backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

9 loại thực phẩm con bạn nên tránh ăn

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 15/09/2017

    9 loại thực phẩm con bạn nên tránh ăn

    Chế độ dinh dưỡng của trẻ em hết sức khác biệt so với người lớn, chủ yếu là bởi cơ thể bé vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh. Sau đây là vài loại thực phẩm nên tránh cho trẻ ăn:

    Muối

    Trẻ sơ sinh không nên ăn nhiều muối vì muối không tốt cho thận của bé. Bạn không nên thêm muối vào khẩu phần ăn của con, đồng thời cũng không nên sử dụng hạt nêm hay nước sốt để nêm nếm thức ăn cho bé vì các loại gia vị này có hàm lượng muối cao.

    Lượng muối tối đa theo khuyến cáo của các chuyên gia dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là:

    • Dưới 12 tháng tuổi – ít hơn 1 g muối/1 ngày (ít hơn 0.4 g sodium);
    • Từ 1 đến 3 tuổi – 2 g muối/ngày (0.8 g sodium);
    • Từ 4 đến 6 tuổi – 3 g muối/ngày (1.2g sodium);
    • Từ 7 đến 10 tuổi – 5 g muối/ngày (2 g sodium);
    • Từ 11 tuổi trở lên – 6 g muối/ngày (2.4 g sodium).

    Bản thân sữa mẹ đã cung cấp đủ lượng muối mà một em bé sơ sinh cần. Sữa bột dành cho trẻ sơ sinh cũng có lượng muối tương đương với lượng muối trong sữa mẹ.

    Đường

    Trẻ em không cần quá nhiều đường. Tổ chức sức khoẻ thế giới WHO cho rằng bạn không nên cho bé dùng hơn 5% lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bằng cách tránh cho bé ăn thức ăn vặt và dùng các thức uống có chứa nhiều đường, bạn sẽ giúp bé ngăn chặn các vấn đề về răng miệng. Tuy vậy bạn có thể sử dụng chuối nghiền nát, sữa mẹ hay sữa bột để làm ngọt món ăn của con khi cần thiết.

    Mật ong

    Thỉnh thoảng, mật ong có chứa vi khuẩn và có thể dẫn tới ngộ độc – đây là một chứng bệnh rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Tốt nhất bạn không nên cho con ăn mật ong cho tới khi được một tuổi. Ngoài ra trong mật ong có chứa đường, vì vậy tránh dùng mật ong sẽ giúp bé ngăn chặn các vấn đề về răng.

    Quả hạch

    Bạn không nên cho trẻ dưới năm tuổi ăn các loại quả hạch, kể cả đậu phộng vì chúng có thể gây ngạt thở. Chỉ khi gia đình bạn không có tiền sử dị ứng với các loại quả hạch thì bạn mới có thể cho con ăn đậu phộng khi bé đã lớn hơn sáu tuổi bằng cách nghiền nát hoặc trộn trong bơ cho bé thưởng thức.

    Thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp

    Chất béo là nguồn cung cấp calo và vitamin quan trọng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bạn nên cho trẻ trẻ sơ sinh và trẻ em dưới hai tuổi uống sữa có hàm lượng chất béo cao, sữa chua và phô mát hơn thay vì cho bé ăn các thực phẩm có chứa ít chất béo.

    Chất béo bão hoà

    Bạn không cho trẻ ăn quá nhiều các thức ăn có nhiều chất béo bão hoà và chất béo có hại, chẳng hạn như khoai tây lát, bánh hamburger và bánh ngọt. Chất béo bão hòa có thể làm tăng nguy cơ con bạn bị các bệnh tim mạch về sau này.

    Thịt cá mập, cá kiếm và cá maclin

    Bạn không nên cho con ăn thịt cá mập, thịt cá kiếm và thịt cá maclin bởi hàm lượng thuỷ ngân trong các loại cá này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh của trẻ.

    Sò hến sống

    Thịt hải sản có thể làm cho con bạn bị ngộ độc thực phẩm, vì thế tốt nhất bạn không nên cho trẻ ăn sò hến sống.

    Trứng sống và trứng lòng đào

    Trứng sống và trứng lòng đào có thể chứa các vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của bé. Trẻ em trên sáu tháng tuổi có thể ăn trứng, tuy nhiên bạn phải bảo đảm rằng trứng được nấu chín cả lòng trắng lẫn lòng đỏ.

    Nếu bạn vẫn còn bất cứ băn khoăn nào về chế độ dinh dưỡng của bé, hãy hỏi xin ý kiến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn và giúp đỡ kịp thời.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 15/09/2017

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo