Hầu hết mọi người nghĩ về đột quỵ là bệnh của tuổi già. Nhưng trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị đột quỵ như người già. Trẻ thường bị đột quỵ trong 28 ngày đầu tiên sau khi sinh so với các bậc cha mẹ thường nghĩ. Tuy nhiên, đột quỵ ở nhóm tuổi còn quá nhỏ này phần lớn vẫn không được thừa nhận, do đó không được điều trị.
Đột quỵ là gì và mức độ phổ biến của bệnh?
Đột quỵ xảy ra khi việc cung cấp máu lên một phần bộ não bị ngừng trệ đột ngột gây tổn thương não nghiêm trọng.
Có hai loại đột quỵ: xuất huyết não và thiếu máu não cục bộ. Đột quỵ thiếu máu não cục bộ xảy ra khi dòng máu đến não giảm đi, thường là vì một cục máu đông, được gọi là huyết khối, trong một trong các mạch máu ở não. Có hai loại đột quỵ thiếu máu cục bộ xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh: huyết khối trong tĩnh mạch não, khi có một cục máu đông trong một trong các tĩnh mạch ở não và đột quỵ thiếu máu cục bộ não ở động mạch não xảy ra trong trường hợp có các cục máu đông nằm trong động mạch ở não.
Đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu trong não hoặc gần não vỡ, gây chảy máu trong não.
Các loại đột quỵ
Tỷ lệ đột quỵ ở giai đoạn trẻ mới được sinh là rất cao so với giai đoạn các em bé ở độ tuổi mới biết đi và trẻ em. Huyết khối huyết trong tĩnh mạch não xảy ra ở một trên 6000 trẻ sơ sinh, đột quỵ thiếu máu cục bộ não ở động mạch não ở một trên 4000 trẻ sơ sinh, và đột quỵ xuất huyết não ở một trên 4000 trẻ sơ sinh. Sau giai đoạn sơ sinh, nguy cơ đột quỵ giảm xuống đáng kể, và giảm thấp theo thời gian cho đến tuổi già.
Tại sao đột quỵ xảy ra ở trẻ sơ sinh?
Trong thời kỳ mang thai, protein đi qua nhau thai từ mẹ sang bào thai, giúp giảm nguy cơ chảy máu. Tuy nhiên, điều này khiến thai nhi có nguy cơ cao bị đông máu và đột quỵ. Ngoài ra, đôi khi cục máu đông có thể hình thành trong nhau thai và lưu thông trong máu của thai nhi. Những cục máu đông cuối cùng có thể đi đến não của bé và gây ra một cơn đột quỵ.
Trong thời gian thai phụ đau đẻ và sinh con, trẻ sơ sinh có khả năng bị đột quỵ. Quá trình sinh nở có thể tạo ra một áp lực lớn lên đầu của bé. Áp lực trong các động mạch và tĩnh mạch ở đầu của em bé có thể hình thành cục máu đông và gây đột quỵ.
Ngoài ra, trẻ sơ sinh chào đời với mật độ tế bào máu dày hơn so với đa số chúng ta – trẻ có gấp đôi số lượng tế bào máu so với người trưởng thành – dẫn đến nguy cơ trẻ dễ bị đông máu. Trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh, tình trạng mất nước dễ dần đến việc hình thành các cục máu đông.
Các triệu chứng của đột quỵ ở trẻ sơ sinh là gì?
Đột quỵ ở trẻ sơ sinh thường không có các triệu chứng lâm sàng, thường không được chuẩn đoán ra và do đó không được điều trị cho đến khi em bé lớn tuổi hơn. Các triệu chứng thường gặp ở trẻ lớn và người lớn, chẳng hạn như vấn đề về ngôn ngữ, liệt nửa người, hoặc mất khả năng giữ thăng bằng, rất khó hoặc không thể phát hiện ở trẻ sơ sinh.
Trong số trẻ sơ sinh không có các triệu chứng của đột quỵ, phần lớn trẻ bị động kinh. Bị động kinh là dấu hiệu dễ nhận biết đột quỵ nhất ở nhóm tuổi này. Các triệu chứng bị động kinh ở trẻ sơ sinh đôi khi rất khó để phát hiện, bao gồm những dấu hiệu sau đây:
- Lặp đi lặp lại các chuyển động trên khuôn mặt, bao gồm cả động tác bú, nhai, hoặc chuyển động mắt.
- Có các chuyển động đạp chân bất thường
- Nhìn chằm chằm
- ngưng thở do nhịp tim chậm
- Co giật liên tục ở cơ mặt, lưỡi, tay, chân, hoặc các vùng khác
- Cơ bị co thắt hoặc đơ cứng
- Co giật nhanh và đơn lẻ ở một cánh tay hoặc chân hoặc toàn bộ cơ thể
Một triệu chứng chính của đột quỵ ở người lớn là bị liệt nửa người. Tuy nhiên, bộ não trẻ sơ sinh còn non nớt và triệu chứng này có thể không xuất hiện ở trẻ sơ sinh bị đột quỵ. Nói chung, khoảng 15% trẻ sơ sinh bị đột quỵ chuyển động ít hơn ở một bên người. Em bé bị liệt ở nửa người sẽ dễ dàng nhận ra hơn khi em bé lớn hơn.
“Thuận tay” là một triệu chứng của đột quỵ có thể xảy ra trong một khoảng thời gian sau khi em bé chào đời, thường xảy ra khi em bé được khoảng sáu tuần đến sáu tháng tuổi. các bé có thể thuận tay trái hoặc tay phải hơn và có xu hướng dùng bàn tay đó nhiều hơn. Một số phụ huynh hiểu nhầm đây là dấu hiệu em bé đang lớn nhanh, trong khi thực sự đây là một dấu hiệu của đột quỵ. Ở các em bé khỏe mạnh, khuynh hướng chỉ dùng một tay thường không xuất hiện cho đến khoảng 12 tháng tuổi.
Các yếu tố gây nguy cơ đột quỵ ở trẻ sơ sinh là gì?
Có một số yếu tố có thể gây ra các nguy cơ đột quỵ cao ở trẻ sơ sinh. Nếu trẻ sơ sinh có dị tật bẩm sinh bị một lỗ thông trong tim, các cục máu đông dễ dàng đi qua từ các bộ phận khác của cơ thể, thông qua tim, và lên đến não. Nếu gia đình có tiền sử bị các bệnh đông máu, nguy cơ đột quỵ ở trẻ sơ sinh sẽ cao hơn. Nhiễm trùng nặng như nhiễm trùng máu và viêm màng não cũng có thể dẫn đến đông máu. Các yếu tố gây nguy cơ đột quỵ khác đã được mô tả ở phần trước, chẳng hạn như mất nước và áp lực tạo ra lên đầu trẻ trong quá trình sinh nở.
Đột quỵ ở trẻ sơ sinh chẩn đoán bằng cách nào?
Đôi khi đột quỵ có thể được chẩn đoán trong khi bé vẫn còn trong bụng mẹ. Nói chung điều này xảy ra nếu các bác sĩ nghi ngờ em bé bị một dị tật bẩm sinh và người mẹ được làm một xét nghiệm gọi là chụp cộng hưởng từ cho thai nhi (MRI). Các MRI cho thai nhi rất hiệu quả trong việc phát hiện đột quỵ ở thai nhi.
Trong một số bào thai, nếu em bé bị đột quỵ rất nặng, bệnh có thể được phát hiện bằng siêu âm bình thường trong thời kỳ mang thai. Một khi em bé được sinh ra, trẻ sẽ được chụp não một lần nữa để xác nhận lại chẩn đoán.
Ngoài ra, tất cả các trẻ sơ sinh bị co giật nên được siêu âm và chụp cắt lớp CT ở đầu.
Trẻ cũng nên chụp cộng hưởng từ MRI. MRI phát hiện bệnh tốt hơn, nhưng bất kỳ dấu hiệu bệnh đột quỵ nào cũng sẽ được phát hiện trên CT. Cách lý tưởng nhất để chuẩn đoán đột quỵ là chụp MRI đầu tiên, tiếp theo là làm các xét nghiệm khác như Arteriogram não, còn gọi là chụp mạch não (MRA) và chụp tĩnh mạch trên MRI (MR venogram/MRV), để xem xét kỹ hơn các mạch máu trong não.
Đột quỵ ở trẻ sơ sinh được điều trị như thế nào?
Mặc dù đột quỵ có thể được chẩn đoán trong thai kỳ, thai nhi có thể không thực sự được điều trị đột quỵ cho đến sau khi chào đời. Một khi em bé được sinh ra, những thiệt hại gây ra bởi các cơn đột quỵ sẽ rất khó để khắc phục.
Tuy nhiên, đôi khi một loại thuốc chống đông máu có thể được dùng để ngăn chặn hình thành các cục máu đông. Chống đông máu làm giảm khả năng đông máu. Nếu em bé đã bị đột quỵ thiếu máu cục bộ não mà không có dấu hiệu chứng tỏ đã bị chảy máu trong não, một chất chống đông có thể được sử dụng để ngăn chặn các cục máu đông hình thành nhiều hơn.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng thuốc chống đông máu an toàn trong điều trị huyết khối ở tĩnh mạch não mà không gây ra chảy máu trong não. Gần một phần tư trẻ sơ sinh bị đột quỵ không được uống thuốc chống đông máu làm tình trạng máu đông trở nên tồi tệ hơn.
Mặt khác, trẻ sơ sinh bị đột quỵ thiếu máu động mạch não thường không cần dùng thuốc chống đông máu, trừ khi có một cục máu đông xuất hiện ở tim có khả năng dịch chuyển lên não.
Nếu em bé đã bị đột quỵ xuất huyết não, có nghĩa là có chảy máu trong não, thuốc chống đông máu không nên được chỉ định dùng bởi vì thuốc sẽ làm cho tình trạng chảy máu trong não nặng hơn.
Các cảnh báo ngăn ngừa đột quỵ ở trẻ sơ sinh
Bởi vì có nhiều em bé khi còn nằm trong bụng mẹ bị đột quỵ, mọi sự phòng ngừa cần được thực hiện để đảm bảo rằng thai nhi nhận được lưu lượng máu khỏe mạnh khi ở trong bụng mẹ.
Thai phụ nên ăn uống lành mạnh, tránh hút thuốc lá, và tránh tình trạng bị mất nước.
Nếu một phụ nữ có tiền sử gia đình hoặc tiểu sử đã từng bị rối loạn đông máu, người phụ nữ đó cần được kiểm tra xem cô ấy có bị bệnh di truyền có liên quan đến yếu tố V Leiden có thể dẫn đến đông máu cho em bé nằm trong bụng. Nếu bác sĩ biết rằng em bé bị đông máu, các bác sĩ có thể thực hiện các bước điều trị cần thiết.
Nếu một em bé có quá nhiều tế bào hồng cầu gây ra bởi các tác nhân trong quá trình mang thai, sinh nở, trẻ sơ sinh có thể dễ hình thành các cục máu đông trong người. Đột quỵ ở trẻ sơ sinh đôi khi có thể được ngăn chặn bằng cách cho trẻ thay máu máu từng phần bằng máu được pha loãng với nước muối.
Một khi em bé chào đời, tình trạng mất nước đôi khi có thể làm cho máu bị đông. Bạn hãy đưa trẻ sơ sinh đến khám bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào sau đây của tình trạng mất nước:
- Khô miệng.
- Thay tã ướt ít hơn sáu lần mỗi ngày.
- Không khóc và đôi mắt bé trũng sâu.
- Phần ‘điểm mềm’ ở đỉnh đầu của bé bị hóp lại.
- Da khô.
Cha mẹ phải ý thức được trẻ sơ sinh có thể bị đột quỵ. Nếu phát hiện em bé có bất kì dấu hiệu lạ nào, bạn hãy đưa con đến khám ở bác sĩ của gia đình.
Đừng lo lắng rằng bạn đang phản ứng thái quá. Bạn hãy chắc chắn con bạn vẫn khỏe mạnh hơn là phải hối tiếc vì để con bị bệnh. Nếu bác sĩ gia đình của bạn chuẩn đoán em bé có thể đã bị đột quỵ, bác sĩ sẽ giới thiệu em bé đến khám với một bác sĩ nhi khoa để bắt đầu quá trình chuẩn đoán và điều trị cho trẻ.
[embed-health-tool-vaccination-tool]