Tham vấn y khoa: TS. Dược khoa Trương Anh Thư · Dược · Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM
Vào tuần đầu tiên của tháng 3, bé có thể có khả năng:
Nghiên cứu cho thấy rằng các bé thường xuyên trò chuyện cùng cha mẹ có chỉ số thông minh cao hơn đáng kể và vốn từ vựng phong phú khi bé trưởng thành so với những đứa trẻ khác. Vì vậy, tương tác với bé ngay từ bây giờ là điều đặc biệt quan trọng. Hãy nói với bé về mọi thứ xung quanh khi bạn đưa bé đi dạo, chỉ cho bé thấy các đồ vật khi đi ngang qua gian hàng tạp hóa. Bé không thể lặp lại theo bạn nhưng bé sẽ có thể nắm bắt tất cả các thông tin và ngày càng hoàn thiện bộ nhớ của mình.
Hầu hết các bác sĩ sẽ không lên lịch hẹn kiểm tra sức khỏe định kì cho bé trong tháng này. Nhưng bạn luôn có thể gọi cho bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào mà không thể đợi được đến kì khám tiếp theo.
Hăm tã
Da nổi mẩn đỏ khi bị hăm tã thường là được gây ra bởi tình trạng ẩm ướt và bị cọ xát với tã. Nước tiểu hoặc phân bị đọng lại trong một thời gian dài trên tã cũng sẽ gây kích ứng da và gia tăng sự sinh trưởng của vi khuẩn hoặc nấm, đôi khi còn gây ra nhiễm trùng da (viêm da). Một số ít trường hợp, nguyên nhân có thể do hương thơm của tã hoặc khăn lau có thể gây kích ứng da gây ra.
Giữ cho bé luôn khô thoáng là cách tốt nhất để điều trị hăm tã. Hãy thay tã của bé thường xuyên và đừng để bé mặc tã bẩn hoặc ẩm ướt trong thời gian dài. Bạn có thể sử dụng thuốc mỡ để tạo lớp ngăn cách giữa da của bé và các chất thải có thể gây kích ứng và nhiễm trùng. Hãy thử loại kem có chứa oxit kẽm vì chúng sẽ tạo lớp bảo vệ dày hơn so với dầu bôi trơn và lưu lại trên da lâu hơn, nhờ đó có thể bảo vệ an toàn hơn cho da bé. Nghiên cứu cho thấy các bé bú sữa mẹ khi mặc tã dùng một lần ít bị hăm tã hơn. Vì vậy, bạn nên cho con bú sữa mẹ thường xuyên.
Thay vì dùng giấy lau, hãy thử sử dụng nước ấm trong chai dạng xịt để làm sạch khu vực mặc tã của bé mà không cần chà xát. Nếu bé cần được vệ sinh kĩ hơn, bạn nên sử dụng một miếng vải hoặc bông mềm lau sạch thật nhẹ nhàng. Bạn có thể sử dụng thêm xà phòng nhẹ không có mùi thơm. Sau đó, để khô hoặc sấy ở nhiệt độ thấp cho bé. Thỉnh thoảng, bạn không cần mặc tã cho bé khi bé ở trong cũi hoặc ngoài sân chơi. Bạn có thể cho bé nằm trên nệm chống thấm nước.
Trong trường hợp bé bị hăm tã nghiêm trọng do nấm, hãy gọi cho bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả.
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)
Thực tế, khả năng bé mắc phải hội chứng này là khá hiếm, vì vậy bạn không nên quá lo lắng. Khi lên một tuổi, các bé sẽ hầu như không còn nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Vậy nên đừng để sự lo lắng ảnh hưởng đến cả bạn và bé.
Thiết lập thời gian biểu thường xuyên
Rất nhiều trẻ không hoạt động theo một thời gian biểu nhất định nào cả, thậm chí là khi bé đã hơn ba tháng tuổi. Giấc ngủ, giờ ăn uống của bé hoàn toàn ngẫu hứng và không ngày nào giống ngày nào. Nếu con bạn đang trong tình trạng này, bạn cần phải quyết định xem bạn sẽ chủ động kiểm soát thời gian biểu của bé hay chiều theo ý bé.
Dưới đây là tóm tắt về những lợi ích mà cả hai phương pháp này đem lại.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Đặt câu hỏi cho bác sĩ
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để tạo câu hỏi
Chia sẻ với bác sĩ các thắc mắc của bạn để được giải đáp miễn phí.
Đăng ký hoặc Đăng nhập để đặt câu hỏi cho bác sĩ!