Cho bé chơi với bạn từ những ngày còn thơ ấu sẽ mang đến cho con không chỉ niềm vui mà còn hỗ trợ phát triển lâu dài các kỹ năng cơ bản và cần thiết.
Nếu là con đầu hoặc con một, trẻ có thể chỉ chơi đùa một mình hoặc cùng bố mẹ cho đến khi con được gửi nhà trẻ, con mới có cơ hội chơi với bạn bè. Sự chuyển đổi từ việc con được xem như trung tâm chú ý của gia đình sang quá trình hòa nhập xã hội là một cột mốc phát triển mà trẻ cần phải trải qua. Cho bé chơi với bạn giúp con kết nối với mọi người từ giai đoạn đầu, cũng như tương tác đúng cách.
Chơi với bạn là gì?
Chơi với bạn là quãng thời gian con yêu thoát khỏi vùng an toàn của mình và bắt đầu tương tác với những đứa trẻ khác bao gồm chia sẻ với bạn quà bánh, chơi cùng nhau (chơi đồ chơi, đuổi bắt…). Trong những năm đầu, con sẽ hứng thú với các trò chơi đóng vai. Khi bé lớn hơn, việc chơi với bạn sẽ rất quan trọng vì hỗ trợ trẻ phát triển thêm nhiều khả năng khác nữa.
Ở tuổi nào trẻ nên bắt đầu chơi với bạn bè?
Khi nói đến chơi với bạn, tuổi tác không phải là một yếu tố quan trọng vì mỗi trẻ có cách tiếp cận và tương tác khác nhau. Nếu con 1,5 – 2 tuổi, bé có thể quan sát những đứa trẻ khác chơi một mình và phản ứng với nó. Khi trẻ 3 – 4 tuổi, nhu cầu được gắn kết tăng lên và khái niệm chơi với bạn bè bắt đầu nảy sinh trong suy nghĩ của bé.
Lợi ích khi cho bé chơi với bạn
Thời gian đầu, thiên thần nhỏ sẽ quan sát hành động của người lớn hoặc những đứa trẻ khác và bắt chước lại trong lúc chơi một mình. Sau đó, bé sử dụng những quan sát trong khi chơi một mình. Dần dần, con bắt đầu tương tác với mọi người nhiều hơn. Khi chơi với bạn, con có thể:
1. Phát triển ngôn ngữ
Không phải tất cả sự phát triển diễn ra theo chiều hướng chủ động mà một số có thể xuất hiện theo cách thụ động. Khi ở nơi công cộng hoặc quan sát các bạn cùng lứa, con có thể học được rất nhiều bằng cách xem trẻ em cư xử, trò chuyện với nhau như thế nào và dần bắt đầu nhận thức.
Nếu có người hét lên vì quả bóng đang bay về phía con, trẻ sẽ phản xạ bằng cách nhìn về phía người đó và cố gắng nhìn xung quanh để tìm quả bóng. Đây cũng là cách trẻ tiếp thu từ ngữ và phong cách nói một ngôn ngữ cụ thể.
2. Phát triển kỹ năng vận động thô
Chơi đùa là một quá trình cần đến nhiều yếu tố tham gia, chẳng hạn như trí tưởng tượng và cơ thể. Dù trẻ tập đi chỉ lặp lại một hoạt động nhiều lần hoặc chạm vào một thứ gì đó trong khi chơi với bạn, thì điều này cũng góp phần vào việc học tập và phát triển kỹ năng vận động thô của trẻ. Không có cách chơi đúng hay sai. Những điều có vẻ đơn giản với bạn nhưng có thể là điều khó khăn đối với đôi tay nhỏ bé đang học các động tác tinh chỉnh phức tạp.
3. Nói lên suy nghĩ của bản thân
Các hoạt động chơi với bạn của con sẽ thúc đẩy tất cả cảm xúc và mong muốn được thể hiện rõ ràng. Những tình huống như vui mừng, buồn bã khi té ngã, bối rối, khó xử đều giúp trẻ bộc lộ suy nghĩ, tạo cơ hội để bạn khám phá thái độ tự nhiên của con và dần định hình tính cách ở bé.
4. Phát triển ý thức về ranh giới cá nhân
Khi tiếp xúc với môi trường mới, bé bắt đầu cảm nhận những gì có thể thực hiện và không thể. Ví dụ: Mọi ngày con vẫn thích chạm vào tóc của bố mẹ nhưng sẽ không được làm như vậy với người khác.
5. Học cách sẻ chia
Trẻ em thường thích sở hữu những món đồ chơi và không muốn cho người khác mượn. Tuy nhiên, bạn hãy dạy con biết chia sẻ những gì mà mình có với bạn bè vì việc làm này sẽ giúp bé cảm thấy hạnh phúc hơn. Qua hành động của con, bạn sẽ nhận ra con có tính cách hướng ngoại, dễ dàng kết bạn hay xa cách và không thích chơi với ai.
Cách khuyến khích bé chơi với bạn bè
Để giúp con chơi với bạn bè, bố mẹ có thể thử những cách sau đây nhưng đừng quá thúc ép khi trẻ vẫn chưa sẵn sàng:
- Nếu hàng xóm hay bạn bè, đồng nghiệp có con nhỏ, bạn bắt đầu bằng cách để các con chơi cạnh nhau thay vì chơi cùng nhau. Mỗi bé sẽ đem theo đồ chơi của riêng mình và chơi với chúng. Điều này sẽ kích thích trí tò mò của cả hai và dần tiếp xúc tương tác với nhau.
- Mang theo đủ đồ chơi cho trẻ. Nếu con bạn có một chiếc ô tô màu đen và những bé khác lại có xe màu xanh hoặc trắng, bé có thể muốn giành lấy món đồ từ tay bạn. Vì vậy, tốt hơn, bạn nên cho bé tham gia các hoạt động đơn giản hơn như tô màu hoặc chơi nặn đất sét để giảm thiểu sự so sánh về số lượng lẫn chất lượng.
- Trẻ nhỏ không cần chơi đùa quá tích cực. Ngay cả hành động đơn giản như xem phim hoạt hình, hát hoặc nhảy theo một bài nhạc sẽ giúp con gắn kết với đứa trẻ khác.
- Tranh cãi hoặc thậm chí đánh nhau có thể xảy ra giữa các bé và điều này khá bình thường. Bạn có thể tham khảo thêm bài 9 cách giúp bạn xử lý tình trạng trẻ đánh nhau để biết cách làm gì khi gặp tình huống này. Để mục tiêu cho bé chơi với bạn thành công, bạn vẫn để trẻ ở gần nhau ngay cả khi đôi bên đều chẳng muốn trò chuyện. Sớm hay muộn, các con cũng sẽ tương tác với nhau.
- Nếu trẻ đã bắt đầu chơi cùng nhau, hãy khuyến khích các bé trao đổi đồ chơi.
- Khi cho bé chơi với bạn, bạn cũng nên chọn những địa điểm không có quá nhiều người. Đôi lúc trẻ có thể cảm thấy căng thẳng và ít muốn chơi đùa cùng nhau ở nơi đông đúc.
Phương Uyên/HELLO BACSI
[embed-health-tool-vaccination-tool]