backup og meta

Bộ 3 dưỡng chất giúp con phát triển trí não vượt trội: Mẹ nhất định phải biết!

Bộ 3 dưỡng chất giúp con phát triển trí não vượt trội: Mẹ nhất định phải biết!

Từ 0 đến 3 tuổi được xem là giai đoạn vàng phát triển trí não cho bé. Nếu mẹ chăm sóc đúng cách, giúp bé nhận được đầy đủ các dưỡng chất hỗ trợ phát triển trí não thì đây sẽ là chìa khóa giúp “khai mở” tiềm năng trí tuệ cho bé. Và đồng thời dinh dưỡng tốt tạo nền tảng để bé phát triển khỏe mạnh, có khả năng học tập tốt và thành công trong tương lai.

Vì sao việc chú trọng giúp trẻ phát triển trí não trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng?

Bộ não con người là một hệ thống phức tạp với hơn 100 tỷ tế bào thần kinh. Các tế bào thần kinh này cần được kết nối với nhau để hình thành nên một mạng lưới xử lý thông tin chịu trách nhiệm cho việc suy nghĩ, cảm giác, cảm xúc và hành động [1]. Khi chào đời, trẻ đã sẵn có tất cả tế bào thần kinh, tuy nhiên, những năm đầu đời mới là thời điểm quan trọng để tạo ra các kết nối thần kinh – điều thực sự giúp não hoạt động để trẻ có thể phát triển các khả năng như di chuyển, suy nghĩ, nói… [2]. Theo nghiên cứu, ở giai đoạn từ khi sinh ra cho đến khi 3 tuổi, mỗi giây, não bộ của trẻ tạo ra hơn 1 một triệu kết nối thần kinh mới [3].

Không những vậy, từ 0 đến 3 tuổi còn là khoảng thời gian mà thể tích của não có sự tăng trưởng “vượt bậc”. Nếu như ở thời điểm 2 – 3 tuần sau sinh, thể tích não của bé chỉ bằng khoảng 35% não bộ người trưởng thành thì trong năm đầu tiên sau sinh, thể tích não của bé đã tăng gấp đôi. Trong năm thứ 2, thể tích não tiếp tục tăng và đạt khoảng 80% kích thước não bộ người trưởng thành [4].

Có thể nói, khoảng thời gian từ khi sinh ra cho đến khi 3 tuổi được xem là giai đoạn vàng cho sự phát triển trí não của trẻ. Đây không chỉ là giai đoạn đặc trưng bởi sự phát triển nhanh chóng của não bộ mà còn đóng vai trò quan trọng đối với việc hình thành khả năng nhận thức ở trẻ [4]. Do đó, trong khoảng thời gian này, mẹ sẽ cần hết sức chăm chút và lưu ý đến việc phát triển trí não cho bé.

Bộ 3 dưỡng chất giúp con phát triển trí não vượt trội mẹ nhất định phải biết

Dinh dưỡng là yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ trong suốt những năm tháng thơ ấu [5]. Để giúp con phát triển trí não vượt trội, mẹ sẽ cần lưu ý cung cấp đầy đủ cho các dưỡng chất hỗ trợ trí não như:

1. Ganglioside

phát triển trí não

Ganglioside là chất béo “hiện diện” ở các mô trên khắp cơ thể nhưng có mặt nhiều nhất là ở các mô thần kinh, đặc biệt là não [6]. Nếu như 60% não bộ được tạo nên từ chất béo thì ganglioside chiếm khoảng 10 – 12% tổng khối lượng chất béo ở não [6], [7]. Nghiên cứu cho thấy ganglioside không chỉ có chức năng liên quan đến việc dẫn truyền thần kinh mà còn giúp hỗ trợ hình thành và ổn định các khớp, mạch thần kinh liên quan đến trí nhớ và học tập. Ngoài ra, nhiều bằng chứng còn cho thấy ganglioside còn có tác động tích cực đến chức năng nhận thức của bé, nhất trong giai đoạn đầu sau sinh khi não vẫn đang phát triển [6]. Đặc biệt, gangliosides còn được chứng minh lâm sàng giúp tăng chỉ số IQ cao hơn gần 5 điểm [8].

2. DHA

DHA là dưỡng chất có vai trò quan trọng đối với sự phát triển thị giác và khả năng nhận thức ở trẻ sơ sinh. Đây là axit béo omega-3 chính trong chất xám của não, chiếm khoảng 15% tổng số axit béo ở vỏ não trước. Dưỡng chất này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng dẫn truyền thần kinh mà nhiều nghiên cứu còn cho thấy DHA giúp hỗ trợ chỉ số IQ, khả năng học tập và trí nhớ không gian – thị giác [9].

3. Lutein và vitamin E tự nhiên

Cùng với ganglioside và DHA, lutein và vitamin E tự nhiên cũng là những dưỡng chất quan trọng giúp hỗ trợ trí não cho trẻ trong những năm tháng đầu đời. Lutein hoạt động như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ hệ thần kinh trước sự tấn công của các gốc tự do [10]. Cũng giống như lutein, vitamin E tự nhiên cũng có chức năng như một chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào và duy trì khả năng miễn dịch [11]. Việc bổ sung lutein và vitamin E tự nhiên đồng thời với DHA sẽ có tác dụng bảo vệ axit béo này khỏi sự phân hủy bởi quá trình oxy hóa. Điều này giúp não nhận được nhiều DHA hơn, giúp tăng kết nối và phát triển các tế bào thần kinh để bé tăng khả năng học hỏi và nhận thức [12], [13].

Mẹ cần làm gì để giúp con nhận được bộ 3 dưỡng chất hỗ trợ phát triển trí não?

Để giúp con nhận được đầy đủ các dưỡng chất kể trên, mẹ cần cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng giúp phát triển trí não ngay từ những ngày đầu đời. Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất, không chỉ giúp bé tăng cân “khỏe mạnh”, bảo vệ bé khỏi nhiễm trùng mà sữa mẹ còn chứa các dưỡng chất giúp hỗ trợ trí não như ganglioside, DHA, lutein và vitamin E tự nhiên [6], [11], [14],[15], [16].

Cụ thể, sữa mẹ là nguồn cung cấp ganglioside tự nhiên [6]. Theo nghiên cứu, hàm lượng ganglioside trong sữa mẹ được tìm thấy dao động từ 1,48 – 2,53 mg/100ml [17]. Ngoài ganglioside, sữa mẹ cũng là nguồn cung cấp dồi dào DHA, lutein và vitamin E tự nhiên cho trẻ [11], [15], [16].

Do đó, trong những năm tháng đầu đời, mẹ cần cho bé bú mẹ để giúp con nhận được đầy đủ các dưỡng chất giúp hỗ trợ phát triển trí não. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Viện Hàn Lâm nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), mẹ cần cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho bé bú đến 2 tuổi hoặc lâu hơn nữa và cho bé ăn thức ăn bổ sung hợp lý [18]. Trong trường hợp mẹ không thể cho bé bú, mẹ có thể nhờ đến sự hỗ trợ từ các nhân viên y tế để tìm được giải pháp dinh dưỡng phù hợp cho bé.

Bên cạnh trí não, miễn dịch của bé cũng là điều mẹ cần quan tâm

Song hành cùng việc phát triển trí não, việc “củng cố” hệ miễn dịch cho bé trong những ngày tháng đầu đời cũng đóng vai trò quan trọng. Nguyên nhân là bởi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ miễn dịch của bé vẫn chưa hoàn thiện mà sẽ dần “trưởng thành” khi bé lớn lên. Trong khi đó, miễn dịch bé nhận từ mẹ thông qua nhau thai trong 3 tháng cuối thai kỳ và sữa mẹ lại giảm dần [19]. Điều này dẫn đến một “khoảng trống” về miễn dịch và khiến trẻ dễ bị nhiễm bệnh. Và một khi bị ốm, bé có thể nhận được ít dưỡng chất hơn và điều này sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển trí não của trẻ.

Do đó, việc tăng cường miễn dịch và phát triển trí não cho bé đều cần được chú trọng trong năm đầu đời. Để tăng cường miễn dịch cho bé, mẹ sẽ cần cung cấp cho bé đầy đủ các dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch từ sữa mẹ như HMO (Human Milk Oligosaccharide) – giúp cải thiện hệ miễn dịch, hỗ trợ giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp[20],[21]; nucleotides – tăng sản xuất kháng thể, giúp bé đáp ứng vaccine tốt hơn [22] và lợi khuẩn – giúp tăng cường sức khỏe đường ruột [23].

Tóm lại, để giúp con phát triển trí não, mẹ sẽ cần cung cấp cho con các dưỡng chất hỗ trợ trí não quan trọng như ganglioside, DHA, lutein và vitamin E tự nhiên trong giai đoạn “cửa sổ” vàng từ 0 đến 2 tuổi. Cùng với đó, mẹ cũng đừng quên giúp con tăng cường hệ miễn dịch để bé phát triển khỏe mạnh và góp phần hỗ trợ việc phát triển trí não hiệu quả nhất nhé!

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

1. The Basics of Brain Development  https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2989000/ Ngày truy cập: 11/10/2023

2. Brain Development https://www.firstthingsfirst.org/early-childhood-matters/brain-development/ Ngày truy cập: 11/10/2023

3. Supporting Early Brain Development: Building the Brain https://eclkc.ohs.acf.hhs.gov/publication/supporting-early-brain-development-building-brain Ngày truy cập: 11/10/2023

4. Imaging structural and functional brain development in early childhood https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5987539/ Ngày truy cập: 11/10/2023

5. The Role of Nutrition in Brain Development: The Golden Opportunity of the “First 1000 Days” https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4981537/#R1 Ngày truy cập: 11/10/2023

6. The Role of Gangliosides in Neurodevelopment https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4446785/ Ngày truy cập: 11/10/2023

7. Essential fatty acids and human brain https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/20329590/# Ngày truy cập: 11/10/2023

8. Gurnida, D. A. et al. Early Hum. Dev. 88, 595–601 (2012)

9. The Relationship of Docosahexaenoic Acid (DHA) with Learning and Behavior in Healthy Children: A Review https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3738999/ Ngày truy cập: 11/10/2023

10. Lutein and Brain Function https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4638416/ Ngày truy cập: 11/10/2023

11. Vitamin E concentration in breast milk in different periods of lactation: Meta-analysis https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fnut.2022.1050011/full Ngày truy cập: 11/10/2023

12. Vazhappilly et al. (2013)

13. Bovier et al. (2014)

14. Benefits of Breastfeeding https://my.clevelandclinic.org/health/articles/15274-benefits-of-breastfeeding Ngày truy cập: 11/10/2023

15. Breast milk DHA levels may increase after informing women: a community-based cohort study from South Dakota USA https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5273852/

16. Early Pediatric Benefit of Lutein for Maturing Eyes and Brain—An Overview https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC8468336/

17. Lin Ma (2015)

18. Breastfeeding https://www.cdc.gov/breastfeeding/faq/index.htm#howlong Truy cập ngày 25/09/2023

19. How your baby’s immune system develops https://www.pregnancybirthbaby.org.au/how-your-babys-immune-system-develops Truy cập ngày 25/09/2023

20. Human Milk Oligosaccharides: 2′-Fucosyllactose (2′-FL) and Lacto-N-Neotetraose (LNnT) in Infant Formula https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6164445/ Ngày truy cập: 25/09/2023

21. Reverri et al (2018)

22. Pickering et al (1998)

23. Breast Milk, a Source of Beneficial Microbes and Associated Benefits for Infant Health https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7231147/ Ngày truy cập: 25/09/2023

Phiên bản hiện tại

08/12/2023

Tác giả: Trần Lê Phương Uyên

Tham vấn y khoa: Bác sĩ Lê Ngọc Hồng Hạnh

Cập nhật bởi: Ngân Phạm


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ Lê Ngọc Hồng Hạnh

Thần kinh · Bệnh viện Nhi Đồng 2


Tác giả: Trần Lê Phương Uyên · Ngày cập nhật: 08/12/2023

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo