backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

Đừng chủ quan với những vết cắn khi trẻ chơi với bạn

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 22/01/2020

    Đừng chủ quan với những vết cắn khi trẻ chơi với bạn

    Hầu hết những vết cắn này là hậu quả sau khi các bé đánh nhau. Các bé thường cố ý nhắm vào cánh tay hoặc bàn tay của đối phương để tấn công bằng cách cắn vào đấy. Các bé lớn hơn có thể gây ra vết cắn ngay phần bắp thịt khi vùng da ấy sượt qua răng.  Vết cắn bởi răng người thường dễ bị nhiễm trùng hơn so với vết cắn côn trùng, và vết cắn trên bàn tay thường dễ gặp biến chứng nhất.

    Dấu hiệu và triệu chứng của vết cắn bởi răng người là gì?

    Dấu hiệu và triệu chứng của vết cắn bị nhiễm trùng bao gồm:

    • Sưng đỏ quanh vết thương;
    • Vết thương càng lúc càng đau;
    • Dịch và mủ ứa ra từ vết thương;
    • Tuyến bạch huyết bị sưng;
    • Sốt cao từ 40 độ trở lên;
    • Run rẩy.

    Bạn phải làm gì trước tiên?

    Chăm sóc tại nhà

    Đối với vùng da rách hoặc vết thủng: rửa vết thương bằng xà phòng dạng dung dịch và để dưới vòi nước chảy khoảng 10 phút trước khi đưa bé tới bác sĩ. Bạn cũng nên kiểm tra tình trạng tạo miễn dịch của bé để phòng bệnh uốn ván.

    Đối với vết xước hoặc rách: rửa vết thương bằng nước và xà phòng trong vòng 5 phút. Bạn có thể không cần tẩy trùng và băng bó hoặc nếu cần thì chỉ việc băng bó trong vòng 12 giờ để tránh tình trạng dây bẩn vết thương.

     Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu:

    • Vết thương quá sâu;
    • Vết thương mở hoác và cần phải khâu lại;
    • Bạn nghĩ bé cần khám bác sĩ;

    Gọi cho bác sĩ sau đó nếu:

    • Vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng;
    • Vết thương đau hơn vào ngày thứ hai;
    • Vết đỏ lan rộng vào ngày thứ hai;
    • Bạn cảm thấy tình trạng của bé tệ hơn.

    Bạn nên làm thế nào để tránh bé bị cắn?

    Hầu hết các vết cắn là hậu quả của bạo lực. Hướng dẫn bé cách tự vệ hoặc giữ bé tránh xa những đứa trẻ có tính cách hung hăng, hay đánh nhau hoặc có những hành vi bạo lực, đặc biệt là người lạ hoặc người ngoài. Bạn nhớ thường xuyên quan sát những dấu hiệu khác lạ trên cơ thể bé để bạn có thể can thiệp và chăm sóc bé kịp thời nhé.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 22/01/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo