Ung thư là nguyên nhân chính dẫn các bệnh gây tử vong cho trẻ nhỏ và thanh thiếu niên, mặc dù ung thư ở trẻ em thường rất hiếm gặp.
Các nguyên nhân gây ung thư ở trẻ em vẫn chưa được xác định rõ.
Tỷ lệ sống sót của các bệnh ung thư ở trẻ em gần như khác nhau giữa các loại ung thư. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư đã được cải thiện trong những năm gần đây. Nhìn chung, hơn 80% trẻ em và thanh thiếu niên được chẩn đoán mắc bệnh ung thư có thể sống ít nhất thêm 5 năm sau chẩn đoán. Tuy nhiên, đối với một số loại ung thư ở trẻ em, tỷ lệ sống sót này lại khá thấp.
Những loại ung thư phổ biến ở trẻ em
Tuy ung thư ở trẻ em thường rất hiếm xảy ra, nó vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ sơ sinh.
Các loại ung thư phổ biến nhất được chẩn đoán ở trẻ em và thanh thiếu niên là ung thư máu, ung thư não và khối u trong hệ thống thần kinh trung ương, u hạch bạch huyết, ung thư mô liên kết, u nguyên bào thần kinh, u nguyên bào thận, ung thư xương và u tế bào mầm tuyến sinh dục.
Các nguyên nhân gây ung thư ở trẻ em là gì?
Hầu hết các nguyên nhân gây ung thư trẻ em vẫn chưa được xác định. Khoảng 5% các ca ung thư của trẻ là do đột biến di truyền từ cha mẹ. Ví dụ, 25 đến 30% ca ung thư nguyên bào võng mạc – một bệnh ung thư của mắt chủ yếu ở trẻ em – được gây ra bởi một đột biến di truyền trong gen RB1. Các đột biến do hội chứng di truyền nào đó như hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Beckwith-Wiedemann, hội chứng thiếu máu Fanconi, hội chứng Noonan và hội chứng von Hippel-Lindau cũng góp phần làm tăng nguy cơ ung thư ở trẻ em.
Đột biến gen gây ung thư cũng có thể phát sinh trong quá trình phát triển thai nhi trong bụng mẹ. Ví dụ, cứ 100 trẻ được sinh ra sẽ có 1 trẻ có gen bất thường gây tăng nguy cơ ung thư máu . Tuy vậy, chỉ có một trẻ trong 8000 trẻ có gen bất thường như trên mới thực sự mắc bệnh ung thư máu.
Trẻ em mắc hội chứng Down do dư nhiễm sắc thể 21 có nguy cơ phát triển ung thư máu cao hơn 10 đến 20 lần so với trẻ bình thường. Tuy nhiên, tỉ lệ bệnh nhi bị ung thư máu do bị Down chiếm tỉ lệ không đáng kể.
Phần lớn ca ung thư ở trẻ cũng như ở người lớn, được cho là kết quả của đột biến gen dẫn đến tế bào phát triển không bình thường và tạo thành khối u ác tính. Đối với ung thư ở người lớn, đột biến này là do các tác nhân bên ngoài như khói thuốc lá, sợi thủy tinh amiăng (dùng cách âm, cách nhiệt) và tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, ngoại tác gây ung thư ở trẻ nhỏ rất khó xác định, một phần do ung thư không phổ biến ở trẻ em, một phần là vì rất khó kết luận bệnh nhi ung thư đã tiếp xúc với những tác nhân nào.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiễm phóng xạ có thể làm tổn thương ADN dẫn đến ung thư máu và các loại ung thư khác ở trẻ em. Nạn nhân phơi nhiễm từ rò rỉ phóng xạ hoặc nổ nhà máy điện hạt nhân, cả người lớn lẫn trẻ em, đều có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp tăng cao.
Trẻ nhỏ có mẹ từng thực hiện chụp x-quang hoặc chụp CT trong lúc mang thai, tức là đứa trẻ đã có tiếp xúc phóng xạ trước khi ra đời, cũng có nguy cơ cao mắc vài loại ung thư.
Những nghiên cứu về các tác nhân môi trường không đưa ra kết luận tổng quát nào. Những tác nhân này bao gồm, có bố mẹ phơi nhiễm chất gây ung thư, thuốc trừ sâu, tiếp xúc sớm với trung gian truyền nhiễm và sống gần nhà máy điện hạt nhân. Như vậy, câu hỏi liệu nguy cơ ung thư ở trẻ có tăng hay không nếu bố mẹ từng điều trị ung thư vẫn chưa được làm rõ.
[embed-health-tool-vaccination-tool]