backup og meta

Mẹ cho con bú ăn nước cốt dừa được không? Những lưu ý cần nhớ

Mẹ cho con bú ăn nước cốt dừa được không? Những lưu ý cần nhớ

Nước cốt dừa không chỉ là một loại “topping” trong các món chè, bánh, kem… mà còn được xem như một nguyên liệu giúp tăng độ béo cho các món ăn. Thế nhưng, không phải bất kỳ ai cũng có thể ăn nước cốt dừa. Có quan điểm cho rằng, phụ nữ sau sinh và mẹ đang cho con bú không nên dùng nước cốt dừa vì có thể tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa. Thực hư điều này ra sao? Phụ nữ đang cho con bú ăn nước cốt dừa được không?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Chính vì vậy mà phụ nữ đang cho con bú cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thêm bất kỳ thực phẩm nào vào thực đơn hàng ngày, bao gồm cả nước cốt dừa. Để biết được mẹ đang cho con bú ăn nước cốt dừa được không, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Hello Bacsi.

Đặc điểm dinh dưỡng của nước cốt dừa

Khác với nước dừa có sẵn trong trái dừa, nước cốt dừa là sản phẩm được chế biến từ cùi dừa già. Nước cốt dừa chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.

Tùy vào cách chế biến mà mỗi loại nước cốt dừa có giá trị dinh dưỡng khác nhau. Nhìn chung, nước cốt dừa có các đặc điểm dinh dưỡng nổi bật sau đây:

  • Nước cốt dừa nguyên chất chứa rất ít carbohydrate.
  • Mỗi ly nước cốt dừa không đường chỉ có khoảng 4g chất béo.
  • Nước cốt dừa chứa vitamin C, E cùng nhiều khoáng chất như natri, kali, canxi, magiê…

Với những đặc điểm dinh dưỡng đã đề cập, liệu phụ nữ đang cho con bú ăn nước cốt dừa được không? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay sau đây.

Mẹ cho con bú ăn nước cốt dừa được không?

mẹ cho con bú ăn nước cốt dừa được không

Có ý kiến cho rằng phụ nữ sau sinh và mẹ đang cho con bú không nên ăn nước cốt dừa, vì thực phẩm này có thể gây lạnh bụng, khiến bụng yếu, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mẹ và sức khỏe của bé. Thế nhưng, liệu quan niệm này có đúng không? Mẹ cho con bú ăn nước cốt dừa được không?

Thực tế, quan điểm trên hoàn toàn không có căn cứ. Chưa có nghiên cứu nào cho thấy phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ sẽ gặp phải những bất lợi về sức khỏe sau khi ăn nước cốt dừa.

Không chỉ cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất góp phần cân bằng chế độ ăn uống của mẹ bỉm, nước cốt dừa còn là nguồn bổ sung chất béo lành mạnh. Nhờ đó, các bà mẹ có đủ năng lượng và dinh dưỡng để sản xuất ra nguồn sữa chất lượng cho bé yêu.

Do đó, lời đáp cho thắc mắc “Cho con bú ăn nước cốt dừa được không?” là hoàn toàn được, các mẹ nhé!

Có thể bạn chưa biết

  • Nếu mẹ bỉm đang muốn hạn chế carbs nhưng vẫn đủ sữa cho bé bú, đừng bỏ qua nước cốt dừa vì đây là nguồn dinh dưỡng ít carbohydrate và đường.
  • Khi đang nuôi con bằng sữa mẹ, nhu cầu canxi của phụ nữ tăng lên. Nước cốt dừa là một sự lựa chọn tuyệt vời vì có chứa canxi.

Lợi ích của nước cốt dừa đối với mẹ bỉm

Để hiểu rõ hơn về câu trả lời đối với vấn đề “Mẹ cho con bú ăn nước cốt dừa được không?”, mời bạn cùng Hello Bacsi khám phá những lợi ích của nước cốt dừa đối với sức khỏe của phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ, bao gồm:

  • Hỗ trợ giảm cân lành mạnh: Mặc dù nước cốt dừa có chất béo nhưng đây là chất béo trung tính chuỗi trung bình (MCT), dễ hấp thu, có tác dụng cung cấp năng lượng và phát triển trí não. Chất béo lành mạnh này có thể hỗ trợ giảm cân hiệu quả vì nó giúp đốt cháy chất béo dự trữ.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Axit lauric có trong nước cốt dừa có tác dụng kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng. Trẻ bú sữa mẹ cũng có thể nhận được lợi ích này.
  • Tạo nguồn sữa mẹ chất lượng: Chất béo, axit lauric, capric và các chất dinh dưỡng có trong nước cốt dừa góp phần tạo ra nguồn sữa mẹ bổ dưỡng, chất lượng. Trẻ bú mẹ cũng sẽ nhận được những dưỡng chất này, nhờ đó mà tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh hơn.
  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Chất béo tốt có trong nước cốt dừa có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường sau sinh.
  • Ngăn ngừa viêm nhiễm: Các hợp chất phenolic của nước cốt dừa có khả năng chống oxy hóa, ức chế tổn thương oxy hóa ở các tế bào, khắc phục tình trạng viêm nhiễm, đau nhức cơ khớp.
Mẹ cho con bú ăn nước cốt dừa được không?
Mẹ cho con bú ăn nước cốt dừa được không?

Lưu ý khi dùng nước cốt dừa trong thời kỳ cho con bú

Đến đây, chắc hẳn là bạn không còn băn khoăn “Phụ nữ đang cho con bú sau sinh ăn nước cốt dừa được không?”. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, các mẹ bỉm cũng cần lưu ý một số điều sau mỗi khi ăn nước cốt dừa:

  • Không ăn quá nhiều: Mặc dù nước cốt dừa tốt cho sức khỏe nhưng mẹ bỉm không nên ăn quá nhiều kẻo “lợi bất cập hại”. Thay vào đó, mẹ nên kết hợp nước cốt dừa với các món ăn hoặc món chè một cách khoa học và bổ dưỡng.
  • Không ăn thay bữa chính: Để cân đối dinh dưỡng giữa các loại thực phẩm, mẹ không nên ăn các món có nước cốt dừa như chè, bánh, kem… thay bữa chính mà chỉ nên dùng cho các bữa ăn nhẹ.
  • Không ăn nước cốt dừa để quá lâu: Nếu không được bảo quản đúng cách hoặc để quá lâu, nước cốt dừa có thể bị chua, có vị hoặc mùi lạ. Lúc này, bạn không nên ăn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Hạn chế ăn nước cốt dừa đóng hộp: Nước cốt dừa đóng hộp có thể chứa chất bảo quản, chất điều vị… không tốt cho sức khỏe.
  • Ưu tiên nước cốt dừa không đường: Thực phẩm ngọt không tốt cho phụ nữ sau sinh và đang cho con bú. Do đó, các mẹ nên dùng nước cốt dừa không đường, nhất là khi từng bị tiểu đường thai kỳ trước đó.
  • Chọn địa điểm ăn nước cốt dừa uy tín, sạch sẽ: Quá trình chế biến nước cốt dừa thường được thực hiện thủ công. Do đó, các mẹ bỉm cần chọn địa chỉ uy tín khi mua chè, đồ ăn, thức uống có nước cốt dừa.

Một số câu hỏi thường gặp

mẹ cho con bú ăn nước cốt dừa được không

Không chỉ quan tâm “Cho con bú ăn nước cốt dừa được không?”, các mẹ bỉm còn có một số thắc mắc sau đây liên quan đến nước cốt dừa:

1. Cho con bú sau sinh bao lâu thì được ăn nước cốt dừa?

Nhiều phụ nữ không biết mới sinh ăn nước cốt dừa được không? Cho con bú bao lâu được uống nước dừa? Thực tế, không có thời điểm chính xác để trả lời câu hỏi này. Tùy thuộc vào cơ địa của từng phụ nữ mà thời điểm có thể ăn nước cốt dừa sau sinh sẽ khác nhau.

Có ý kiến cho rằng các mẹ nên đợi khoảng 3-6 tháng sau sinh rồi mới ăn nước cốt dừa. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé, phụ nữ đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn.

2. Nước cốt dừa làm món gì ngon?

Nước cốt dừa có thể kết hợp với nhiều món ăn khác nhau để tăng thêm độ béo cho món ăn, thức uống. Dưới đây là một số món có thể kết hợp với nước cốt dừa:

  • Các món chè, kem chuối 
  • Các loại bánh như: bánh đúc lá dứa, bánh tằm bì, bánh lá mơ, bánh lá mít… 
  • Tàu hũ nước cốt dừa
  • Cà phê cốt dừa
  • Bánh khọt nước cốt dừa
  • Bánh canh nước cốt dừa
  • Tôm rim nước cốt dừa… 

Qua bài viết trên, câu trả lời cho vấn đề “Mẹ cho con bú ăn nước cốt dừa được không?” cũng đã được bật mí. Mẹ bỉm sữa hoàn toàn có thể ăn nước cốt dừa, chỉ cần đảm bảo ghi nhớ những lưu ý đã được đề cập trong bài để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Hi vọng rằng với những thông tin trên, phụ nữ sau sinh đang cho con bú có thể xây dựng thực đơn hàng ngày vừa bổ dưỡng, vừa kích thích vị giác

Bài viết được tham vấn y khoa bởi Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn. Được xây dựng theo mô hình bệnh viện – khách sạn hiện đại, quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu trong và ngoài nước, bệnh viện được khách hàng lựa chọn cho nhiều dịch vụ thăm khám như khám tổng quát, tầm soát ung thư, thai sản trọn gói,… vì chất lượng và sự tận tâm.

[embed-health-tool-vaccination-tool]

Miễn trừ trách nhiệm

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Antioxidant and Nutritional Properties of Domestic and Commercial Coconut Milk Preparations – PMC https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7422486/ Ngày truy cập: 03/05/2024

Breastfeeding a Baby With Food Allergies | Children’s Hospital of Philadelphia https://www.chop.edu/pages/breastfeeding-baby-food-allergies Ngày truy cập: 03/05/2024

Maternal coconut oil intake on lactation programs for endocannabinoid system dysfunction in adult offspring – ScienceDirect https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0278691519302637 Ngày truy cập: 03/05/2024

Benefits of Breastfeeding https://my.clevelandclinic.org/health/articles/15274-benefits-of-breastfeeding Ngày truy cập: 03/05/2024

Breastfeeding https://www.nhs.uk/start-for-life/baby/feeding-your-baby/breastfeeding/ Ngày truy cập: 03/05/2024

Phiên bản hiện tại

04/06/2024

Tác giả: Minh Châu Văn

Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Trần Anh Tuấn

Cập nhật bởi: Lan Quan


Bài viết liên quan

Nhiễm trùng đường ruột ở trẻ sơ sinh: Triệu chứng và cách điều trị

Kiểm tra màu phân của bé giúp mẹ đoán được điều gì về sức khoẻ tiêu hoá của con?


Tham vấn y khoa:

Bác sĩ CKI Trần Anh Tuấn

Sản - Phụ khoa · Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn


Tác giả: Minh Châu Văn · Ngày cập nhật: 04/06/2024

ad iconQuảng cáo

Bài viết này có hữu ích với bạn?

ad iconQuảng cáo
ad iconQuảng cáo