backup og meta

Lưu ý khi cho trẻ ăn kem mà mẹ không thể bỏ qua

Lưu ý khi cho trẻ ăn kem mà mẹ không thể bỏ qua

Vào những ngày thời tiết nóng nực, kem luôn là một lựa chọn tuyệt vời cho nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Có nhiều ý kiến cho rằng, ăn kem sẽ không tốt cho sức khỏe của bé. Điều này có thật sự đúng và khi nào trẻ có thể ăn kem? Bài viết dưới đây của Hello Bacsi sẽ giải đáp thắc mắc này cũng như chia sẻ những mẹo nhỏ khi cho trẻ ăn kem.

Khi nào trẻ có thể ăn kem?

Trẻ có thể ăn kem sau 12 tháng tuổi vì kem cũng là sản phẩm từ sữa. Dù kem được làm từ sữa nguyên chất và kem tươi đã được tiệt trùng loại bỏ vi khuẩn nhưng trẻ nhỏ vẫn có thể bị mẫn cảm với protein trong sữa và các thành phần khác.

Một tuổi là thời gian mà trẻ thường dùng các sản phẩm từ sữa như phô mai, sữa, bơ và bao gồm cả kem. Tuy nhiên, theo tờ Australian Guide to Healthy Eating, các loại thực phẩm như kem hay bánh kẹo thường không tốt cho trẻ nhỏ vì chúng không có đủ dinh dưỡng.

4 lý do để hạn chế cho trẻ dưới một tuổi ăn kem

12 tháng đầu sau khi chào đời là thời điểm mà bạn cho trẻ dùng những thực phẩm bổ dưỡng. Vì vậy, bạn không nên cho bé ăn kem vào thời gian này.

Sau đây là một 4 lý do để bạn hạn chế cho trẻ dưới 12 tháng tuổi ăn kem:

1/ Chất bảo quản

Hầu hết các loại kem trên thị trường đều chứa hàm lượng chất bảo quản, chất béo, đường, hương liệu và chất tạo màu. Cách tốt nhất là bạn cho bé ăn kem khi bé 1 tuổi.

2/ Sữa nguyên chất

Kem làm từ sữa nguyên chất. Do đó, khi con yêu chưa được một tuổi, bạn không nên cho bé dùng sữa nguyên chất hay các sản phẩm làm từ sữa nguyên chất, vì trẻ có thể mẫn cảm với thành phần có trong sữa.

3/ Cơ hội để vi khuẩn phát triển

Trong kem có thể chứa vi khuẩn dù bạn mua tại cửa hàng hay làm tại nhà. Việc tiếp xúc với các loại vi khuẩn dễ dẫn đến nhiễm trùng do hệ miễn dịch của bé còn yếu. Trong một số trường hợp, bệnh nhiễm trùng cần đến sự chăm sóc y tế khẩn cấp.

4/ Các vấn đề về tiêu hóa

Sữa nguyên chất và các thành phần khác trong kem sẽ gây ra tình trạng khó tiêu, đầy hơi ở trẻ và các cơn đau khó chịu ở dạ dày hoặc đau bụng.

Mẹo nhỏ khi cho trẻ ăn kem

Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé ăn kem lần đầu. Dưới đây là một số điều cần lưu ý:

1/ Chọn mua thương hiệu kem có uy tín

Hầu hết các loại kem có thương hiệu trên thị trường đều đã được thanh trùng nên có thể đảm bảo về vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, bạn hãy chú ý điều kiện vệ sinh của nơi bán. Nếu không được bảo quản đúng cách, vi khuẩn trong kem có thể phát triển. Còn các loại kem trôi nổi, nguồn nước để sản xuất kem có thể chưa qua xử lý. Chất lượng nguồn nước kém có thể gây ra các bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ.

2/ Đảm bảo về các thành phần có trong kem

Đọc kỹ các thành phần có trong kem trước khi cho trẻ dùng vì có một số thành phần sẽ gây dị ứng ở trẻ. Các thành phần phổ biến gây dị ứng ở trong kem như quả hạch, đậu phộng và các chất tạo màu, bảo quản. Tránh các loại kem làm bằng sữa tươi vì nó có thể chứa vi khuẩn. Ngoài ra, bạn nên chọn những loại kem đơn giản mà không có nhiều thành phần bổ sung.

3/ Không để trẻ ăn kem quá nhiều

Bạn có thể bắt đầu cho trẻ ăn kem từ những miếng nhỏ. Sau khi trẻ bắt đầu ăn được kem, đừng cho trẻ ăn quá mức chỉ vì bạn thấy trẻ ăn ngon miệng. Hàm lượng đường trong kem có thể gây hại cho trẻ vì việc ăn quá nhiều đường sẽ khiến trẻ sâu răng và thừa cân trong thời gian dài. Lưu ý, bạn chỉ nên cho trẻ ăn 1 – 2 thìa kem một lần và không nên ăn quá một lần trong 1 – 2 tuần.

4/ Cho trẻ nhiều sự lựa chọn

Nếu trẻ thích ăn kem, bạn có thể thay thế bằng các món sinh tố trái cây tự làm, sữa chua, kem trái cây, trái cây tươi, trái cây nghiền nhỏ ướp lạnh, kẹo mứt và các loại thạch. Ngoài ra, bạn làm lạnh chúng trước khi cho trẻ dùng để trẻ có cảm giác như đang ăn kem.

Các công thức làm kem đơn giản

Kem làm tại nhà cho trẻ thường an toàn hơn các loại kem bán ngoài thị trường. Bạn có thể đảm bảo các thành phần được sử dụng trong kem để trẻ không bị dị ứng.

1/ Công thức làm kem vani tại nhà cho trẻ (12 tháng tuổi trở lên)

Nguyên liêu:

  • 1 quả chuối chín bóc vỏ;
  • 5 trái dâu tây rửa sạch, cắt nhỏ;
  • 1 quả bơ cắt nhỏ;
  • 80ml sữa dừa không đường;
  • 1 thìa cà phê dầu dừa;
  • 1 thìa cà phê tinh dầu vani (tùy chọn).

Cách làm:

  • Cho tất cả nguyên liệu vào máy sinh tố và xay nhuyễn.
  • Đổ hỗn hợp ra một cái hộp, cho vào ngăn đông trong một giờ. Sau đó, lấy ra khỏi tủ đông và trút sản phẩm ra khỏi hộp.
  • Đặt lại tủ đông lần nữa cho đến khi đạt đến độ đông mong muốn.

Lưu ý:

Bạn có thể thay thế dâu tây bằng một số loại trái khác như xoài. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng nguyên liệu hoàn toàn bằng chuối hay các thành phần khác để cho kem giàu dinh dưỡng hơn. Hãy thử thêm vào một số rau có vị ngọt hay các loại củ quả có vỏ khi nấu như khoai tây nghiền, cà rốt luộc và ngô ngọt.

2/ Kem chuối

Nguyên liệu:

  • 1 trái chuối chín đông lạnh;
  • 1 thìa cà phê bột cacao.

Cách làm:

  • Cho chuối đông lạnh vào máy sinh tố, thêm bột cacao và xay nhuyễn.
  • Thêm vào một thìa bơ hạnh nhân hoặc bơ đậu phộng để tăng thêm hương vị cho món tráng miệng.

Lưu ý:

Chuối đông lạnh giúp trẻ làm giảm cơn đau nhức răng nướu.

3/ Kem sữa chua vani

Nguyên liệu:

  • 720ml sữa chua;
  • 12 thìa canh và 2 thìa cà phê đường;
  • 1 thìa cà phê tinh dầu vani.

Cách làm:

  • Trộn đường, sữa chua và tinh dầu vani vào bát. Đậy lại và cho vào tủ lạnh.
  • Cho hỗn hợp được làm lạnh vào máy tạo kem và tiếp tục làm lạnh cho đến khi đạt đến độ xốp mềm.
  • Chuyển qua hộp nhựa có nắp đậy.

3/ Kem cacao

Nguyên liệu

  • 8 thìa bột cacao không đường;
  • 12 thìa canh và 2 thìa cà phê đường nâu;
  • 8 thìa đường cát;
  • 180ml kem sữa;
  • 360ml kem;
  • 1,5 thìa cà phê tinh dầu vani;
  • Một ít muối.

Cách làm:

  • Trộn bột cacao và đường vào trong bát. Thêm sữa vào từ từ và tiếp tục trộn 5 phút;
  • Thêm kem, tinh dầu vani, muối vào hỗn hợp và khuấy đều;
  • Cho hỗn hợp vào máy tạo kem và đánh đều lên khoảng 20 phút;
  • Cho vào ngăn đông đến khi cứng lại.

Bạn có thể thêm một số thành phần lành mạnh khác vào kem để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và giúp ngon miệng hơn.

Hy vọng qua những mẹo trên sẽ giúp bạn và con có thể thưởng thức món kem đúng cách và an toàn cho sức khỏe nhé!

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

8 Important Things You Must Know When Giving Baby Ice Cream http://www.momjunction.com/articles/things-to-remember-before-your-baby-has-its-first-ice-cream_00392822/ Ngày truy cập 01/08/2017

When can my baby have ice cream? https://www.babycenter.in/x1016931/when-can-my-baby-have-ice-cream Ngày truy cập 01/08/2017

Phiên bản hiện tại

05/08/2020

Tác giả: Hoàng Kim

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Cập nhật bởi: Hoàng Diệu Thu


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Hoàng Kim · Ngày cập nhật: 05/08/2020

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo