Mối quan tâm của mẹ
Những điều mẹ cần quan tâm là gì?
Việc luôn ôm bé lên có làm hư hỏng bé?
Mặc dù rất khó để làm hư một đứa bé ở độ tuổi này, nhưng có rất nhiều lý do bạn không nên ẵm bồng bé quá sớm. Khi chơi trò giả vờ cho bé đi ô tô, bạn sẽ có thể ẵm bé con lên khi nhìn thấy tay bé vẫy liên tục hoặc khi bé cảm thấy chán. Nhưng việc ẵm bé hàng giờ đồng hồ không chỉ khiến bạn không thể hoàn thành công việc riêng của mình, mà còn ảnh hưởng đến cả bé. Trong vòng tay của bạn, bé sẽ không có cơ hội nào để thực hành các kỹ năng, chẳng hạn như leo và bò, ngồi mà mãi dựa dẫm vào bạn. Ngoài ra, bé sẽ không có cơ hội để học cách sử dụng các cơ một cách độc lập cho những việc quan trọng khác, chẳng hạn như học cách tự vui chơi trong thời gian ngắn và làm thế nào để trân trọng bản thân mình hơn (các kỹ năng cần thiết cho lòng tự trọng bắt đầu chớm nở ở trẻ). Cuối cùng, bé cũng sẽ không thể được học những bài học vô giá khác trong quá phát triển thành một con người biết quan tâm khi bạn cứ khư khư bé bên mình.
Đôi khi bé khóc để được ẵm không phải bé muốn được đưa đi chơi, mà vì bé muốn có cảm giác thoải mái và được chú ý. Vì vậy, điều đầu tiên bạn cần làm là xác định xem bé đã nhận được đủ sự chú ý và thoải mái hay chưa.
Hãy xem thử liệu bé đang có nhu cầu nào không. Tã bé có bẩn không? Đã đến lúc ăn trưa chưa? Bé có khát nước không? Bé có mệt mỏi không? Nếu có, hãy đáp ứng nhu cầu của bé, sau đó mới đến bước tiếp theo là di chuyển bé đến một địa điểm mới. Bạn hãy đưa bé đến sân chơi nếu bé đang ở trong nôi; đưa bé ra xe tập đi nếu bé đang ở sân chơi; đưa bé xuống sàn nhà nếu bé ở trong xe tập đi. Điều này có thể đáp ứng sở thích dạo quanh của bé. Sau đó, hãy chắc chắn bé có đồ chơi hoặc các vật để giải trí như nồi nhựa, chảo nhựa, một con thú nhồi bông dễ thương hoặc một tấm bảng với nhiều trò bé thích. Vì khoảng thời gian bé bị thu hút khá ngắn, bạn cần phải trang bị 2 hoặc 3 món đồ chơi trong tầm tay bé. Tuy nhiên quá nhiều đồ chơi cũng có thể làm bé bực bội. Hãy cho bé lựa chọn món đồ chơi khi bé có vẻ không yên. Nếu bé tiếp tục khóc đòi bế, hãy cố gắng đánh lạc hướng bé: cúi xuống ngang bằng bé một vài phút và thu hút bé vào một hoạt động nào đó nhưng tuyệt đối không bế bé lên. Bạn có thể chỉ bé làm thế nào để xếp một hình khối, chỉ đâu là “mắt-mũi-miệng” trên các con thú nhồi bông và hướng dẫn bé làm theo mình.

Nếu bé chỉ chuyển hướng chú ý trong giây lát, thậm chí nếu bé vẫn bày tỏ sự phản đối miễn cưỡng, hãy nói với bé rằng bạn có việc phải làm và di chuyển ra để làm điều đó một cách cương quyết. Cố gắng xuất hiện trong tầm mắt bé, hãy trò chuyện hoặc hát cho bé nghe nếu bạn thấy có hiệu quả. Sau đó hãy di chuyển ra khỏi tầm mắt bé nhưng vẫn giữ cho bé nghe được âm thanh của bạn. Bạn chỉ nên thực hiện điều này khi bé đang ở một vị trí an toàn như trong nôi hoặc phòng của bé. Trước khi làm điều này, hãy nghiêng đầu bạn qua một góc và chơi trò trò ú oà để bé biết rằng khi bạn biến mất, bạn vẫn sẽ quay trở lại. Để bé với đồ chơi của mình lâu hơn một chút mỗi lần như vậy hoặc bạn cũng có thể để cho bé phản kháng một chút lâu hơn nếu cần thiết. Nhưng hãy luôn luôn trở về bên cạnh bé khi bé bắt đầu nhặng xị lên để có thể trấn an bé, chơi với bé trong một vài phút và lại bắt đầu quá trình trên.
Hãy dần dần kéo dài khoảng thời gian không bế bồng bé. Điều này giúp khuyến khích bé tự chơi một mình, không để cho bé có cảm giác bị phớt lờ hoặc cho rằng khóc là cách duy nhất để có được sự chú ý của bạn. Hãy suy nghĩ một cách thực tế: hầu hết các bé sẽ không chơi một mình hơn một vài phút. Thậm chí những bé rất độc lập nhất cũng cần phải thường xuyên thay đổi cảnh vật và đồ chơi. Hãy nhớ rằng, nhiều em bé chưa biết bò có thể bị thất vọng bởi thực tế là bé không thể tự di chuyển từ đây đến kia cho đến khi bé có thể được bố mẹ ẵm đi. Vì vậy, hãy linh động bế bé đến nơi khác để bé có thể thay đổi không gian.
Đừng cảm thấy quá tội lỗi khi cố gắng để bé tự xoay sở một mình. Nếu bạn cảm thấy như vậy, bạn có thể nghĩ rằng cho bé chơi một mình là một sự trừng phạt (nhưng thực ra không phải như vậy). Nhưng đừng quên rằng con bạn vẫn còn rất nhỏ và rất cần được ôm, âu yếm và ẵm bồng đi xung quanh. Linh động giữa việc để con tự di chuyển và bế bé sẽ giúp hai mẹ con trở nên thân thiết nhưng cũng không khiến con quá phụ thuộc vào bạn.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!