các mốc phát triển so với các bạn cùng lứa tuổi [12]. Trong đó, sự chậm phát triển ở trẻ có thể diễn ra đối với một hoặc nhiều các kỹ năng/ khả năng liên quan đến phát triển thần kinh gồm [12]:
- Khả năng tư duy, nhận thức: Kỹ năng này bao gồm năng lực tư duy, học tập và hiểu được thông tin. Trẻ chậm phát triển về nhận thức có thể gặp khó khăn khi làm theo hướng dẫn hoặc giải quyết vấn đề.
- Khả năng ngôn ngữ: Kỹ năng này bao gồm việc sử dụng và hiểu ngôn ngữ. Trẻ chậm phát triển về ngôn ngữ sẽ chậm nói, gặp khó khăn trong việc nói và hiểu lời nói.
- Kỹ năng xã hội, bày tỏ cảm xúc: Những kỹ năng này bao gồm hòa đồng với người khác, biết bày tỏ cảm xúc và truyền đạt nhu cầu. Nếu bị chậm phát triển về mặt xã hội hoặc cảm xúc, trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu các tín hiệu xã hội (ánh mắt, tông giọng…), khó khăn trong việc trò chuyện hoặc xử lý với những thay đổi diễn ra.
- Khả năng vận động tinh/ vận động thô: Trẻ chậm phát triển về khả năng vận động tinh sẽ gặp khó khăn khi cầm nắm, viết, tô màu… Trẻ chậm phát triển về khả năng vận động thô sẽ gặp khó khăn khi tập lăn, ngồi dậy, bò, đi lại…
Sự chậm phát triển là một vấn đề đáng lo ngại nhưng có thể can thiệp nếu phát hiện sớm để giúp trẻ bắt kịp tốc độ phát triển bình thường. Đặc biệt, bạn cần quan tâm hơn đến giải pháp giúp tăng sản sinh myelin nhằm tăng tốc độ kết nối não bộ trong những năm đầu đời để phòng ngừa nguy cơ chậm phát triển làm cản trở các tiềm năng về trí tuệ của con.
Dinh dưỡng thúc đẩy quá trình myelin hóa cho não bộ giúp bé thông minh, nhanh nhạy từ những năm đầu đời
Dinh dưỡng là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy sản sinh myelin, qua đó giúp tăng tốc độ kết nối não bộ [13]. Khi não bộ của trẻ đang ở trong giai đoạn cần được thúc đẩy sản sinh myelin, mẹ nên chú ý bổ sung cho con các dưỡng chất đã được chứng minh lâm sàng giúp tăng sản sinh myelin để tăng tốc độ kết nối não bộ nhanh gấp 2.5 lần như hệ dưỡng chất NUTRILEARN CONNECT bao gồm Sphingomyelin, DHA, ARA, Alpha lactalbumin, Sắt, Axit Folic, Vitamin B12 [14]. Trong đó, mẹ cần ưu tiên các giải pháp dinh dưỡng sau:
– Nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời và cho đến khi bé 2 tuổi [15]. Sữa mẹ không chỉ là thức ăn dễ tiêu hóa, dễ hấp thu đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [16] mà còn có chứa các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho não bộ đang phát triển của bé như chất đạm, axit béo (DHA, ARA), các vitamin, khoáng chất quan trọng… [17], [18]. Bên cạnh đó, sữa mẹ trưởng thành còn chứa nhiều sphingomyelin – một loại sphingolipid chiếm 40% hàm lượng lipid sữa mẹ và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của bao myelin [13].
Trong trường hợp mẹ không đủ điều kiện cho bé bú hoặc bé đã lớn, qua giai đoạn bú mẹ thì có thể tham khảo ý kiến chuyên gia y tế về các giải pháp dinh dưỡng thay thế có lợi cho việc sản sinh myelin nhằm tăng tốc độ kết nối não bộ.
Trẻ chậm phát triển là điều có thể xảy ra nên mẹ cần chú ý đến các cột mốc phát triển của con. Thông thường, mẹ nên ưu tiên cho bé bú mẹ để đảm bảo quá trình myelin hóa diễn ra thuận lợi, hạn chế nguy cơ bé chậm phát triển. Tuy nhiên, trong những trường hợp khó khăn hơn, mẹ cần đưa con đi khám để được bác sĩ tư vấn về giải pháp cải thiện hiệu quả, giúp bé đạt tốc độ phát triển tốt nhất nhé!
[embed-health-tool-vaccination-tool]