backup og meta
Chuyên mục
Công cụ
Hỏi bác sĩ
Lưu

3 tuần

Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 11/05/2020

    3 tuần

    Hành vi và phát triển

    Bé phát triển như thế nào?

    Bé đã được 3 tuần tuổi. Vào lúc này, bé có thể nhìn và theo dõi đồ vật ở khoảng cách 20 – 35 cm. Đây cũng là khoảng cách giữa mắt của bé và của bạn khi bạn cho bé bú. Trên thực tế, trẻ ở độ tuổi này tỏ ra thích thú với các khuôn mặt hơn là các đồ vật. Bạn có thể khuyến khích bé luyện tập khả năng tập trung bằng cách nhìn thẳng vào bé mỗi khi cho bé bú. Đồng thời, di chuyển đầu của bạn từ từ từ bên này sang bên kia và xem mắt bé có dõi theo bạn không. Điều này giúp luyện tập cơ mắt và kỹ năng theo dõi cho bé. Giao tiếp bằng ánh mắt cũng giúp bạn và bé tăng sự liên kết và tình mẫu tử.

    Vào 3 tuần tuổi, bé có thể cử động linh hoạt cả hai tay và hai chân.

    Mẹ cần làm gì để hỗ trợ cho bé?

    Với bé, cách duy nhất để bé có thể giao tiếp là khóc, nhưng với bạn, bạn có thể giao tiếp với bé thông qua giọng nói và sự tiếp xúc da. Bé bây giờ đã có thể nhận ra giọng nói của bạn và có thể nhận biết được giọng bạn trong đám đông.

    Bé sẽ rất thích thú nếu bạn ôm ấp, vuốt ve, hôn, xoa bóp, bế bồng bé. Bé thậm chí còn có thể nói “A! A!” khi nghe giọng nói hay nhìn thấy khuôn mặt của bạn. Dù có nhiều người trước mắt, bé vẫn có thể nhận ra bạn.

    Sức khỏe và an toàn

    Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?

    Thông thường, bạn không cần đưa bé đến bác sĩ nếu bé vẫn phát triển bình thường. Tuy nhiên, tốt hơn hết, bé nên được:

    • Theo dõi nước tiểu hoặc phân để có thể sớm phát hiện bất kỳ vấn đề về sức khỏe bé có thể mắc phải;
    • Tiêm vitamin K để tăng cường khả năng đông máu.

    Mẹ nên biết thêm những gì?

    Bạn cần lưu ý đến hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, một trong những tình trạng có thể xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi.

    Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) thường xảy ra ở trẻ dưới 1 tuổi. Hội chứng này xuất hiện khi trẻ sơ sinh đột tử khi đang ngủ và hoàn toàn không có cảnh báo hay dấu hiệu về tình trạng này. Nhưng bạn không nên quá lo lắng. Mặc dù SIDS là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh từ 1 tháng đến 1 năm tuổi, số lượng các bé mắc phải hội chứng này rất ít. Hiện vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân gây ra SIDS, tuy nhiên các yếu tố sau đây được cho là có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng này ở trẻ em:

    Phụ huynh hoặc người chăm sóc bé hút thuốc lá:

  • Ngủ úp mặt xuống nệm;
  • Sinh non;
  • Sinh nhẹ cân;
  • Ngủ trên bề mặt quá mềm;
  • Ngủ ở nhiệt độ quá nóng hoặc ấm.
  • Để phòng ngừa nguy cơ xảy ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, bạn nên tuân thủ những điều sau:

    • Luôn đặt bé nằm ngửa khi ngủ. Khi bác sĩ nhi khoa và các nhà nghiên cứu SIDS khuyến khích đặt bé nằm ngừa khi ngủ, tỷ lệ tử vong do SIDS giảm xuống 50% so với trước đó. Bạn cũng không nên để bé nằm nghiêng khi ngủ. Hãy lấy gối, đồ chơi mềm và đồ chống va chạm ra khỏi cũi hoặc nôi để phòng ngừa những thứ này có thể chặn đường thở của bé. Không để bất cứ thứ gì che phủ trên đầu của bé. Ngoài ra, hãy giữ nhiệt độ phòng mát mẻ ở khoảng 24 độ C.
    • Đừng cho bé mặc quá nhiều quần áo trước khi đi ngủ. Một số chuyên gia khuyến cáo rằng không nên để bé ngủ cùng giường với bạn trong những tháng đầu vì giường nệm mềm có thể làm tăng nguy cơ đột tử. Tuy nhiên, một vài bác sĩ lại cho rằng để bé ngủ chung giường có thể giúp bố mẹ phát hiện nhanh chóng những thay đổi trong hơi thở hay cử động của bé và có biên pháp xử lý kịp thời. Nếu bạn ngủ cùng bé, không dùng nệm mềm và luôn đặt bé nằm ở tư thế ngửa.
    • Bạn không được hút thuốc khi ở gần bé và luôn giữ bé tránh xa những người hút thuốc. Nhiều chuyên gia cho rằng sau khi bú, cho bé ngậm núm vú giả để ngủ có thể hạn chế nguy cơ mắc SIDS, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng họ cần thêm nhiều nghiên cứu hơn để đưa ra kết luận.

    Mối quan tâm của mẹ

    Những điều mẹ cần quan tâm là gì?

    Trong những tuần tuổi đầu tiên, bạn có thể cảm thấy khá chán nản vì bé khóc nhiều. Tuy nhiên, một điều bạn cần nhớ, khóc là cách giao tiếp duy nhất của bé ở giai đoạn này. Đừng cảm thấy tuyệt vọng hoặc căng thẳng, hãy cố gắng tìm hiểu tại sao bé lại khóc và tìm cách giải quyết. Tuy nhiên, nếu bé khóc hơn ba giờ liên tục và việc này diễn ra liên tục nhiều ngày một tuần trong ít nhất ba tuần, có thể bé đã mắc phải hội chứng quấy khóc ở trẻ sơ sinh. Đây là một thuật ngữ dùng để mô tả việc khóc không thể kiểm soát được ở trẻ khỏe mạnh.

    Bé mắc hội chứng này sẽ cử động không thoải mái: bé sẽ mở rộng rồi lại co chân lên liện tục và xì hơi. Bé có thể khó chịu và khóc lóc vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng thường dữ dội nhất là vào khoảng sáu giờ tối tới nửa đêm.

    Rất may là tình trạng quấy khóc sẽ không kéo dài lâu. 60% các bé sẽ thoát khỏi tình trạng này trong vòng ba tháng, và 90% sẽ khá hơn sau khi bé được bốn tháng tuổi.

    Hãy hỏi bác sĩ nếu bạn cảm thấy bé có các dấu hiệu bất thường hoặc nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào. Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp và hướng dẫn chăm sóc tốt nhất cho bé.

    Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

    Miễn trừ trách nhiệm

    Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Tham vấn y khoa:

    TS. Dược khoa Trương Anh Thư

    Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM


    Tác giả: Ban biên tập Hello Bacsi · Ngày cập nhật: 11/05/2020

    advertisement iconQuảng cáo
    app promote banner

    Bài viết này có hữu ích với bạn?

    advertisement iconQuảng cáo
    advertisement iconQuảng cáo