backup og meta

Bệnh ban đào ở trẻ em cần kịp thời theo dõi

Bệnh ban đào ở trẻ em cần kịp thời theo dõi

Bệnh ban đào ở trẻ em do virus gây ra và thường ảnh hưởng lớn đến trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Bệnh gây sốt và phát ban nhiều đốm trong vòng vài ngày.

Phát ban có thể được coi là dấu hiệu bệnh nghiêm trọng và đáng báo động. Tuy nhiên, trên thực tế, bệnh ban đào (một loại sốt phát ban) ở trẻ em có xu hướng nhẹ và bạn có thể chăm sóc cho con ngay tại nhà. Bệnh này thường sẽ tự hồi phục trong khoảng thời gian một tuần.

Bệnh ban đào cũng có thể ảnh hưởng đến những trẻ vị thành niên và người lớn, nhưng trường hợp này thường không phổ biến vì hầu hết trẻ em đã bị nhiễm căn bệnh này khi còn nhỏ và bệnh ban đào hiếm khi xuất hiện lần nữa ở cùng một người.

Ngoài ra, bệnh ban đào đôi khi cũng được gọi là “ban đào ấu nhi’ hoặc “căn bệnh thứ sáu’, vì nó là bệnh truyền nhiễm được xếp hạng thứ 6 ở trẻ em.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ban đào ở trẻ em là gì?

Bệnh ban đào ở trẻ không phải lúc nào có các triệu chứng dễ dàng phát hiện. Nếu cơ thể nhiễm bệnh, các triệu chứng thường xuất hiện một hoặc hai tuần sau khi bị nhiễm. Sau đây là các triệu chứng bạn có thể nhận biết ở bé:

  • Cơ thể bị sốt: lúc đầu, trẻ có thể bị sốt cao đột ngột, khoảng 38ºC hoặc cao hơn
  • Đau họng
  • Chảy nước mũi
  • Ho
  • Tiêu chảy nhẹ
  • Mất cảm giác ngon miệng, biếng ăn
  • Mí mắt sưng và sưng hạch ở cổ.

Những triệu chứng trên thường kéo dài 3−5 ngày, lúc này cơ thể bé thường sẽ xuất hiện ban đỏ. Một số trẻ em có thể bị co giật do sốt cao.

Làm thế nào để tự điều trị bệnh ban đào ở trẻ em tại nhà?

Bệnh ban đào không có phương pháp điều trị đặc hiệu, tuy nhiên một số bí quyết sau đây có thể giúp bạn tự điều trị bệnh cho con tại nhà:

  • Bạn nên để bé được nghỉ ngơi nếu bé cảm thấy không khỏe. Bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu chúng được nghỉ ngơi trên giường cho đến khi bệnh tình tiến triển tốt hơn. Tuy nhiên, nếu bé có vẻ khỏe mà không cần nghỉ ngơi thì bạn cũng đừng nên ép bé;
  • Bạn cho bé uống thật nhiều nước. Nếu bạn đang cho con bú hoặc cho bé bú bình, cố gắng cho bé bú thường xuyên thật nhiều;
  • Bạn nên giữ cho phòng của bé luôn được mát mẻ, ví dụ, bạn có thể sử dụng một tấm chăn mỏng trên giường, không nên sử dụng chăn dày khi bé ngủ;
  • Ngoài ra, bạn có thể cho bé uống ibuprofen hoặc paracetamol nếu bé bị sốt và khó chịu. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn luôn luôn đọc kỹ các thông tin y tế đi kèm trong các toa thuốc để tìm ra đúng liều lượng trước khi cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào. Đặc biệt, không được cho bé uống paracetamol và ibuprofen cùng một lúc.

Lưu ý, bạn không nên dùng aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi trừ khi có chỉ định và lời khuyên của bác sĩ.

Cách ngăn chặn bệnh ban đào ở trẻ em lây lan

Bệnh ban đào lan truyền tương tự như những căn bệnh cảm cúm thông thường. Chúng có thể lây khi người bệnh ho, hắt hơi hay tiếp xúc với các đối tượng hoặc các bề mặt bị nhiễm virus.

Tuy nhiên, bệnh ban đào cũng không lây lan một cách quá dễ dàng và bạn cũng không cần thiết phải cách ly trẻ nếu bé đang đi học và bé đủ sức khỏe để đến trường.

Trong trường hợp bé thấy mệt mỏi và không khỏe trong người, bạn để bé ở nhà cho đến khi bé cảm thấy tốt hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không cần thiết phải đợi cho đến khi vị trí phát ban cuối cùng biến mất.

Những biện pháp sau đây có thể giúp bạn ngăn chặn nhiễm trùng lây lan cho người khác:

  • Hãy chắc chắn rằng bạn và con bạn rửa tay thường xuyên
  • Bạn nên cho trẻ sử dụng khăn giấy khi hắt hơi hoặc ho và ném khăn giấy đã dùng đi ngay lập tức cũng như rửa tay ngay sau đó
  • Bạn nên giữ cho bề mặt khu vực phát ban thường xuyên sạch sẽ
  • Không để trẻ dùng chung chén, đĩa, dao kéo và đồ dùng nhà bếp cũng như đồ dùng cá nhân với người khác.

Hiện nay, vẫn chưa có thông tin chính xác về thời gian kéo dài bệnh ban đào ở trẻ cũng như thời gian để bé vượt qua sự truyền nhiễm của bệnh ban đào ở trẻ em. Bé có thể vượt qua sự truyền nhiễm trong suốt thời gian con đang bị bệnh, kể cả trước khi bệnh tiến triển. Ngoài bệnh ban đào ra thì bệnh ban đỏ cũng gây nguy hiểm không kém tới sức khỏe của bé, bạn có thể tham khảo bài viết tại đây. 

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Roseola http://www.nhs.uk/conditions/roseola/Pages/Introduction.aspx  Ngày truy cập 09/04/2017

Roseola https://www.medicinenet.com/roseola/article.htm Ngày truy cập 09/04/2017

Phiên bản hiện tại

02/12/2019

Tác giả: Hà Thu

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Cập nhật bởi: Lộc Tuyệt Mỹ


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Thị Mỹ Duyên

Đa khoa · Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc


Tác giả: Hà Thu · Ngày cập nhật: 02/12/2019

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo