backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Những lợi ích của tinh dầu tràm trà đối với sức khỏe của trẻ em

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh · Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 09/11/2022

    Những lợi ích của tinh dầu tràm trà đối với sức khỏe của trẻ em

    Bé nhà bạn đang gặp phải các vấn đề về nhiễm trùng da? Có người mách bạn nên cho bé dùng dầu tràm trà vì nó có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn băn khoăn không biết loại tinh dầu này có thực sự an toàn với bé yêu? 

    Từ lâu, dầu tràm trà đã được sử dụng như một liệu pháp thiên nhiên giúp điều trị các vấn đề về da. Cùng Hello Bacsi  khám phá các công dụng của loại tinh dầu này cũng như tìm hiểu về cách sử dụng sao cho hiệu quả nhất với bé yêu.

    Tinh dầu tràm trà là gì?

    tinh dầu tràm trà

    Đây là một loại tinh dầu được chiết xuất từ lá và cành của cây trà có tên khoa học là Melaleuca Alternifolia, có nguồn gốc từ miền Bắc New South Wales, Úc. Loại tinh dầu này có chứa chất khử trùng kháng khuẩn tự nhiên, nên có đặc tính kháng khuẩn giúp chống lại nhiều bệnh nhiễm trùng. Việc dùng tinh dầu này là một cách chữa trị khá phổ biến và đặc biệt hữu ích đối với các bệnh nhiễm trùng ở trẻ nhỏ.

    Tinh dầu tràm trà thường bị nhầm lẫn với tinh dầu tràm, một loại tinh dầu được chưng cất từ cây tràm gió. Tuy đều thuộc chi tràm (Melaleuca) nhưng tinh dầu chưng cất từ tràm trà và tràm gió có khá nhiều điểm khác biệt:

    • Tinh dầu tràm trà (Tea Tree): loại tinh dầu nguyên chất được chiết xuất từ cành và lá cây tràm trà (Melaleuca alternifolia), thành phần chủ yếu gồm: Gamma-terpinene, terpinen-4-ol.
    • Tinh dầu tràm gió (Cajeput oil): chiết xuất từ cành và lá cây tràm gió (Melaleuca cajuputi), thành phần chính gồm: Cineol (Eucalytol), αTerminal, limonene.

    Tác dụng của tinh dầu tràm trà đối với trẻ nhỏ

    1. Dầu tràm trà có tác dụng kháng khuẩn

    Do có tính kháng khuẩn mạnh nên loại tinh dầu này có khả năng giết chết các vi trùng độc hại, ngăn ngừa các vi trùng gây ra các bệnh nguy hiểm như nhiễm tụ cầu. Nhờ đó tác dụng dầu tràm trà là giúp ngăn ngừa nhiều căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm ở trẻ nhỏ.

    2. Công dụng dầu tràm trà đối với trẻ: Tăng cường sức khỏe

    Tinh dầu tràm trà có tác dụng gì? Ngoài tính kháng khuẩn mạnh, loại tinh dầu này còn giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Do đó, nó có tách dụng giúp bảo vệ bé tránh khỏi nhiều căn bệnh khác nhau.

    3. Dầu tràm trà có tác dụng giúp vết thương nhanh lành

    Ngoài việc chữa lành những vết thương, dầu tràm trà còn giúp giúp thúc đẩy quá trình lành bệnh ở trẻ nhỏ, bảo vệ trẻ khỏi những nhiễm trùng có hại. Việc cho bé dùng loại tinh dầu này sau khi mắc phải các bệnh như: mụn nhọt, trái rạ (thủy đậu), phát ban và các bệnh nhiễm trùng khác có tác dụng giúp làm mờ sẹo.

    Nhờ tính năng kích thích sự tuần hoàn máu, loại tinh dầu này giúp cải thiện lưu thông máu ở vùng bị thương, thúc đẩy việc chữa lành, làm tăng tốc độ phát triển của các tế bào và mô mới.

    4. Dầu tràm trà có tác dụng long đờm, trị ho hiệu quả

    massage cho bé

    Một trong những tác dụng của tinh dầu tràm trà là trị ho, long đờm. Bạn hãy cho trẻ dùng loại tinh dầu này khi bé bị cảm lạnh, ho, ngạt mũi, viêm phế quản và các vấn đề sức khỏe khác để giảm các triệu chứng của bệnh. Bạn có thể thoa dầu lên ngực bé trước khi bé ngủ hoặc nhỏ vài giọt lên gối của bé. Ngoài ra, bạn có thể dùng massage chân bé, giúp giữ ấm cơ thể khi bé bị cảm lạnh.

    5. Tác dụng kích thích tiết mồ hôi

    Trẻ sơ sinh có thể gặp phải các vấn đề sức khỏe do sự tích tụ chất độc trong cơ thể. Tinh dầu tràm trà hoạt động như một chất kích thích, giúp cơ thể đổ mồ hôi, làm sạch các lỗ chân lông, loại bỏ chất độc, làm giảm lượng nước và muối dư thừa trong cơ thể bé.

    6. Công dụng của dầu tràm trà: Giảm ngứa, sưng đau do côn trùng gây ra

    Dầu tràm trà có tác dụng gì? Để giảm các triệu chứng ngứa, sưng đau do muỗi, côn trùng gây ra cho bé, bạn thoa một ít tinh dầu này lên vết thương.

    Bên cạnh đó để tránh cho bé khỏi bị muỗi đốt, hãy thoa lên những phần da hở của bé bằng tinh dầu đã được pha loãng.

    7. Tác dụng của dầu tràm trà: Kích thích tuần hoàn máu

    Loại tinh dầu này có tác dụng kích thích sự tuần hoàn máu, tiết hormone và tăng cường hệ miễn dịch, giúp bảo vệ bé khỏi nhiều bệnh nhiễm trùng.

    8. Tác dụng giảm đau

    xông tinh dầu tràm

    Nhờ đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh, loại tinh dầu này giúp giảm thiểu triệu chứng bong gân, đau cơ bắp, đau nhức ở trẻ nhỏ.

    Ngoài ra, bạn có thể cho vài giọt tinh dầu vào máy xông nhằm giúp thư giãn tinh thần. Nếu bé bị đau bụng do co thắt dạ dày, hãy nhỏ vài giọt tinh dầu vào ly nước nóng và cho bé xông.

    Nếu đang cho con bú mà bị nhiễm lạnh khiến tay chân đau nhức, tê mỏi, bạn hãy massage bằng loại tinh dầu này sẽ giúp giãn cơ, giảm tình trạng co cứng.

    Một số điều cần lưu ý khi sử dụng tinh dầu thiên nhiên cho bé

    Như vậy là bạn đã biết những công dụng của tinh dầu tràm trà. Mặc dù những công dụng dầu tràm trà cho bé là không thể phủ nhận, nhưng bạn cũng cần lưu ý một số điều sau:

    • Vì là một loại tinh dầu có tính kháng khuẩn mạnh, bạn không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi sử dụng. Hãy kiểm tra xem bé có kích ứng với loại tinh dầu này hay không bằng cách pha loãng dầu rồi thoa thử lên một vùng da nhỏ của bé.
    • Thực tế, việc cho bé dùng loại tinh dầu này thường ít khi gặp tác dụng phụ nhưng đôi khi có thể khiến hormone trong cơ thể bé thay đổi. Nghiêm trọng hơn, nó có thể gây tử vong ở trẻ sơ sinh. Để đảm bảo an toàn cho bé, bạn chỉ nên bôi ngoài da bằng dầu đã pha loãng và tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé sử dụng nhé.

    Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được những lợi ích và công dụng tinh dầu tràm trà đối với trẻ em.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    Bác sĩ Nguyễn Thường Hanh

    Nội khoa - Nội tổng quát · Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Bắc Ninh


    Tác giả: Bich Ngan · Ngày cập nhật: 09/11/2022

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo